Cầm tấm vé quay về tuổi thơ với món kẹo cau Huế ngọt ngào

Với tuổi thơ của nhiều người dân xứ Huế mộng mơ, niềm vui buổi sớm mai là khi mẹ, bà về nhà sau buổi chợ với những thức quà bình dân mà rất đỗi hấp dẫn như kẹo gừng, mè xửng, hay kẹo cau… Kẹo cau Huế là món quà vặt dân dã, thân thuộc nhưng dần trở thành thức quà đặc sản của cố đô, được khách du lịch “săn lùng”, tìm mua mỗi khi có dịp đi du lịch Huế. Cùng Sơn Trà Travel tìm hiểu về món quà vặt tuổi thơ của người cố đô.

Giới thiệu chung về kẹo cau Huế – Thức quà gắn bó với tuổi thơ của người cố đô

Đã là người con của xứ Huế, hoặc từng có khoảng thời gian gắn bó lâu dài, học tập và làm việc tại Huế, chắc chắn không ai là không biết đến và nếm thử kẹo cau – Một loại kẹo dân dã, mộc mạc như chính tên gọi.

Kẹo cau thân thuộc với người Huế, do đó chỉ cần nghe nhắc qua về thức quà này, chắc hẳn ai ai cũng miên man nhớ về những ký ức tuổi thơ, những ngày mong ngóng mẹ đi chợ về với chút quà mọn mang hương vị ngọt ngào khó cưỡng.

Tham khảo ngay : 37 món đặc sản Đà Nẵng nổi tiếng mua về làm quà

Kẹo cau Huế là món quà vặt dân dã, thân thuộc nhưng dần trở thành thức quà đặc sản của cố đô
Kẹo cau là món quà vặt dân dã, thân thuộc nhưng dần trở thành thức quà đặc sản của cố đô

Thức quà “đặc sản tuổi thơ” này có hình thù giống trái cau chẻ làm bốn hoặc làm sáu, trông vô cùng hấp dẫn và độc đáo. Phần nhân của kẹo có màu vàng nhạt, được làm từ nước đường đông đặc lại, thể hiện cho nhân cau. Phần ngoài màu trắng, làm từ hỗn hợp bột gạo và đường, thể hiện cho vỏ cau.

Kẹo cau Huế được làm thủ công từ những nguyên liệu giản dị, gần gũi nên giá thành cũng cực kỳ rẻ. Bởi vậy, trong chiếc làn đi chợ của các bà, các mẹ xứ Huế ngày trước đều không thể thiếu 1 – 2 bịch kẹo cau làm quà cho lũ trẻ trong nhà và hàng xóm.

Người ta vẫn bảo nhau rằng, nếu đã đặt chân đến xứ Huế mà chưa từng một lần ăn thử kẹo cau thì chuyến đi sẽ khuyết đi một phần dư vị ngọt ngào khó quên!

Nguồn gốc tên gọi kẹo cau Huế

Nguyên liệu chính để làm kẹo cau là: Bột gạo và đường. Sở dĩ thức quà này được đặt tên là “kẹo cau”, xuất phát từ hình dáng bên ngoài của kẹo.

Kẹo cau khi thoạt nhìn qua, nếu không để ý kỹ, nhiều người có thể nhầm tưởng là một miếng cau tươi thứ thiệt. Kẹo có hình giống hệt như miếng cau chẻ sáu hoặc bốn, được chia thành 2 phần: Bên ngoài màu trắng là phần viền kẹo, được làm từ bột gạo và đường.

Đây chính là phần vỏ của “quả cau”. Bên trong là phần cứng có màu vàng nhạt được làm từ đường cô đặc, tượng trưng cho “nhân cau”.

Kẹo có hình như miếng cau chẻ sáu hoặc bốn
Kẹo có hình giống miếng cau

Nhìn tổng thể, miếng kẹo mộc mạc trông hoàn toàn giống như một quả cau. Ngày xưa, khi làm kẹo cau các thợ thủ công còn cho cả thịt quả cau vào trong kẹo, để chiếc kẹo có mùi thơm như miếng cau thứ thiệt.

Tuy nhiên, vì mùi hương khá hăng, không phù hợp với hương vị chiếc kẹo ngọt ngào nên từ đó người ta không thêm thịt cau vào nhân kẹo nữa.

Trước đây, chiếc kẹo cau khi ra lò sẽ được gói trong một miếng lá chuối. Chúng được bày bán quanh các khu chợ xép địa phương, phục vụ khách hàng trong vùng. Ngày nay, kẹo cau Huế được biết đến và ưa chuộng, bày bán ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Để phục vụ nhu cầu phân phối đi nhiều nơi, kẹo cau được đóng gói chỉn chu, chuyên nghiệp trong giấy bóng kín, giúp du khách dễ dàng mua mang đi làm quà.

>>> Tham khảo: Ẩm thực cung đình Huế – nét đặc sắc của vùng đất Cố Đô

Thưởng thức kẹo cau Huế chuẩn phong cách người cố đô

Kẹo cau có vị ngọt dịu, lại cứng chứ không mềm như kẹo dừa, kẹo sữa… Do đó khi ăn kẹo cau không thể vội vàng nhai, nuốt nhanh chóng mà chỉ có thể ngâm từ từ cho miếng kẹo tan dần trong miệng.

Bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngào, beo béo của miếng kẹo tan từ từ trên đầu lưỡi, đánh thức mọi giác quan, cảm xúc. Càng ngậm lâu độ ngọt trong kẹo càng đậm đà, hòa tan khiến dư vị lưu lại mãi. Làm cho bất kỳ người dân cố đô nào khi ăn miếng kẹo cau cũng đều ngẩn ngơ nhớ về hương vị thức quà gắn bó với những năm tháng tuổi thơ.

Kẹo cau có vị ngọt dịu, lại cứng chứ không mềm như kẹo dừa, kẹo sữa
Kẹo cau có vị ngọt dịu, lại cứng chứ không mềm như kẹo dừa, kẹo sữa

Để vị ngọt của kẹo không quá gắt, hãy vừa thưởng thức kẹo, vừa nhâm nhi tách trà ấm nóng. Vị ngọt của kẹo cau Huế hòa cùng vị chát, ngọt thanh của trà sẽ khiến hương vị thức quà này trở nên càng thêm hoàn hảo.

Việc thưởng kẹo kết hợp với nhâm nhi trà trở thành một thú vui tao nhã đầy dư vị quyến rũ dành cho tất cả mọi người.

Địa chỉ mua kẹo cau Huế ngon, uy tín nhất

Là thức quà quê ngọt ngào, dân dã nhưng không kém phần đặc biệt, gắn bó với tuổi thơ của nhiều người con xứ Huế. Do đó sẽ thật thiếu sót nếu đến với cố đô mà không tìm mua để nếm thử kẹo cau và mang về làm quà tặng bạn bè, người thân. Sau đây, Sơn Trà Travel sẽ “mách” bạn những địa chỉ mua kẹo cau uy tín nhất ở Huế.

1. Chợ An Cựu

Chợ An Cựu – Huế tọa lạc trên tuyến đường Hùng Vương, gần siêu thị BigC – thuộc phường Phú Nhuận. Đây là một địa chỉ hoàn hảo để du khách khám phá văn hóa ẩm thực đa dạng của mảnh đất cố đô. Chợ An Cựu bày bán đủ các loại kẹo, bánh Huế, trong đó có kẹo cau.

Kẹo cau được bày bán ở nhiều khu chợ địa phương
Kẹo cau được bày bán ở nhiều khu chợ địa phương

2. Chợ Đông Ba

Đây là địa chỉ mà du khách đến Huế nghĩ ngay đến đầu tiên nếu muốn khám phá văn hóa, ẩm thực và đặc sản địa phương. Không chỉ bán các nhu yếu phẩm, áo quần, giày dép, đồ dùng, thực phẩm… đây còn là thiên đường ẩm thực, đặc sản xứ Huế.

chợ Đông Ba
Chợ địa phương bày bán nhiều thức quà hấp dẫn khó cưỡng

Đến chợ Đông Ba, bạn sẽ dễ dàng tìm mua “7749” loại quà bánh, kẹo đặc sản Huế với nhiều mức giá, chủng loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và túi tiền của đại đa số khách mua hàng.

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố – trên tuyến đường Trần Hưng Đạo sầm uất ở ngay cạnh sông Hương, chợ Đông Ba rất dễ tìm và tiện lợi cho bạn di chuyển đến.

3. Cửa hàng đặc sản Cố Đô

Ngoài các khu chợ địa phương, bạn cũng có thể đến cửa hàng, siêu thị đặc sản để mua kẹo cau Huế và các món đặc sản về làm quà cho bạn bè, người thân sau chuyến du lịch Huế.

Trong đó, cửa hàng đặc sản Cố Đô là một địa chỉ uy tín mà dulichsontra.com “tips” cho bạn. Cửa hàng có địa chỉ tại số 4 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế.

Bạn có thể mua kẹo cau về làm quà tặng bạn bè, người thân, đồng nghiệp... đều vô cùng hợp lý
Bạn có thể mua kẹo cau về làm quà tặng bạn bè, người thân, đồng nghiệp… đều vô cùng hợp lý

Không chỉ bày bán các mặt hàng với nhiều chủng loại vô cùng phong phú, đa dạng, cửa hàng này còn có giá cả cực hợp lý, đi đôi với chất lượng đảm bảo.

Ngoài bánh kẹo, cửa hàng còn có các thức quà đặc sản Huế khác như: Mắm tôm chua Huế, dầu tràm, hạt sen, nón lá…

4. Cửa hàng đặc sản Cung đình Thiên Hương

Cũng là một cửa hàng bày bán đặc sản xứ Huế, đặc sản Cung đình Thiên Hương có thể “chiều lòng” mọi du khách khi bày bán các mặt hàng từ bình dân cho đến cao cấp.

Đặc biệt, cửa hàng có nhiều đặc sản Huế cung đình, được hầu hết khách du lịch trong nước và quốc tế tin tưởng tìm đến để chọn mua các món quà mang về sau chuyến đi.

5. Bánh cung đình Nguyễn Triều

Đúng như tên gọi cửa hàng, Bánh cung đình Nguyễn Triều bày bán “nghìn lẻ một” thức quà bánh ngọt ngào, hấp dẫn của xứ Hế. Ngoài kẹo cau Huế, mè xửng, thì bánh cung đình Huế cũng là đặc sản lý tưởng được nhiều du khách chọn mua về làm quà.

Huế có nhiều đặc sản thơm ngon, hấp dẫn đặc biệt
Huế có nhiều đặc sản thơm ngon, hấp dẫn đặc biệt có thể mua để làm quà

Ngày xưa, bánh cung đình được vua triều Nguyễn dùng để tiếp đãi khách quý. Trải qua một quá trình dài thì các món ăn cung đình này dần dần bị thất truyền đi.

Đến năm 2016 công ty Nguyễn Triều cùng với nghệ nhân ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh đã cố gắng phục dựng lại một số món bánh cung đình triều Nguyễn ngày xưa.

> Tham khảo: Tôm chua Huế có gì ngon và top 10 địa chỉ mua tôm chua ngon nhất

Ngoài kẹo cau Huế nơi này còn những loại bánh kẹo đặc sản nào nên mua làm quà?

Tiếng Huế nghe sao mà thân thương, ngọt ngào, dịu dàng đến vậy! Phải chăng chính nhờ người Huế từ thuở ấu thơ đã được thưởng thức những thức quà bánh rất đỗi mộc mà đầy ngọt lành ấy? Ngoài kẹo cau, Huế còn những thức quà bánh hấp dẫn nào mà bạn có thể mua về làm quà tặng bạn bè, người thân?

+ Kẹo mè xửng

Kẹo mè xửng là đặc sản nổi tiếng mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu trên đất cố đô. Mè xửng Huế được làm từ đường, mạch nha tạo vị ngọt dịu, thêm chút đậu phộng, mè rang khiến chiếc kẹo vừa dẻo dai, vừa bùi bùi, beo béo.

Kẹo mè xửng là đặc sản nổi tiếng mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu trên đất cố đô
Kẹo mè xửng là đặc sản nổi tiếng mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu trên đất cố đô

Bạn có thể chọn mua nhiều loại mè xửng như mè xửng dẻo – chiếc kẹo có độ dẻo dai đến mức có thể cuộn tròn hoặc bẻ gập lại, nhưng bỏ tay ra lại trở về nguyên hình dáng như ban đầu. Hoặc ngoài mè xửng dẻo, còn có mè xửng giòn, mè xửng gương có độ cứng nhiều hơn, giòn tan, ngọt thanh cũng hấp dẫn không kém.

+ Bánh đậu xanh trái cây

Nếu bạn đã ấn tượng với món kẹo cau Huế thì món bánh đậu xanh trái cây càng khiến bạn ấn tượng hơn. Chưa cần thưởng thức hương vị, bánh đậu xanh trái cây Huế sẽ ngay lập tức khiến bạn bị ấn tượng bởi những hình thù đẹp mắt, sặc sỡ vô cùng. Đẹp và ngon đến thế, do đó không có gì lạ khi trước đây, loại bánh này thường được dùng trong các bữa tiệc của cung đình.

Bánh đậu xanh trái cây
Bánh đậu xanh trái cây

Bánh đậu xanh có màu sắc, hình dáng cực kỳ giống với các loại quả thu nhỏ, được làm từ nguyên liệu chính là bột đậu xanh với đường kính. Màu sắc làm bánh đều được tạo ra từ những nguyên liệu tự nhiên, an toàn với người dùng.

  • Giá tham khảo: Khoảng 40.000 – 50.000 đồng/hộp

+ Kẹo gừng Huế

Kẹo gừng được làm từ bột gạo nếp, đường cát và pha thêm một chút nước gừng. Để kẹo đảm bảo chất lượng ngon nhất và thơm nức mùi gừng, người làm phải biết cách gia giảm nguyên liệu sao cho phù hợp. Kẹo gừng có mặt ở Huế từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XIX và dần trở nên phổ biến, được ưa chuộng cho đến tận ngày nay.

Kẹo gừng Huế được làm thủ công ngay tại địa phương
Kẹo gừng Huế được làm thủ công ngay tại địa phương

Giống như kẹo cau Huế, kẹo gừng có vị ngọt dịu, lại thơm mùi gừng cay nồng, khiến cả người lớn và trẻ em đều mê tít. Ăn thử kẹo gừng, nhâm nhi cùng trách trà nóng chắc chắn là trải nghiệm thú vị với nhiều người.

+ Kẹo đậu phộng

Cùng với kẹo cau, kẹo gừng, kẹo đậu phộng tiếp tục là một loại kẹo mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo, mang  hương vị đậm đà của ẩm thực Huế. Kẹo đậu phộng có nguyên liệu chính là đậu phộng, đường, mạch nha và mè rang.

Kẹo đậu phông/kẹo lạc có nguyên liệu chính là đậu phộng, đường, mạch nha và mè rang.
Kẹo đậu phông/kẹo lạc có nguyên liệu chính là đậu phộng, đường, mạch nha và mè rang.

+ Bánh ép khô

Bánh ép khô là thức quà vặt được các bạn trẻ cực kỳ yêu thích. Thay vì bánh ép tươi được ăn tại chỗ ngay sau khi “ra lò”, bánh ép khô giúp bạn có thể mua mang đi, mua về làm quà sau chuyến du lịch Huế. Bánh ép khô được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như: thịt heo ba chỉ, bột lọc, hành lá, trứng, thêm các loại gia vị như mắm, ớt…

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn tan rum rúm của chiếc bánh, hương thơm từ thịt mỡ, hành, bánh tráng… khiến bạn ăn hoài không biết chán.

  • Giá tham khảo: 30.000 – 40.000 đồng/gói/10 cái.

>> Món ăn thưởng thức tại chỗ: Bánh ướt thịt nướng, món ngon khó cưỡng nhất định phải thử khi đến Huế

Nếu có dịp ghé thăm kinh đô xưa, kẹo cau Huế chắc chắn là đặc sản mà bạn không thể bỏ lỡ cơ hội nếm thử. Không phải ngẫu nhiên mà những người con xứ Huế xa quê mỗi khi về thăm nhà đều nhớ mang theo một vài túi kẹo đi làm quà… Và trên hành trình bôn ba nơi xứ người, những thức kẹo bánh dân dã mà rất đỗi ngọt ngào, thân thương ấy sẽ giúp họ vơi bớt nỗi nhớ quê hương, kéo dài thêm cảm giác được luyến lưu với núi Ngự, sông Hương.

Mảnh đất cố đô chưa bao giờ hết “Hot”, hấp dẫn du khách, khiến nhiều người dù đã từng đặt chân đến không ít lần. Nhưng vẫn không thôi mong nhớ và muốn được “trở lại Huế thương” thêm nhiều lần nữa. Để chuyến du lịch Huế trở nên trọn vẹn, đáng nhớ nhất, hãy tham khảo tour du lịch tại Huế của Sơn Trà Travel nhé.

XEM THÊM:

Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com

5/5 - (94 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *