Bánh ép Huế là món ăn bình dân, đã có mặt từ rất lâu trong nền ẩm thực cố đô. Đến với thành phố mộng mơ, chắc hẳn sẽ bắt gặp rất nhiều hàng quán với tấm biển đề hai chữ “bánh ép”. Thoạt nghe qua, nhiều người ắt sẽ rất tò mò muốn bn bạniết đây là bánh gì, có ngon hay không, tại sao lại được đặt tên nghe khá lạ tai như vậy? Hãy cùng Sơn Trà Travel REVIEW ngay về món ăn độc áo này nhé!
Giới thiệu đôi nét về bánh ép Huế
Bánh ép là đặc sản bạn không thể bỏ qua nếu có dịp đi du lịch Huế. Chiếc bánh ép của Huế tuy “nhỏ nhưng có võ”. Cách làm cũng khá đơn giản, chiếc bánh lại có giá bình dân vô cùng. Vậy, bánh ép Huế là gì? Tại sao lại khiến người ta “ghiền” đến vậy?
+ Tại sao có tên gọi là bánh ép Huế
Chắc hẳn nhiều người sẽ rất tò mò về tên gọi khá lạ tai của món bánh truyền thống này. Tên gọi của bánh xuất phát từ cách chế biến. Từng chiếc bánh sẽ được thợ làm bánh tỉ mẩn ép trong một tấm gang.
Cụ thể, sau khi thực khách “order” món ăn, thợ làm bánh sẽ lấy viên bột tròn đã được chuẩn bị sẵn. Đặt viên bột lọc có điểm nhân thịt mỡ, tép rim ở trên vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực. Sau đó ép chặt lạt. Khi nghe mùi hương thơm phức của thịt, trứng chín vàng và tiếng bột xèo xèo vui tai, là bạn đã sắp được thưởng thức chiếc bánh ép dẻo Huế thơm ngon rồi.
+ Nguồn gốc món ăn bánh ép Huế bắt đầu từ đâu?
Không rõ chiếc bánh ép ra đời từ khi nào. Nhưng món bánh ép được các tín đồ ẩm thực say mê tương truyền có nguồn gốc từ vùng biển Thuận An, Thừa Thiên Huế. Đây cũng là nơi có nhiều nhà làm, bán bánh ép truyền thống từ lâu đời. Du khách cũng xem Thuận An là địa chỉ để tìm về, thưởng thức món bánh ép Huế ở Huế chuẩn vị nhất.
Thuận An là vựa hải sản lớn nhất ở Thừa Thiên Huế. Nơi đây có các làng nghề truyền thống về làm mắm, làm tôm, và đặc biệt là bánh ép. Thuận An có những hộ gia đình gắn bó với lò bánh ép đã 30 – 40 năm. Suốt hàng chục năm qua, tiếng trở khuôn bánh lập cập và âm thanh rin rít vui tai của bột bánh được ép chín mỗi sáng đã trở thành một phần cuộc sống thường nhật của họ.
Tham khảo ngay : 37 món đặc sản Đà Nẵng nổi tiếng mua về làm quà
+ Các loại bánh ép Huế
Bánh ép truyền thống là như vậy. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu, sở thích của thực khách, nguyên liệu làm nên chiếc bánh ép dẻo Huế phong phú hơn. Bạn có thể gọi cả bánh ép tôm, trứng, xúc xích, mực, bò khô hay pate cũng đều rất ngon miệng và hòa quyện hương vị mượt mà với nhau.
Nếu dựa vào cách chế biến, bánh ép được chia thành hai loại là bánh ép khô và bánh ép dẻo. Phần mắm chấm bánh dẻo có thể là nước mắm ớt chua ngọt hoặc mắm nêm đậm đà. Trong nước chấm, người bán thêm sả, mè đen để dậy hương thơm hơn.
+ Giá trung bình của một phần bánh ép Huế là bao nhiêu?
Mỗi chiếc bánh ép thường có giá khoảng từ 2.000 – 3.000 đồng/cái với bánh nhỏ. Với bánh ép to hơn, phần nhân đầy đặn, giá bán sẽ là 5.000 đồng/cái.
Đây là mức giá khá “hạt dẻ” cho một món ăn vặt ngon, lành và được nhiều người yêu thích. Trong thời buổi “bão giá”, khi mọi vật giá đều leo thang thì mức giá cho một thức quà vặt nổi tiếng như thế này sẽ phù hợp với túi tiền của tất cả mọi người. Vì vậy, bánh ép được các bạn học sinh, sinh viên cực yêu thích.
>>> Gợi ý: Top 16 địa chỉ bán bánh lọc Huế mới nhất 2022 cực ngon ai ăn cũng “thèm”
Top 14 địa chỉ bán bánh ép Huế ngon nhất định phải thử
Bánh ép thơm ngon, hấp dẫn là vậy, do đó sẽ cực kỳ nuối tiếc nếu bạn đến Huế mà không thưởng thức căng bụng món ăn này. Mỗi một quán bánh ép sẽ có một hương vị đặc trưng riêng, tùy thuộc vào công thức, cách gia giảm nguyên liệu, gia vị của chủ quán. Vậy, bánh ép Huế bán ở đâu là ngon nhất? Dưới đây là LIST 14 quán bán bánh ép nổi tiếng nhất cố đô.
1. Bánh ép chị Huệ – bánh ép “sang” bậc nhất xứ Huế
- Địa chỉ: Số 116 đường Lê Ngô Cát, thành phố Huế
- Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 00 – 21 giờ 30
Bánh ép chị Huệ ở Lê Ngô Cát là địa chỉ quán bánh ép đầu tiên mà Sơn Trà Travel gợi ý cho bạn. Bởi quán chị Huệ nổi tiếng là quán bánh ép “sang”, nổi tiếng nhất mảnh đất cố đô.
Chiếc bánh ở đây rất to, đầy đặn, nhân nhiều thịt, “ghi điểm” trong lòng du khách. Miếng bánh khi cuốn với rau sống và chấm nước chấm “thần thánh” được pha chế theo công thức riêng của quán sẽ càng trở nên ngon đến lạ. Nước chấm có vị vừa cay, mặn, vừa ngọt hòa quyện với nhau.
Do đó, dù không gian quán khá nhỏ hẹp, nhưng thực khách vẫn không ngần ngại đến đây chờ đợi để được thưởng thức dĩa bánh ép ngon nức tiếng. Để trải nghiệm đầy đủ ẩm thực Huế và địa điểm du lịch Huế bạn phải đăng ký đi tour Huế 3 ngày 2 đêm mới trải nghiệm hết được.
2. Bánh ép Gia Di Huế – quán ngon không thể chối từ
- Địa chỉ: Số 101 đường Bà Triệu, thành phố Huế.
- Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 30 đến 21 giờ 00.
Gia Di cũng là một trong TOP những quán bánh ép nổi tiếng nhất Huế. Đây là quán bánh lưu giữ được hương vị truyền thống của món ăn này. Quán Gia Di thu hút thực khách bởi rất nhiều loại bánh như: bánh ép dẻo, bánh ép Huế khô.
Là quán bánh ép nổi tiếng, Gia Di đầu tư xây dựng quán rộng rãi, thoáng mát. Điều này mang đến trải nghiệm thưởng thức bánh ép vui vẻ, thoải mái nhất cho thực khách. Thế nhưng, giá bán bánh cũng rất hạt dẻ, chỉ từ 2.000 – 5.000 đồng/cái bánh dẻo.
3. Bánh ép Huế – quán Nguyễn Du nức tiếng gần xa
- Địa chỉ: Số 20 đường Nguyễn Du, thành phố Huế.
- Giờ mở cửa: Từ 15 giờ 00 đến 22 giờ 00.
Bánh ép Nguyễn Du là quán bánh ép ngon nức tiếng. Nếu chưa một lần ghé đến đây thưởng thức, chuyến du lịch đến cố đô của bạn sẽ chưa thực sự trọn vẹn. Từ bên ngoài quán, bạn đã có thể cảm nhận mùi thơm nức mũi của chiếc bánh ép chín xì xèo trên bếp.
Ngoài bánh ép trứng, thịt mỡ truyền thống, quán Nguyễn Du còn bonus nhiều nguyên liệu hấp dẫn: Bánh ép pate, thịt, bò khô hay bánh ép “full topping”.
Quán có diện tích không quá rộng, nhưng luôn nườm nượp thực khách vào ra. Dù đông đến mấy, chủ quán vẫn đảm bảo phục vụ các “thượng đến” những chiếc bánh nóng nghi ngút khói, thơm ngon nhất.
4. Bánh ép Cầu Hai – quán bánh ép được nhiều người săn đón
- Địa chỉ: Số đường 09 Trương Định, thành phố Huế
- Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 00 – 21 giờ 30.
Bánh ép Cầu Hai cũng là một trong những quán bánh lưu giữ trọn vẹn hương bị bánh truyền thống. Quán đường Trương Định được nhiều người ưu ái đánh giá là quán bánh ngon nhất làng Cầu Hai.
Điểm nổi bật giúp quán “ghi điểm” với thực khách là phần nhân vô cùng dày dặn. Phần tôm, thịt được cho rất nhiều vào làm nhân bánh. Khi cuốn bánh với rau sống, chỉ cần một chiếc bánh ép, thêm chút rau, dưa, chua ngọt, bạn sẽ có một cuốn bánh đầy ú ụ. Chấm cuốn bánh với nước sốt pha chế theo công thức đặc biệt, đảm bảo bạn sẽ không thể ngừng thưởng thức.
5. Bánh ép Thuận An – bánh ép khô mang về làm quà
Bánh ép Huế khô Thuận An ban đầu chỉ là thức quà ăn chơi của những đứa trẻ vùng biển. Về sau, bánh ép trở thành món ăn vặt được ưa chuộng. Du khách đến Huế đã quen thuộc với việc mua bánh ép khô về làm quà, bởi món bánh này được bày bán ở mọi cửa hàng đặc sản Huế.
Bánh ép khô Thuận An có nguyên liệu, cách làm như bánh ép dẻo thông thường. Tuy nhiên, bánh ép khô được ép trong thời gian dài. Bánh ép khô được ép lâu hơn bánh ép dẻo, cho đến khi khô giòn. Sau khi được ép giòn, bánh được cho vào túi nilon và đóng gói kĩ, đảm bảo độ giòn đến tay khách hàng.
Khi ăn, người ta thường chấm kèm bánh với tương ớt. Nếu muốn ngon và đậm đà hương vị hơn, hãy phết thêm một chút pate lên miếng bánh và kẹp đôi lại với nhau. Khi ăn, bạn sẽ cảm thấy vị giòn của bánh, vị béo của pate, vị cay nồng của tương ớt.
6. Quán dì Mai – quán bánh ép Huế ngon quên cả lối về
- Địa chỉ: Đối diện cổng trường THCS Duy Tân, thành phố Huế
- Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 00 – 21 giờ 00
Tọa lạc ngay trước cổng trường Duy Tân, do đó quán dì Mai luôn đông khách nườm nượp. Quán cũng thường hết bánh sớm. Vì khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên nên bánh ép dì Mai có giá rẻ. Nhưng không vì vậy mà chất lượng bánh bị cắt giảm.
Ngược lại, bánh ở đây khá to, nhân thịt trứn đầy đặn, thơm ngon. Nhờ vậy, bánh ép Dì Mai là “quán ruột” của biết bao thế hệ học trò trường Duy Tân và cả các trường lân cận.
7. Quán chị Xí – cái tên quen thuộc của giới học sinh, sinh viên
- Địa chỉ: Số 22, hẻm 103 đường Nhật Lệ, thành phố Huế.
- Giờ mở cửa: Từ 10 giờ 00 đến 21 giờ 00
Thêm một địa chỉ ăn bánh ép Huế vừa rẻ, vùa ngon, được các thế hệ học sinh, sinh viên Huế thuộc nằm lòng. Chị Xí là cái tên được nhiều người nghĩ ngay đến mỗi khi có ý định rủ rê nhau đi ăn bánh ép. Chiều lòng thực khách, chị Xí có bánh ép dẻo dai và bánh ép khô, giòn phục vụ “thượng đế”, tùy thuộc vào sở thích, khẩu vị của từng người.
Dù quán luôn đông khách nhưng chỉ đợi khi khách gọi món, chủ quán mới ép bánh theo yêu cầu. Không gian của quán khá rộng, chủ quán vui tính, nhiệt tình, “chiều lòng” thực khách. Giá bánh cũng siêu “mềm”, chỉ khoảng 10.000 đồng/phần. Đặc biệt, quán mở bán khá sớm, bạn có thể đến đây thưởng thức bánh ép bất kỳ khi nào.
8. Quán chị Hằng – bánh ép Huế ngon
- Địa chỉ: Đường Thái Phiên, phường Tây Lộc, thành phố Huế.
- Giờ mở cửa: Từ 15 giờ 00 – 22 giờ 00.
Bánh ép chị Hằng cũng là một địa chỉ bán bánh ép lừng danh khắp xứ Huế. Quán chị Hằng cũng có phần bánh với nguyên liệu và cách chế biến tương tự những quán khác. Tuy nhiên, điều làm nên sự đặc biệt của món bánh ép quán chị Hằng là ở phần nước chấm khá khác biệt.
Nước chấm ở đây được pha chế từ nước tương theo một công thức đặc biệt. Thành phẩm nước tương chấm bánh không quá mặn, cũng không quá ngọt, khéo léo vừa đủ đến làm đậm đà thêm hương vị món bánh ép.
9. Quán Mụ Kiều – địa điểm ăn bánh ép Huế lạ miệng
- Địa chỉ: Số 04 đường Lê Văn Sỹ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế
- Giờ mở cửa: Từ 15 giờ 00 đến khoảng 21 giờ 30.
Nếu muốn thưởng thức bánh ép khác lạ một chút, không hoàn toàn chế biến theo công thức truyền thống, hãy đến với quán Mụ Kiều. Quán thuộc địa phận Phú Vang – Huế. Mặc dù nằm khá xa trung tâm, nhưng nhiều thực khách vẫn không ngại vượt đường xa để được thỏa mãn vị giác khi nhâm nhi món bánh ép đặc biệt.
Quán có món bánh ép khô, ăn không mà vẫn thấy ngon “nhức răng”. Bánh ép dẻo của quán Mụ Kiều đặc biệt thơm ngon, đầy đặn với phần nhân đa dạng. ,
10. Quán Cây Dừa – bình dân nhưng chất lượng
- Địa chỉ: Số 73 đường Tùng Thiện Vương, thành phố Huế.
- Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 00 – 20 giờ 00
Trong LIST những quán bánh ép Huế được săn lùng nhiều nhất, không thể thiếu cái tên Cây Dừa. Quán Cây Dừa nổi tiếng không chỉ bởi những chiếc bánh ép đầy đặn, siêu chất lượng mà còn nhờ giá bán cực “hạt dẻ”.
Mỗi chiếc bánh chỉ có giá khoảng 2.000 – 3.000 đồng nhưng luôn đầy đủ nhân thịt, trứng. Bánh tráng đến đâu dọn lên đến đó nên luôn đảm bảo dẻo, dài, nóng hổi “vừa thổi vừa xơi”.
Đừng quên thêm chút rau sống, chua ngọt và nước mắm ớt cay xé lưỡi nhé. Đảm bảo bạn sẽ được cảm nhận hương vị món ăn ngon quên cả lối về khi đến với quán Cây Dừa. Dù nằm khá xa trung tâm thành phố, quán Cây Dừa vẫn luôn “hút” khách nhờ chất lượng đã làm nên thương hiệu.
11. Bánh ép Nguyễn Khoa Vy – công thức bánh gia truyền lâu đời
- Địa chỉ: Số 8 ngách 24 đường Nguyễn Khoa Vy, thành phố Huế
- Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 00 – 21 giờ 00
Quán bánh ép Huế Nguyễn Khoa Vy nằm trong con ngõ sâu ở trung tâm thành phố. Đường đi hơi khó tìm, nhưng thực khách vẫn không ngại ghé thăm quán. Chưa kể, để bánh luôn thơm ngon, nóng hổi, chủ quán phải chờ khách gọi món mới đổ bánh.
Vào giờ cao điểm, thực khách tập trung đông, bạn sẽ phải chời đợi để được phục vụ món ăn. Nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chờ lâu để được thưởng thức những chiếc bánh ép ngon chuẩn bị.
Bánh ép ở Nguyễn Khoa Vy có vị ngon đặc trưng, được tẩm ướp, chuẩn bị nguyên liệu và đổ bánh theo công thức gia truyền riêng. Điều này làm nên những chiếc bánh ép thành phẩm thơm ngon, dai giòn, béo ngậy. Đồ ăn kèm ngoài rau sống, rau răm, chua ngọt còn được “bonus” thêm nem, tré Huế.
12. Quán Boo – lừng danh cả xứ Huế
- Địa chỉ: Số 53 đường Trường Chinh, thành phố Huế
- Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 00 đến 22 giờ 30
Quán Boo “sinh sau đẻ muộn”, là cái tên mới trong danh sách những quán bánh ép xứ Huế. Nhờ ra đời sau, quán Boo đã nhanh chóng bắt kịp thị hiếu, khẩu vị của giới trẻ. Quán phục vụ những chiếc bánh ép với phần nhân đa dạng.
Món best seller của quán bánh ép Huế Boo là bánh ép thịt, pate thịt và bánh ép thường. Quán được nhiều du khách đánh giá cao về chất lượng món ăn cũng như phong cách phục vụ.
13. Quán Trang – Quán mở cửa từ 14h00 đến 21h00.
- Địa chỉ: Số 05 đường Nguyễn Hữu Thọ và số 03 đường Lê Viết Lượng, thành phố Huế.
- Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 00 – 21 giờ 00.
Quán Trang được đánh giá là quán bánh ép khang trang, rộng rãi, quy mô lớn nhất trong số các quán bánh ép tại Huế. Thông thường, các quán bánh ép được bài trí đơn giản, mộc mạc.
Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh quen thuộc tại các quán bánh ép là chiếc bàn ghế nhựa nhỏ, hay bàn ghế gỗ giản đơn được kê san sát nhau trong một không gian đơn sơ, thường khá nhỏ hẹp. Cũng có khi quán bánh ép được bày bán ngay trên vỉa hè, bên lề đường.
Nhưng khi đến quán Trang, thực khách sẽ bất ngờ với không gian đẹp, quá tiện nghi “so với quy định” thường thấy của một quán ăn vặt. Bởi lẽ, ngoài bánh ép nóng hổi, thơm ngon, quán còn kết hợp mô hình cà phê sân vườn thoáng đãng, mát mẻ.
Hiện quán có hai loại bánh ép Huế đặc trưng nhất là bánh ép nhân thịt và bánh ép nhân thịt, tôm. Giá bán khoảng 20.000 đồng/đĩa bánh. Ngoài bánh ép, quán còn bán cả chả, nem, tré Huế.
14. Quán Mụ Ni – phù hợp với khẩu vị nhiều người
- Địa chỉ: Số 27 đường Lê Hồng Phong, thành phố Huế.
- Giờ mở cửa: Từ 13 giờ 00 đến 21 giờ 30.
Cái tên cuối cùng mà Sơn Trà Travel nhắc đến trong LIST quán bánh ép Huế nổi tiếng là quán Mụ Ni. Bánh ép ở đây nổi tiếng với chiếc bánh được tráng khá to, đầy đặn. Hương vị bánh đặc biệt theo phong cách truyền thống, phù hợp với đa phần khẩu vị của người dân Huế.
Nước mắm chấm bánh quán Mụ Ni đa dạng cho du khách lựa chọn. Từ mắm nêm đến mắm chua ngọt, bạn có thể tùy chọn thêm hoặc bớt lượng tỏi, ớt theo sở thích.
Cách làm món bánh ép Huế ngon đúng chuẩn vị
Như đã chia sẻ, nguyên liệu để làm nên chiếc bánh ép cực dân dã, quen thuộc. Cách làm bánh cũng không quá cầu kỳ. Nhưng để làm ra được chiếc bánh có hương vị chuẩn chỉnh, độ dài giòn đúng như yêu cầu kỳ thực không hề đơn giản. Hãy tham khảo công thức làm bánh ép đúng chuẩn vị ngay dưới đây nhé!
+ Làm bánh cần chuẩn bị những nguyên liệu gì?
Nguyên liệu làm bánh ép Huế
- Bột lọc
- Nhân bánh: Thịt heo, cá, tôm, mực, lạp xưởng, xúc xích, trứng, bò khô, pate.
- Hành lá, hành khô
- Các gia vị: Nước mắm, bột ngọt, chanh, sả, ớt
- Các loại rau sống ăn kèm với bánh ép: Dưa chuột, rau thơm, rau răm, rau tía tô, xà lách, rau diếp cá, rau húng.
- Đu đủ, cà rốt ngâm chua ngọt.
+ Các công đoạn làm bánh ép Huế
- Cách pha bột làm bánh ép Huế: Bột lọc khi cho nước vào để nhồi phải gia giảm theo tỉ lệ nhất định để bột trộn xong có độ dẻo mềm. Khi ấy, viên bột đem đi ép mới dai, mềm nhưng không bị nát. Thường bột sẽ được nặn thành những viên tròn, điểm phần nhân lên trên.
- Quy trình nặn nhân bánh: Nhân bánh sau khi được sơ chế sẽ được mang trộn với nhau, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Quy trình tráng bánh ép: Chảo gang sẽ được đặt lên bếp than đỏ lửa. Sau đó, hãy phết một lớp dầu ăn mỏng lên bề mặt chảo để chống dính. Tiếp theo, cho viên bột với phần nhân đã kẹp sẵn vào giữa chảo, mép chảo cho bột dàn mỏng ra. Ép chặt trong khoảng 5 đến 6 giây cho đến khi nghe tiếng bột chín xì xèo, tỏa hương thơm nức. Cho thêm những “topping” khác mà bạn yêu thích. Tiếp tục ép chảo gang lại. Cứ như vậy, lật đều tay khoảng 3,4 lần cho đến khi bánh chín đều.
+ Cách pha nước chấm “đỉnh kout” để ăn bánh ép Huế
Một yếu tố quyết định đến hương vị thơm ngon của món bánh ép chính là ở phần nước chấm. Muốn có tay nghề pha nước chấm “đỉnh kout” cũng cần phải qua luyện tập. Dulichsontra.com sẽ bật mí cho bạn một công thức pha nước chấm khá ngon cho món bánh ép.
- Pha nước mắm chua ngọt: Nước chấm bánh ép Huế phổ biến chính là nước mắm chua ngọt, thêm chút tỏi băm và ớt tươi. Hay nếu muốn nhanh gọn hơn, bạn có thể trộn nước mắm cùng chút tương ớt.
- Pha nước chấm mắm nêm: Thay nước mắm bằng mắm nêm thơm nức mũi. Thêm chút đường, chanh, tỏi, ớt. Bạn đã có bát nước chấm ngon quên lối về rồi!
Đảm bảo, nếu làm đúng theo công thức bánh ép Huế trên, bạn sẽ chiêu đãi bạn bè người thân một bữa bánh ép ngon chuẩn vị Huế ngay tại nhà.
Hướng dẫn cách ăn bánh ép Huế đúng chuẩn
Sau khi đã tham khảo hướng dẫn làm bánh ép Huế và cho ra đời thành phẩm đạt chuẩn. Bây giờ đã đến lúc tận hưởng thành quả rồi! Vậy, thưởng thức bánh ép như thế nào mới đúng chuẩn?
Những chiếc bánh nóng hổi sau khi ép từ chảo gang ra sẽ được đặt lên đĩa. Khi ăn, hãy thêm chút rau răm, cà rốt, đu đủ chua ngọt, xà lách, dưa leo lên trên mặt bánh. Dùng chính chiếc bánh ép để “gói ghém” các loại rau dưa, cuộn tròn lại. Đây chính là cách ăn bánh ép ở Huế đúng nhất.
Tranh thủ khi bánh còn nóng hổi, chấm vào bát nước mắm chua cay, mặn ngọt. Bạn sẽ phải xuýt xoa mãi không thôi. Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa đầy đủ hương vị: Vị béo ngậy của dầu, thịt mỡ, dai và thơm của bột lọc, chua ngọt của các loạt rau, bùi béo của trứng, thịt, pate. Quả thật kích thích vị giác và dễ “gây nghiện”!
Lưu ngay một vài kinh nghiệm khi thưởng thức bánh ép ở Huế
Đến với chốn kinh đô xưa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh bánh ép Huế ở khắp mọi góc phố, con đường. Bất kể thời gian nào muốn thưởng thức món ăn này, bạn cũng có thể thỏa lòng mong muốn. Nhưng hãy lưu ý một vài điều sau đây nhé!
- Nên chọn ăn bánh ép Huế vào bữa xế chiều. Sau một buổi dạo chơi, tham quan cố đô, bữa xế là thích hợp nhất cho món quà vặt nổi tiếng này. Đây cũng chính là lý do đa phần các quán bánh ép đều bắt đầu bán từ đầu giờ chiều mỗi ngày.
- Bạn nên thưởng thức bánh ép khi đang đói bụng, vị giác “nhạy” nhất. Có như vậy mới cảm nhận hết sự hấp dẫn của món bánh ép.
- Nếu có thời gian, hãy đi nhiều quán bánh ép khác nhau để cảm nhận hương vị đặc trưng, đa sắc màu của bánh ép Huế ngay tại quê hương cố đô.
- Nên lưu ý về thời gian mở bán và đóng cửa của các quán để chủ động lịch trình.
- Nếu đi ăn bánh ép thì nên tránh các giờ cao điểm, giờ tan làm vì rất đông khách. Bánh được đổ trực tiếp ngay khi khách gọi món nên khi quán quá đông, bạn có thể phải chờ đợi khá lâu để được phục vụ.
>>> Gợi ý: Check–in biển Cảnh Dương | Bãi biển cực “chill”, “hot” bậc nhất xứ Huế
Một vài câu hỏi thường gặp khi tìm mua bánh ép Huế
Là món ăn khá nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết về món này. Vì thế có rất nhiều câu hỏi thắc mắc đến món bánh ép. Sơn Trà Travel sẽ giải đáp luôn sau đây.
+ Giá một phần bánh ép Huế mắc hay rẻ?
Hiện nay, khi vật giá leo thang, mọi mặt hàng đều tăng giá chóng mặt thì bánh ép vẫn duy trì tiếng tăm về một món quà vặt bình dân, giá rẻ. Mỗi chiếc bánh ép chỉ có giá khoảng 2.000 – 5.000 đồng. Đây là mức giá phù hợp túi tiền của đa phần mọi người, kể cả các bạn học sinh, sinh viên.
+ Có nên mua bánh ép Huế về làm quà không?
Ngoài bánh ép dẻo ăn tại chỗ, người Huế còn sáng tạo cách chế biến để cho ra đời những chiếc bánh ép khô có thể bảo quản được lâu. Nhờ vậy, mỗi người con Huế xa quê có thể gói ghém thức quà vặt của tuổi thơ này để mang theo trong hành trang của mình.
Không những vậy, bánh ép khô còn được nhiều du khách chọn mua làm quà sau chuyến du lịch Huế. Vị bánh giòn tan, mặn ngọt vừa ăn, thơm ngon đậm đà khiến ai trót thưởng thức cũng đều “ghiền”. Đặc biệt, bánh ép khô có thể bảo quản lâu dài nên bạn có thể mua với số lượng lớn để về làm quà và ăn dần.
+ Mua bánh ép Huế khô ở đâu là ngon nhất?
Bánh ép ăn liền hay còn gọi là bánh ép dẻo được ép trong thời gian ngắn. Chiếc bánh dẻo dai kết hợp cùng rau sống, đồ chua, ăn cùng nước mắm chua ngọt sền sệt. Còn bánh ép khô sẽ ép trong khoảng thời gian dài hơn để bánh khô giòn.
Bánh ép khô có các thành phần nguyên liệu không khác gì bánh ép dẻo. Bạn sẽ thấy được vì giòn của bánh, vị cay của tương ớt chấm kèm, vô cùng hấp dẫn. Du khách có thể tìm mua bánh ép Huế khô tại cửa hàng Quà Huế Online, Mộc Truly Hue’s, ở chợ Đông Ba hoặc các hộ dân làm bánh ép khô ở Thuận An, Thừa Thiên Huế.
+ Bánh ép Huế làm từ bột gì?
Bánh ép xứ Huế được làm từ bột lọc (bột năng). Trải trên mặt bánh là thịt mỡ ướp muối, trứng gà, hành lá nên bánh này được xem là thỏa mãn các giác quan của người thưởng thức, đủ vị mặn, cay, ngọt, giòn, vô cùng hấp dẫn.
Có thể nói, bánh ép Huế đã trở thành một món không thể thiếu trong nền ẩm thực cố đô. Thứ bánh dẻo mềm, thơm ngon, giá cả bình dân này đã “chinh phụ” biết bao tín đồ. Nếu đã “bỏ túi” được những địa chỉ ăn bánh ép ngon nhất xứ Huế, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức nhé!
XEM THÊM:
- Suối Nước Nóng Thanh Tân Huế – Giá Vé, Giờ Mở Cửa
- Giới thiệu Điện Voi Ré Huế nơi tôn thờ loài voi nhà Nguyễn
- Khám phá vẻ đẹp Núi Bạch Mã Huế “Vườn quốc gia Bạch Mã”
Ngân Hà – Dulichsontra.com
Bài viết liên quan