Làng lụa Hội An – Nơi giúp bạn hiểu hơn về vẻ đẹp truyền thống phố Hội

Làng lụa Hội An Bảo tàng sinh động về các giống dâu, tằm, công cụ dệt lụa… Tới đây, du khách sẽ được tìm hiểu lịch sử lâu đời của nghề truyền thống này. Đồng thời, còn có thể chiêm ngưỡng những bộ sưu tập, ngắm nhìn các sản phẩm tơ lụa, cách thức dệt thủ công của người Champa – Đại Việt. Hãy cùng Sơn Trà Travel khám phá không gian bình dị, yên tĩnh nhưng không kém phần thơ mộng của làng lụa này!

Định vị tọa độ làng lụa Hội An

+ Vị trí Làng Lụa

Làng lụa tọa lạc tại số nhà 28 đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân An, thành phố Hội An, Quảng Nam. Đây là nơi trưng bày, lưu giữ nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống, các giống tằm, nguồn gen quý của dâu tằm – những gốc dâu cổ được mang về từ rừng sâu, chưa bị lai tạp.

Làng lụa Hội An chỉ cách trung tâm Phố Hội khoảng 1km
Làng lụa chỉ cách trung tâm Phố Hội khoảng 1km

Đứng trước nguy cơ mai một của các làng nghề truyền thống nói chung và nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa nói riêng. Làng lụa trở thành địa chỉ nổi tiếng gần xa khi vẫn lưu giữ, bảo tồn trọn vẹn tinh hoa của nghề dệt lụa.

Làng lụa được công ty cổ phần tơ lụa Quảng Nam phục dựng làng nghề, phát triển. Nơi đây không chỉ là nơi trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa mà còn là một trong những điểm đến tham quan hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế.

+ Hướng dẫn di chuyển đến Làng Lụa

Làng lụa chỉ nằm cách trung tâm phố Hội khoảng chừng 1km, quãng đường khá dễ tìm, du khách có thể linh hoạt lựa chọn nhiều phương tiện phù hợp với điều kiện cá nhân để di chuyển đến đây.

Đường đến làng lụa rất dễ tìm, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển tùy thích
Đường đến làng lụa rất dễ tìm, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển tùy thích
  • Phương tiện cá nhân: Ô tô riêng, xe máy hay xe đạp là những phương tiện du khách thường lựa chọn để di chuyển.
  • Phương tiện công cộng: Ở Hội An, bạn có thể ngồi xích lô để đến tham quan làng lụa, vừa đi vừa tranh thủ ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp hai bên đường đi.  Ngoài ra, dịch vụ taxi, cho thuê xe máy, xe đạp cũng cực kỳ phổ biến ở phố cổ.

Thời điểm tham quan làng lụa Hội An lý tưởng nhất

Thời điểm thích hợp nhất để đến làng lụa là khoảng từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm, đây là lúc tiết trời ở Hội An nắng ráo, ít  mưa, thích hợp đi tham quan, giải trí ngoài trời.

Bạn sẽ choáng ngợp trước không gian lung linh, rực rỡ sắc màu của làng lụa
Bạn sẽ choáng ngợp trước không gian lung linh, rực rỡ sắc màu của làng lụa

Từ tháng 9 đến tháng 1 hàng năm, Hội An bước vào mùa mưa, không gian trở nên trầm mặc, yên tĩnh hơn. Bạn vẫn có thể đi du lịch làng lụa Hội An trong khoảng thời gian này nếu không thể sắp xếp lịch trình vào mùa khô, vì làng lụa vẫn có rất nhiều hoạt động diễn ra trong nhà.

Tìm hiểu lịch sử làng lụa Hội An 300 năm tuổi

Nghề tơ lụa xứ Đàng Trong phát triển hưng thịnh nhất trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVI – XVII. Đây cũng là tiền đề để làng nghề dệt ở Hội An thời đó được mở rộng với quy trình trồng dâu, nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa thủ công nhưng không kém phần chuyên nghiệp.

Giới thương nhân từ các nước phương Đông lẫn phương Tây nô nức tìm đến cảng thị Hội An để tìm mua các loại lụa, tơ sống ở đây. Điều này góp phần biến thương cảng Hội An trở thành một “mắt xích” quan trọng trong “con đường tơ lụa trên biển” lúc bấy giờ.

Tại làng lụa xưa kia, vô số sản phẩm lụa chất lượng ra đời, phục vụ vua chúa, giới quý tộc, cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
Tại làng lụa xưa kia, vô số sản phẩm lụa chất lượng đã ra đời.

Đến nay, tại làng lụa Hội An, các khung cửi cổ xưa không chỉ được lưu giữ nguyên vẹn mà còn có thể hoạt động tốt. Vẫn đang dệt ra những mét lụa nuột mà bởi sợi tơ hảo hạng.

Từ đó, làng lụa được đầu tư, phục dựng với mục tiêu hồi sinh, duy trì và phát triển nghề ươm tơ dệt lụa tỉnh Quảng Nam. Đồng thời biến nơi đây thành điểm đến giúp du khách trải nghiệm không gian làng nghề dệt lụa một cách chân thực nhất. Từ quy trình nuôi tằm đến khi dệt ra thành phẩm.

Giờ mở cửa, giá vé vào làng lụa Hội An

Đi cùng với sự phát triển của làng lụa, lụa Hội An có cơ hội được quảng bá đến du khách quốc tế, Hiệp hội tơ lụa Châu Á, Hiệp hội tơ lụa Thế giới… Trong tương lai, làng lụa đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm phân phối các sản phẩm lụa hàng đầu Việt Nam.

Đến làng lụa, du khách sẽ được tìm hiểu về nguồn gốc của “con đường tơ lụa trên biển” vào thế kỷ XVII, những giá trị truyền thống của địa phương. Đồng thời còn có cơ hội tìm hiểu quy trình tạo ra những tấm lụa óng ả, rực rỡ sắc màu.

Làng lụa có tuổi đời hơn 300 năm
Làng lụa có tuổi đời hơn 300 năm
  • Giờ mở cửa: Làng lụa mở cửa đón khách từ 8 giờ 00 đến 21 giờ 00, tất cả các ngày trong tuần.
  • Giá vé tham quan: 50.000 đồng/người
  • Giá vé tour ngắn: 100.000 đồng/người, thời gian tham quan: 45 phút
  • Giá vé tour dài: 595.000 đồng/người, thời gian tham quan: 4 tiếng, có hướng dẫn viên thuyết minh.

Những hoạt động thú vị dành cho du khách tham quan làng lụa Hội An

Dulichsontra.com tin rằng, bạn sẽ có chuyến đi đáng nhớ khi được tự tay hái dâu, cho tằm ăn, thưởng thức tiếng hát của các thôn nữ, ăn thử nhiều đặc sản dân dã của xứ Quảng khi đến làng lụa. Hãy cùng điểm tên các trải nghiệm đang chờ du khách khám phá khi đến làng lụa này nhé!

– Tham quan nhà truyền thống

Trải nghiệm đầu tiên dành cho bạn khi đến làng lụa chính là dạo chơi, tham quan gian nhà truyền thống. Nơi trưng bày cả trăm bộ trang phục áo dài lựa rực rỡ sắc màu.

Làng lụa Hội An trưng bày nhiều trang phục lụa vô cùng bắt mắt
Làng lụa trưng bày nhiều trang phục lụa vô cùng bắt mắt.

Đặc biệt, nơi đây còn trưng bày trang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em Việt Nam. Thể hiện sự đa dạng văn hóa của dải đất hình chữ S, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó quên cùng những kiến thức bổ ích cho bạn.

– Tìm hiểu văn hóa Chăm, quy trình dệt vải của người Chăm

Để có được những mảnh vải lụa óng ả, rực rỡ, đẹp đến mức hoàn hảo như du khách đang được ngắm nhìn, cần phải trải qua quy trình, công đoạn nào? Câu hỏi và sẽ được giải đáp khi bạn đến làng lụa, trực tiếp chứng kiến quy trình nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải của người Chăm xưa.

Để có được những tấm lụa óng ả, đòi hỏi các nghệ nhân phải cực kỳ tỉ mẩn, giàu kinh nghiệm
Để có được những tấm lụa óng ả, đòi hỏi các nghệ nhân phải cực kỳ tỉ mẩn, giàu kinh nghiệm

Văn hóa Chăm đã tồn tại từ lâu đời, trong đó có quy trình dệt vải tinh hoa, tỉ mỉ của người Chăm được lưu truyền, gìn dữ qua bao đời. Một trong những chi tiết tạo nên sự độc đáo cho tấm vải của người Chăm chính là hoa văn cổ được dệt cực kỳ công.

Mỗi người thợ dệt phải rất cẩn thận, đếm từng sợi tơ, luồn chỉ đan xen nhau… tạo nên những đường nét hoa văn bắt mắt, chuẩn chỉ trên vải.

– Tham quan vườn dâu tằm cổ thụ

Trong khu vườn trồng dâu của làng lụa Hội An, có cây dâu cổ thụ nguyên bản, chưa từng bị lai tạo. Cây có tán rộng, cao hơn 10m, cây được trồng từ thời Chăm Pa xưa và được chuyển về làng lụa từ năm 2012.

Không gian làng lụa vô cùng nên thơ, mát mẻ
Không gian làng lụa vô cùng nên thơ, mát mẻ.

Đến đây, bạn sẽ được ngắm nhìn cây dâu cổ thụ, tìm hiểu về giống dâu lá bầu, kỹ thuật chăm sóc cây đâu làm sao để thu hoạch được nhiều lá… Theo đó, có khoảng 8 lứa lá dâu để cung cấp cho 8 lứa tằm trong một năm.

– Thăm ngôi nhà tơ tằm

Ngôi nhà tơ tằm chính là nơi diễn ra truy trình ươm tơ, dệt vải ở làng lụa. Sau khi tằm nhả kén, kén sẽ được thu hoạch rồi nấu liên tục trong nước sôi cho ra sợi tơ mềm mại, dẻo dai. Để có được những sợi tơ lớn tạo thành bởi nhiều sợi kén nhỏ, đòi hỏi các nghệ nhân phải cực kỳ khéo léo, kiên nhẫn, tỉ mẩn và giàu kinh nghiệm.

– Tham quan nhà dệt Chăm

Sau khi kén được nấu, cho ra sợi tơ lụa, nhưng sợi tơ này sẽ được gắn lên khung cửi và bắt đầu quy trình dệt lụa.

Đến nhà dệt Chăm, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình tạo ra những tấm vải lụa đẹp với họa tiết tinh xảo. Không những thế, nhiều du khách còn vô cùng háo hức khi được thử sức với công đoạn dệt vải này.

– Tham quan Cửu Điện

Cửu Điện cũng là di tích còn sót lại, nơi trưng bày những cổ vật liên quan tới làng nghề truyền thống được sưu tầm ở khắp nơi hiện đang trưng bày ở đây cho khách tham quan.

Đây nơi trưng bày những cổ vật liên quan tới làng nghề truyền thống.
Đây nơi trưng bày những cổ vật liên quan tới làng nghề truyền thống.

Ở khu triển lãm, du khách sẽ được bật mí cách phân biệt giữa vải lụa dệt từ khung gỗ truyền thống và vải dệt từ khung hiện đại. Những loại lụa có thời gian nấu sợi lâu so với nấu nhanh, lụa thật và lụa giả hoặc lụa bị pha… Đây là những mẹo cực kỳ hữu ích dành cho các tín đồ có niềm đam mê với lụa tơ tằm.

– Tự tay dệt tấm như người nông dân chính hiệu

Một trong những trải nghiệm thú vị, được du khách đón chờ nhất khi tham quan làng lụa Hội An chính là trực tiếp trải nghiệm các hoạt động như những người nông dân, nghệ nhân thực thụ của làng lụa.

Du khách sẽ được tự tay hái lá dâu, cho tằm ăn, dệt lụa...
Du khách sẽ được tự tay hái lá dâu, cho tằm ăn, dệt lụa…

Bạn sẽ được tự tay hái lá dâu cho tằm ăn, nấu kén, dệt lụa dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân lành nghề tại đây.

– Mua lụa tại làng lụa về làm quà

Đến làng lụa mà không mua những sản phẩm lụa tơ tằm chính hiệu như khăn choàng, vải lụa, áo dài lụa, trang phục lụa… thì quả thực uổng phí.

Đừng quên mua cho mình một vài sản phẩm tơ lụa chính hiệu
Đừng quên mua cho mình một vài sản phẩm tơ lụa chính hiệu

Có nhiều mẫu mã, màu sắc phong phú với nhiều mức giá khác nhau của các sản phẩm để bạn thỏa mái lựa chọn mua về làm quà cho bạn bè hoặc để giữ làm kỷ niệm

Sau khi tham quan làng lụa, nếu muốn dạo chơi phố cổ Hội An, bạn có thể tham khảo tour Hội An giá siêu “hạt dẻ”, chỉ chưa đến 300.000 đồng/người để kết hợp tham quan. Đến Hội An mà không đi phố cổ thì quả thực bạn sẽ cực kỳ tiếc nuối.

Gợi ý khách sạn, villa ở làng lụa Hội An

Tọa lạc ngay gần trung tâm thành phố Hội An, chỉ cách phố cổ khoảng chừng 1km nên gần làng lụa có rất nhiều homestay, khách sạn sang trọng, tiện nghi dành cho du khách. Theo kinh nghiệm của Dulichsontra.com, bạn có thể lựa chọn một trong số những cái tên dưới đây:

+ Vinpearl Resort & Spa Hội An

  • Địa chỉ: Phường Cửa Đại, thành phố Hội An, Quảng Nam

Nằm dọc trên bãi biển Cửa Đại, Vinpearl Resort & Spa Hội An như một nét hiện đại chấm phá giữa lòng phố cổ hàng trăm năm tuổi, khiến bất kỳ du khách nào đến đây cũng không khỏi trầm trồ.

Vinpearl Resort & Spa Hội An
Vinpearl Resort & Spa Hội An

Khu nghỉ dưỡng này chỉ cách phố cổ Hội An chưa đến 20 phút di chuyển. Nằm ngay bên biển Cửa Đại, trong bán kính 6 km từ Hội quán Triều Châu…

Vinpearl Hội An Resort & Spa cung cấp chỗ nghỉ dưỡng đẳng cấp hoàng gia với nhiều dịch vụ như nhà hàng, hồ bơi ngoài trời, khu spa, phòng xông hơi và quầy bar….

+ Hoi An Discovery Villa

  • Địa chỉ: Đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An, Quảng Nam.

Đây là một khách sạn tọa lạc ngay trung tâm phố cổ, cách làng lụa Hội An chỉ 2km, cách Hội quán Phúc Kiến, Bảo tàng Lịch sử Hội An chỉ hơn 1km. Hoi An Discovery Villa được thiết kế theo style Tây Âu hiện đại, trang bị nội thất tân cổ điển sang trọng, tiện nghi và thoáng mát.

Hoi An Discovery Villa
Hoi An Discovery Villa

+ Yen Villa Hoi An

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Tri Phương, Cẩm Nam, Hội An, Quảng Nam.

Đây là khu biệt thự nằm gần trung tâm thành phố Hội, mang đến cho du khách trải nghiệm nghỉ dưỡng ở một căn biệt thự hiện đại, sang trọng và vô cùng yên tĩnh nhờ khoảng sân vườn, hồ bơi rộng lớn.

Yen Villa Hoi An
Yen Villa Hoi An

+ Dove Villa

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Tri Phương, Cẩm Nam, Hội An, Quảng Nam.

Đây là căn villa tọa lạc ven sông sông Thu Bồn, được thiết kế theo lối kiến trúc độc đáo trong một không gian vô cùng nên thơ, thoáng mát và lãng mạn.

Dove Villa
Dove Villa

Các phòng đều có cửa kính lớn và ban công rộng để du khách tận hưởng không khí trong lành và khung cảnh sông nước hữu tình.

+ Santa Villa Hoi An

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Phan Vinh, phường Cẩm An, Hội An, Quảng Nam.
Santa Villa Hoi An
Santa Villa Hoi An

Santa Villa Hoi An được thiết kế theo phong cách Ý, toàn bộ không gian villa có hai tông màu chủ đạo là xanh và trắng. Đây chắc chắn sẽ là background “sống ảo” đậm chất châu Âu mà các tín đồ mê chụp ảnh không thể bỏ qua.

>>> Gợi ý: Làng rau Trà Quế Hội An: Từ làng nghề truyền thống đến điểm đến quốc tế

Thưởng thức đặc sản gì khi đến làng lụa Hội An?

Những món ngon của địa phương luôn khiến du khách xa gần tò mò và háo hức muốn nếm thử. Nền ẩm thực của Việt Nam vô cùng phong phú, mỗi vùng miền lại có những món ngon mang hương vị riêng của vùng đất ấy, khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi.

Đến với làng lụa, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những đặc sản sau đây:

+ Bánh xèo Hội An

Tại làng lụa, không gian ẩm thực ngay trong khuôn viên còn phục vụ thực khách những món ngon nổi tiếng của xứ Quảng. Trong đó không thể không nhắc đến bánh xèo Hội An.

Miếng bánh bên ngoài giòn rụm, béo ngây, bên trong “béo ú” nhân tôm thịt, giá… hòa quyện với nước chấm đậm đà chắc chắn sẽ khiến bạn không thể chối từ.

+ Bánh canh Trà Quế

Bánh canh Trà Quế là món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều người phố cổ và cả người làng lụa Hội An, mang một hương vị đặc sắc khiến người ăn nhớ mãi không quên. Món ăn này có nhiều “topping” đa dạng cho du khách lựa chọn, như xương chả, chân giò, cá lóc, bánh canh cua…

Món ăn dân dã này chắc chắn sẽ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi
Món ăn dân dã này chắc chắn sẽ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi

+ Mỳ Quảng Phú Chiêm

Đây là thương hiệu mỳ Quảng danh tiếng, có tuổi đời hàng thế kỷ ở xứ Quảng với hương vị mộc mạc, dân dã, đặc trưng của làng quê ven sông Thu Bồn.

Mì Quảng Phú Chiêm là món ăn phù hợp với khẩu vị của hầu hết mọi người
Mì Quảng Phú Chiêm là món ăn phù hợp với khẩu vị của hầu hết mọi người

Nét riêng của mỳ Quảng Phú Chiêm là món mỳ này có nước dùng sóng sánh, màu gạch của tôm và cua đồng, vị ngọt tự nhiên nhờ tôm đất, riêu cua, kèm thêm “topping” là thịt ba chỉ cắt mỏng với trứng cút rim đậm đà.

+ Cơm gà Hội An

Có rất nhiều quán cơm gà lớn nhỏ ở Hội An để bạn lựa chọn ghé chân thưởng thức món ăn này.

Một phần cơm gà gồm có phần cơm được nấu từ nước luộc gà, thịt gà thì được luộc mềm và xé nhỏ, xếp gọn gàng trên đĩa cơm và trang trí bắt mắt với rau xanh. Khi ăn thường cho thêm tương ớt hoặc nước mắm ớt đặc trưng ở đây để hương vị món cơm gà được trọn vẹn nhất.

Đến Hội An, đừng quên thưởng thức món cơm gà
Đến Hội An, đừng quên thưởng thức món cơm gà

+ Nước cốt dâu tằm

Là làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm nên làng lụa luôn có món nước cốt dâu tằm “của nhà trồng được” cực thơm ngọt, hấp dẫn.

Mùa hè nóng bức, sau hành trình tham quan khám phá làng lụa, còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một ly nước cốt dâu tằm mát lạnh, giúp giải nhiệt cho cơ thể. Nước cốt dâu tằm đặc biệt được hội chị em yêu thích thì có tác dụng làm đẹp da, dưỡng huyết…

>> Tham khảo: Top 24 đặc sản Hội An nhất định phải thử một lần trong đời

Tips khám phá làng lụa Hội An

Bạn sẽ cực kỳ ấn tượng với không gian rực rỡ sắc màu nơi đây
Bạn sẽ cực kỳ ấn tượng với không gian rực rỡ sắc màu nơi đây
  • Hãy giữ tấm vé vào cửa trong suốt quá trình tham quan, vì rất có thể nhân viên khu du dịch sẽ kiểm tra lại vé của du khách ở bất kỳ thời điểm nào trong khu vực làng lụa.
  • Trang phục cho chuyến đi nên là những bộ đồ lịch sự, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Trong quá trình tham quan, tìm hiểu làng lụa, hãy hạn chế chen lấn, nói chuyện to tiếng. Nếu trong đoàn có trẻ em, người lớn cần theo sát các con và nhắc nhở bé không chạy nhảy, xô đẩy nhau.
  • Nếu như là người mở hàng đầu tiên của một gian hàng nào, bạn nên mua một thứ gì đó. Cho dù là nhỏ và có thể “mặc cả” giá một chút để mua được món đồ mình yêu thích với mức giá hợp lý nhất.

Hỏi đáp về làng lụa Hội An

Giá vé vào Làng Lụa Hội An?

Giá vé tham quan làng lụa Hội An là 50.000 đồng/người. Giá vé tour ngắn: 100.000đồng/người, thời gian tham quan: 45 phút. Nếu bạn muốn tham quan làng lụa Hội An kèm hướng dẫn viên thuyết mình thì giá vé là: 595.000đồng/người, thời gian tham quan: 4 tiếng

Làng Lụa Hội An có gì thú vị?

Đến làng lụa Hội An bạn có thể trải nghiệm một số hoạt động giải trí như: tham quan nhà truyền thống, tìm hiểu văn hóa Chăm, tham quan vườn dâu tằm cổ thụ... hoạt động trải nghiệm tự tay dệt tấm lụa như người nông dân, mua lụa về làm quà cho gia đình và người thân. Hãy tìm hiểu đầy đủ trong bài viết: Làng lụa Hội An

Trên đây là tất tần tật kinh nghiệm khám phá làng lụa Hội An từ A đến Z. Tham khảo xong bài viết này, bạn có thể lên lịch cho một chuyến đi Hội An, tham quan làng lụa tự túc cho mình luôn và ngay. Còn chần chừ gì nữa, lên đường thôi nào!

XEM THÊM:

 Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com

4.6/5 - (100 bình chọn)

One thought on “Làng lụa Hội An – Nơi giúp bạn hiểu hơn về vẻ đẹp truyền thống phố Hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *