Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn | Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo

Ngoài chùa Linh Ứng bán đảo Sơn Tràchùa Linh Ứng Bà Nà thì Đà Nẵng còn có một ngôi chùa khác là chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn. Ngôi chùa này tọa lạc trên ngọn núi Thuỷ Sơn linh thiêng, lâu đời. Đến đây du khách không chỉ chiêm bái mà còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và hệ thống hang động độc đáo. Cùng Sơn Trà Travel tìm hiểu thêm nhé.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Hình ảnh của chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Hành trình tâm linh về chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn được biết đến là ngôi chùa Đà Nẵng cổ nhất trong 3 ngôi chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng. Ngôi chùa là điểm đến tâm linh của các Phật tử, du khách tìm về để vãn cảnh, cầu an.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn ở đâu tại Đà Nẵng?

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn hay còn được gọi là chùa Non Nước Ngũ Hành Sơn. Chùa nằm trên ngọn Thuỷ Sơn, ngọn núi lớn nhất ở danh thắng Ngũ Hành Sơn, thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Chùa toạ lạc trên ngọn núi Thuỷ Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn

Chùa cách đường ven biển Trường Sa khoảng 100 mét, gần các khu resort như Vinpearl, Hyatt, Casino Crown… Đồng thời nằm trên trục đường di chuyển từ Đà Nẵng đi Hội An nên rất thuận tiện cho du khách tour Hội An ghé thăm.

Thời gian hoạt động của chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.

Chùa Linh Ứng núi Ngũ Hành Sơn mở cửa đón khách từ 6h30 đến 17h30 hàng ngày. Đây là ngôi chùa cổ kính, linh thiêng và thu hút rất đông du khách tour Huế Đà Nẵng hay tour Đà Nẵng Ngũ Hành Sơn Hội An và các Phật tử đến tham quan, chiêm bái mỗi năm.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Chùa mở cửa từ 6h30 – 17h30

Du khách có đến đây tham quan vào bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên đi vào sáng sớm hoặc chiều sẽ mát mẻ hơn. Nếu muốn tránh đông đúc, tận hưởng được sự yên tĩnh, thư thái nhất thì nên đi vào các ngày trong tuần, hạn chế đi vào cuối tuần hoặc các ngày lễ, Tết.

Giới thiệu chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa Linh Ứng Non Nước Ngũ Hành Sơn vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc xưa đầy thanh tịnh, trầm mặc. Đến nay, ngôi chùa này đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

Lịch sử hình thành chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Lịch sử chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn được xây dựng từ năm 1825, năm Minh Mạng thứ 6. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, tiền thân của ngôi chùa là động Tàng Chơn xuất hiện vào đầu thế kỷ XVII. 

Trước đó có vị tiên hiền đã lập thảo am gọi tên là Dương Chơn Am. Sau đó am được tu sửa và có tên là Dương Chơn Đường. Khi vua Gia Long ghé thăm nơi này đã đổi tên am thành Ngự chế Ứng Chơn Tư.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Chùa được xây dựng từ năm 1825 và có nhiều lần đổi tên, trùng tu

Đến năm Thành Thái thứ 3, vua Thành Thái đã đổi tên thành Linh Ứng Tự  và tên gọi đó tồn tại cho đến ngày nay.

Năm 1901, chùa bị tàn phá nặng nề sau cơn bão lớn, sau đó được trùng tu, sửa chữa, trang trí thêm “lưỡng Long chầu Nguyệt”, xây dựng lại cổng tam quan. 

Năm 1992, thượng toạ Thích Thiện Nguyện tiếp tục trùng tu chua và cho xây dựng thêm một số công trình khác như: lầu Quan Âm, tượng Phật thích ca Mâu Ni…

Giá trị văn hóa chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn là điểm đến tâm linh được yêu thích tại Đà Nẵng. Nơi đây không chỉ là danh thẳng mà còn là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử quan trọng.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia

Chùa Linh Ứng ngoài việc thờ tự thì còn là công trình có kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá Phật giáo Việt Nam. Nơi đây thờ rất nhiều vị Phật Thánh khác nhau, mỗi vị điển hình cho một ý nghĩa khác nhau trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân.

Tổng hợp các trải nghiệm tại chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Dù không có quy mô hoành tráng nhưng chùa linh Ứng tại Ngũ Hành Sơn vẫn thu hút du khách bởi những công trình kiến trúc huyền bí, mộc mạc và cảnh quan thiên nhiên ấn tượng. Tọa lạc trên khu đất rộng gần 100m2, ngôi chùa với thiết kế thiềm điệp ốc mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Khám phá tháp xá lợi 7 tầng tại chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn

Tháp Xá Lợi được khởi công xây dựng vào năm 1997 và khánh thành năm 2004. Tháp có 7 tầng, cao khoảng 28 mét tọa lạc ngay lối vào chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn.

Tháp được xây với kiến trúc hình lục giác 6 cạnh độc đáo, tháp thiết kế theo kiểu Thái Lan, mái cong kiểu kiến trúc Việt truyền thống và các trụ tháp được xây theo kiểu cổ Hy Lạp.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Tháp Xá Lợi cao 7 tầng

7 tầng của tháp sẽ thờ nhiều tượng Phật khác nhau. Tầng 7 thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật truyền đăng, tầng 4 -5-6 thờ bảo tượng Quan Âm, tầng 1 sẽ thờ tượng Phật Ca Diếp, Thích Ca Mâu Ni cùng các vị Bồ tát, La Hán. Chùa sẽ chỉ mở cho du khách tham quan tầng 1 của tháp.

Du ngoạn động Tàng Chơn

Động Tàng Chơn nằm sau chánh điện chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn. Động có 5 hệ thống hang và chứa nhiều văn tự cổ, bia cổ, tượng Phật, thánh. Mỗi hang trong động Tàng Chơn sẽ có đặc điểm khác nhau:

  • Hang Tam Thanh: Nơi đặt tượng Phật A Di Đà ngồi tọa thiền, phía sau là bức tượng cổ tái hiện cảnh Phật Thích Ca nhập niết bàn.
  • Hang Cham Pa: Nơi thờ các vị thần của người Chăm Pa như Yobi, Linga và lưu trữ nghệ thuật điêu khắc Chăm cổ.
Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Vẻ đẹp của động Tàng Chơn Ngũ Hành Sơn
  • Hang Bàn Cờ Tiên: Đây chính là nơi các vị thần tiên vừa đánh cờ vừa đàm đạo.
  • Hang Thiên Long: Thông với Hang Gió và Thiên Long Cốc nên mang đến cảm giác mát lành, dễ chịu.
  • Hang A Di Đà: Nơi thờ cúng phật A Di Đà được điêu khắc tỉ mỉ và đặt nơi cao nhất trong hang.

Chiêm bái tại Điện thờ chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Thuyết minh chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn không thể không nhắc đến kiến trúc điện thờ, nơi dành cho việc chiêm bái. Điện thờ của chùa là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Địa Tạng Vương Bồ Tát và Quan Âm Bồ Tát. 

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Điện thờ chính của chùa, nơi làm lễ chiêm bái

Khi đến điện thờ, du khách sẽ để lễ bái và tiến hành các nghi lễ cần thiết. Ngoài ra, còn có thể đi dạo xung quanh sân chùa để cảm nhận sự thanh tịnh, thư thái, xua tan mọi âu lo muộn phiền.

Trải nghiệm cầu duyên tại chùa Linh Ứng

Chùa Linh Ứng trên Ngũ Hành Sơn nổi tiếng là là một nơi cầu duyên linh thiêng ở Đà Nẵng. Tham quan chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn bạn hãy ăn mặc kín đáo, chỉnh tề trước khi vào cầu nguyên.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Nhiều du khách tới đây để cầu an, cầu tình duyên

Hãy thành tâm cầu nguyện và có thể thắp thêm một nén nhang và cúng dường để tích phước đức. Lễ vật cầu duyên bạn có thể chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả, hoa cúng, chè nên làm đồ chay thay vì đồ mặn.

Tìm hiểu văn hóa từ thời Nguyễn

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn Da Nang hiện tại đang bảo tồn nhiều bức hoành phi quý giá từ đời vua triều Nguyễn. Tham quan chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức “Sắc tứ Linh ứng Tự” năm 1891 (năm thành thái thứ 3), bức “Ngự chế Ứng chân tự” từ năm 1897 (năm Thành Thái thứ 9), bức “Hữu tâm tượng giáo” 1900 (năm Thành Thái thứ 12) hay bức “Tuệ mệnh khả kế” 1933 (năm Bảo Đại thứ 8).

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Tới đây du khách có thể tìm hiểu về văn hoá thời Nguyễn

Chiêm ngưỡng cây đa 600 năm tuổi tại chùa Linh Ứng

Phía sau chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn là cây đa lá đỏ có tuổi đời lên tới 600 năm. Đây là cây cổ thụ nhất tại danh thắng Ngũ Hành Sơn và được xem là cây di sản quốc gia. Cây đa này nằm ngay trên động Tàng Chơn, có tán rộng bao phủ mái chùa, tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ, trầm mặc, linh thiêng. 

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Cây đa 600 năm tuổi phía sau chùa

Check-in với Background siêu cổ kính

Nếu như đi tour Bà Nà Hill, tour núi Thần Tài hay tour Cù Lao Chàm du khách được thoả thích check in với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp thì du lịch đến chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, du khách có thể check in với kiến trúc độc đáo của chùa. 

Ngoài background cổ kính, trầm mặc mang màu sắc tâm linh, du khách cũng có thể chụp chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn ảnh với background núi non đầy thơ mộng, trữ tình. Mỗi góc trong chùa đều là view rất đẹp để bạn lên hình.

Hướng dẫn đường đến chùa Linh Ứng từ trung tâm thành phố Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km, đường đi thuận tiện nên du khách có thể đi đến đây khá thuận tiện. Du khách có thể chọn lựa nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe taxi, ô tô.

Nếu chưa biết đi như thế nào, bạn có thể đi theo gợi ý sau của Sơn Trà Travel nhé:

  • Cung đường 1. Từ cầu Rồng đi vào Võ Văn Kiệt, rẽ trái vào Ngô Quyền rồi đi thẳng đến vòng xoay Trần Thị Lý. Từ đi bạn tiếp tục đi thẳng là sẽ đến Ngũ Hành Sơn.
  • Cung đường 2. Từ cầu Rồng, theo đường 2 Tháng 9 rồi theo Cách Mạng Tháng 8 đến cầu Hoà Xuân. Tiếp tục đi qua Nguyễn Phước Lan qua cầu Trung Lương đến Mai Đăng Chơn. Rẽ vào Lê Văn Hiến, đi thẳng, gặp Huyền Trân Công Chúa rẽ vào là đến nơi.

Đến chùa, bạn có thể đi bộ để tham quan hoặc lựa chọn di chuyển bằng thang máy với giá 15.000đ/người/chiều

Các lưu ý khi du lịch chùa Linh Ứng Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn là địa điểm tâm linh linh thiêng ở Đà Nẵng nên luôn có đông khách thập phương ghé thăm. Để chuyến đi đến chùa được thuận lợi, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Chùa mở cửa cả ngày cho du khách thuận tiện tham quan, tuy nhiên, bạn nên đến trước giờ đóng cửa tầm 1 tiếng để có nhiều thời gian trải nghiệm hơn.
  • Khi ghé thăm chùa Linh Ứng, du khách nên gửi xe ở bên ngoài ngay dưới chân chùa. Các chỗ gửi xe này không thu phí, tuy nhiên bạn cần mua nước uống, tuỳ loại thay cho phí trông xe.
Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Hãy ăn mặc chỉnh tề khi đến chùa để giữ tôn nghiêm nơi cửa Phật
  • Hình ảnh chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn gắn liền với sự linh thiêng, không gian yên tĩnh, đến đây bạn nên giữ tâm thanh tịnh, không ồn ào, cười nói quá to hay chạy nhảy lung tung.
  • Nên lựa chọn trang phục kín đáo, thoải mái để giữ tôn nghiêm nơi cửa chùa. Bên cạnh đó, nên ưu tiên đi giày thể thao, dép bệt để dễ dàng di chuyển vì bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều.

Trên đây là bài giới thiệu chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và những kinh nghiệm khi tham quan chùa. Tới đây, bạn sẽ được quay về với sự thanh tịnh, bình yên trong tâm hồn. Nếu được hãy dành thêm thời gian khám phá chùa Bồ Đề Đà Nẵng hoặc đền bà chúa Thượng Ngàn Đà Nẵng để hiểu hơn về lịch sử văn hoá tâm linh của mảnh đất này nhé.

Đánh giá bài viết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *