Top 12 quán bánh khoái Huế ngon – Trải nghiệm hoàn hảo cho ngày mùa đông

Nhắc đến Huế, chúng ta sẽ nhớ ngay đến chốn kinh đô xưa với nhịp sống nhẹ nhàng, bình yên và phong cảnh nên thơ, hữu tình, cổ kính. Chưa hết, du lịch Huế còn nổi tiếng với nền ẩm thực truyền thống đa dạng, gói ghém tinh hoa, hồn cốt của ẩm thực chốn cung đình. Chính điều này đã giúp các món ăn cố đô trở nên nổi tiếng với vô số món cực hấp dẫn, khiến thực khách say lòng. Trong đó, bánh khoái Huế mà một trong những món ngon “cực phẩm” mà nhiều người trót “phải lòng”.

Lý giải nguồn gốc tên gọi bánh khoái Huế

Bánh khoái là gì?

Bánh khoái là loại bánh riêng có của xứ Huế, trở thành món ăn phổ biến được đông đảo người dân Huế và cả du khách thập phương yêu thích. Bánh khoái có thể thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày đều được, đặc biệt là vào bữa chiều, tối.

Bánh khoái có phần vỏ dày, vàng ruộm được đổ từ bột gạo. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vỏ bánh giòn tan trong miệng, hòa quyện với phần nhân đa dạng các “topping” khác nhau như tôm, thịt ba chỉ heo, bò, chả, trứng, mực…  Bánh được chấm cùng hỗn hợp nước lèo pha chế theo công thức riêng biệt, tạo hương vị thơm ngon độc đáo, khó cưỡng.

Tham khảo ngay : 37 món đặc sản Đà Nẵng nổi tiếng mua về làm quà

Bánh khoái xuất hiện từ rất lâu trong ẩm thực Huế
Bánh khoái xuất hiện từ rất lâu trong ẩm thực Huế

Nguồn gốc của món bánh khoái ở Huế

Theo các nghệ nhân ẩm thực kinh đô, chiếc bánh khoái xuất hiện từ rất lâu trong ẩm thực Huế và có tên gọi “Bánh khoái” là xuất phát từ hai lý do.

Đầu tiên, do xưa kia, các đầu bếp thường đổ bánh bằng bếp củi. Khi đổ bột gạo vào chiếc chảo dầu nóng, khói bốc lên nghi ngút nhiều làm cay mắt. Từ đó bánh được gắn liền với các tên “Bánh khoái” (Do cách phát âm của người Huế: “Khói” đọc chệch thành “Khoái”).

bánh khoái Huế
Có nhiều lý giải về nguồn gốc món bánh khoái Huế

Thông thường, để bánh khoái Huế đảm bảo độ nóng giòn, khi khách “order” món chủ quán mới bắt đầu bắc khuôn lên bếp than để đổ bánh. Chiếc khuôn bánh làm bằng gang, hình tròn, có tay cầm. Khi dầu sôi, người ta đổ một lớp bột gạo mỏng vào khuôn. Bánh vừa chín vàng thì thêm tôm, chả, thịt, trứng, giá… vào một bên, lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt.

Bánh khoái vừa đổ xong sẽ được mang ra bàn cho khách khi còn nóng hổi, bánh vẫn đang bốc khói (hơi), đây cũng có thể là lý do cho tên gọi này.

Cách lý giải thứ hai: Nhiều người cho rằng chứ “khoái” nghĩa là “khoái chí”, “khoái khẩu” Đây là cảm xúc của các thực khách khi thưởng thức miếng bánh vàng ruộm, giòn rum rúm, chỉ muốn ăn mãi không thôi!

>> Xem thêm: Bánh ướt thịt nướng, món ngon nhất định phải thử khi đến Huế

Bánh khoái Huế khác gì so với bánh xèo miền Nam?

Thoạt nhìn, nhiều người có thể lầm tưởng bánh xèo miền Nam, bánh xèo Đà Nẵng là bánh khoái. Bởi chiếc bánh khóai cũng có hình tròn, màu vàng ruộm trông rất giống bánh xèo. Tuy nhiên, chỉ có hình dáng hơi giống bánh xèo miền Nam, còn bánh khoái có cách ăn và tên gọi hoàn toàn khác.

Bánh khoái là món bánh chiên độc đáo của mảnh đất cố đô. Cách làm khá giống với món bánh xèo Đà Nẵng/bánh xèo miền Nam. Bánh khoái cũng được đổ trong khuôn hình tròn, với thành phần chính là bột gạo với nhân tôm, thịt, chả…

Tuy nhiên, nếu bánh xèo có mặt bánh to, mỏng, đường kính khoảng 40cm thì bánh khoái kích thước nhỏ hơn, chỉ từ 15 – 20cm. Tuy nhiên, mặt bánh có độ dày hơn hẳn so với bánh xèo.

Bánh khoái thoạt nhìn trông rất giống bánh xèo Đà Nẵng
Bánh khoái thoạt nhìn trông rất giống bánh xèo Đà Nẵng

Bánh khoái thường được pha thêm lòng đỏ trứng gà/trứng vịt để tạo màu vàng ruộm đẹp mắt và độ xốp, giòn cho phần vỏ bánh. Còn bánh xèo thường được tạo màu bằng cách thêm chút bột nghệ vào bột trước khi đổ bánh.

Một điểm khác biệt tạo nên hương vị độc đáo cho bánh khoái Huế là khi thưởng thức, bánh khoái sẽ được chấm cùng một loại nước lèo sền sền, pha chế theo công thức riêng từ gan heo, thịt nạc, động phộng…

Bánh khoái được cắt thành đôi, thực khách sẽ gắp một nửa chiếc bánh có hình bán nguyệt, cho vào bát, thêm chút rau sống và nước lèo rồi thưởng thức.

Trong khi đó, người miền Nam lại ăn bánh xèo bằng cách lấy miếng bánh kèm thêm chút rau sống rồi cuốn với bánh tráng, chấm nước mắm chua ngọt.

>>> Tham khảo: Cầm tấm vé quay về tuổi thơ với món kẹo cau Huế ngọt ngào

Bánh khoái Huế có những loại nào?

Tất cả bánh khoái các vị đều đổ bằng bột gạo xay, đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, nêm nếm thêm gia vị như tiêu, hành, mắm, muối…

Khuôn đổ bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con, có cán cầm. Khi nào có khách ăn, các chủ quán mới bắc khuôn lên lò đổ bánh, cho chút dầu làm nóng khuôn rồi múc một thìa lớn bột trứng đổ vào khuôn.

Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc khói lên ngay lập tức, kèm theo đó là hương thơm hấp dẫn, kích thích vị giác. Khi bột chín vàng ruộm, tùy vào “topping” thêm vào làm nhân bánh mà bánh khoái Huế có nhiều loại khác nhau.

>>> Gợi ý: Địa chỉ bán bánh lọc Huế ngon nhất 2022

+ Bánh khoái tôm, thịt, trứng, chả

Đây là “dòng bánh” phổ biến, được yêu thích và “order” nhiều nhất tại các hàng quán. Bánh khoái nhân tôm, thịt, trứng, chả… có phần nhân đầy ú ụ trải trên khắp bề mặt. Bánh sau khi chiên có vỏ rất giòn và thơm, phần nhân đầy đặn.

Bánh khoái tôm thịt rất phổ biến và được yêu thích
Bánh khoái tôm thịt rất phổ biến và được yêu thích

+ Bánh khoái thịt bò

Ngoài bánh khoái tôm, thịt, bánh khoái thịt bỏ dẫu có giá “nhỉnh” hơn một chút nhưng cũng cực “đáng đồng tiền bát gạo” và được nhiều khách hàng yêu thích, lựa chọn.

Bánh khoái thịt bò thường được thêm giá đỗ vào tạo vị ngọt, thơm
Bánh khoái thịt bò thường được thêm giá đỗ vào tạo vị ngọt, thơm

Mỗi chiếc bánh khoái thịt bò sẽ gồm phần nhân đầy đặn với trứng, thịt bò, thêm chút giá tươi, hành lá. Để có được chiếc bánh khoái đảm bảo chất lượng, tươi ngon hấp dẫn, thịt bò được ướp với sả từ trước để dậy hương thơm, nêm nếm thêm các gia vị sao cho vừa miệng nhất. Ngoài ra, trong nhân bò còn được “bonus” thêm trứng gà để tạo vị béo, thơm hấp dẫn.

+ Bánh khoái cá kình

Bánh khoái cá kình là một biến tấu của bánh khoái Huế mà chỉ mảnh đất cố đô mới có. Bánh khoái cá kình xuất phát từ làng Chuồn, nơi có đầm Chuồn nổi tiếng với nhiều thủy sản tự nhiên ngon lành – trong đó có cá kình.

Bánh khoái cá kình - Đặc sản làng Chuồn
Bánh khoái cá kình – Đặc sản làng Chuồn

Cá kình tươi sống bắt từ đầm Chuồn lên sẽ được làm sạch, cắt bỏ vi, ruột cá… rồi để nguyên con làm nhân bánh khoái. Bánh khoái cá kình được chấm cùng nước mắm ruốc ớt tươi nguyên chất, tạo nên hương vị “độc nhất vô nhị”, cay mặn đậm chất ẩm thực Trung Bộ.

+ Bánh khoái mực

Bánh khoái mực cũng là một biến tấu tạo nên sự phong phú của bánh khoái Huế, giúp thực khách có thêm nhiều lựa chọn và không bao giờ cảm thấy chán món ăn này.

Để có một chiếc bánh khoái mực chuẩn không cần chỉnh, người làm bánh phải chỉnh chu và tỉ mẩn ngay từ công đoạn chọn nguyên liệu làm bánh.

Mực đúc bánh thường là mực bọt (mực con) hoặc mực kim
Mực đúc bánh thường là mực bọt (mực con) hoặc mực kim

Mực để đổ bánh chắc chắn phải đảm bảo độ tươi ngon – ấy là tiêu chuẩn đầu tiên quyết định đến độ ngon của chiếc bánh. Mực đúc bánh thường là mực bọt (mực con) hoặc mực kim – có kích thước to hơn đầu ngón tay một chút. Nếu không có mực con, người ta cũng có thể dùng mực ống, cắt khoanh nhỏ để đổ bánh.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, khuôn đúc bánh được bắc trên bếp, tráng lớp mỏng dầu ăn rồi cho mực lên. Khi mực bắt đầu chuyển từ màu hồng tím sang trắng thì thêm một muỗng hỗn hợp bột gạo vào tráng đều khắp khuôn. Lưu ý không để mực trên bếp quá lâu để giữ được độ giòn dai của thịt mực.

Cuối cùng, thêm chút giá đỗ, hành lá… rồi đợi mùi thơm nức mũi bốc ra là bạn đã có thể thưởng thức chiếc bánh khoái mực ngon đúng điệu.

>>> Tham khảo: Ẩm thực cung đình Huế – nét đặc sắc của vùng đất Cố Đô

“Ghim” ngay 10 địa chỉ ăn bánh khoái Huế ngon lịm tim, rẻ bất ngờ

Bánh khoái hấp dẫn đặc biệt đến vậy, còn chần chừ gì nữa là không “lên đồ” đi ăn thôi nào! Nhất là vào những ngày đầu đông se se lạnh, được ngồi thưởng thức chiếc bánh khoái nóng giòn còn nghi ngút khói cùng bạn bè, người thân thì quả thực không thú vui nào bằng.

Đến Huế, ngoài check-in ở các địa điểm du lịch nổi tiếng, nếu bạn không thực hiện một chuyến khám phá ẩm thực cố đô thì quả thực có lỗi với bản thân đấy! Hãy sắp xếp lịch trình của mình để không bỏ lỡ bất kỳ một trải nghiệm hấp dẫn nào khi đi du lịch Huế. Tham khảo tour du lịch Huế và lên kế hoạch cho chuyến đi ngay từ hôm nay nhé!

1. Bánh khoái chị Hạnh

  • Địa chỉ: Số 11 đường Phù Đức Chinh, thành phố Huế.
  • Giờ mở cửa: Từ 8 giờ  đến 22 giờ .
  • Giá tham khảo: 30.000đ – 55.000 đồng.

Bánh khoái chị Hạnh là một địa chỉ ăn bánh khoái Huế ngon xuất sắc, lại có giá “hạt dẻ” đến bất ngờ, “được lòng” người dân cố đô.

Bánh khoái chị Hạnh là một địa chỉ ăn bánh khoái ngon xuất sắc
Bánh khoái chị Hạnh là một địa chỉ ăn bánh khoái ngon xuất sắc

Bánh khoái ở đây được chế biến theo công thức gia truyền với phần nước lèo lèo thơm ngon, bùi béo của gan heo, thịt nạc, đậu phộng giã nhuyễn… chắc chắn sẽ khiến bạn ấn tượng ngay từ lần nếm thử đầu tiên.

2. Bánh khoái Lạc Thiên

  • Địa chỉ: Số 6 đường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Huế.
  • Giờ mở cửa: Từ 8 giờ  – 23 giờ.
  • Giá: 50.000 – 70.000 đồng.

Đều là bánh khoái Huế, nhưng mỗi quán ăn lại mang một hương vị riêng chứa đựng tâm huyết, tay nghề khéo léo của chủ quán. Đến với quán bánh khoái Lạc Thiên, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, khoan khoái khi được thưởng thức món ăn đánh thức vị giác này.

3. Bánh khoái Thu Sương

  • Địa chỉ: Số 86 đường Kim Long, thành phố Huế.
  • Giờ mở cửa: Từ 7 giờ  – 21 giờ .
  • Giá: 10.000 đồng/cái.
Ăn bánh khoái vào một buổi chiều đông quả thực là trải nghiệm hấp dẫn
Ăn bánh khoái vào một buổi chiều đông quả thực là trải nghiệm hấp dẫn

Quán mở bán cả ngày, từ sáng đến tối vào tất cả các ngày trong tuần nên bạn có thể thoải mái chọn giờ đến quán, bất kể là vào bữa ăn nào. Đặc biệt, bánh khoái ở đây có giá khá “mềm”, nhưng lại vô cùng đầy đặn, ngon lành. Do đó, quán phù hợp với thực khách là học sinh, sinh viên cho đến người lao động.

4. Bánh khoái Hồng Mai

  • Địa chỉ: Số 78 đường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Huế.
  • Giờ mở cửa: Từ 10 giờ đến 22 giờ.
  • Giá: 10.000 – 20.000 đồng.

Nhắc đến quán bánh khoái ngon ở Huế, không thể bỏ qua bánh khoái Hồng Mai. Quán mở cửa từ trưa đến tối, và luôn tấp nập khách ra vào từ khi mở quán cho tới hết ngày. Không chỉ níu chân du khách nhờ hương vị bánh khoái bùi béo, giòn rụm, quán còn có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, làm hài lòng thực khách.

5. Bánh khoái chị Hoa

  • Địa chỉ: số 27 đường Mai Thúc Loan, thành phố Huế.
  • Giờ mở cửa: Từ 16 giờ đến 21 giờ.
  • Giá: 20.000 – 30.000 đồng.

Bánh khoái Huế quán chị Hoa chỉ phục vụ những chiếc bánh nóng hổi, còn nghi ngút khói khi vừa được chiên xong ngay sau khi khách order để mang lên cho thực khách. Nhờ vậy, bánh khoái ở đây luôn nóng hổi, giòn tan, thơm ngon hấp dẫn.

Bánh khoái Huế có vị giòn tan, thơm ngon khó cưỡng
Bánh khoái có vị giòn tan, thơm ngon khó cưỡng

Đặc biệt, rau sống của quán luôn được bày biện tươm tất, sạch sẽ với rất nhiều loại rau thơm, diếp cá, xà lách cùng với kế chua, chuối chát, đu đủ, vả… Bánh khoái chiên dầu khi ăn kèm rau sống sẽ tăng thêm phần thơm ngon và làm giảm bớt đi cảm giác dầu mỡ gây ngán.

6. Bánh khoái O Lành

  • Địa chỉ: Chợ Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Giờ mở cửa: Từ 17 giờ 00 – 21 giờ 00.
  • Giá: 8.000 – 10.000 đồng.

Bánh khoái O Lành có địa chỉ ngay tại chợ Chuồn, do đó chắc chắn bạn đã đoán được món “best seller” trong thực đơn của quán rồi đúng không? Chính xác, đó là bánh khoái cá kình đặc biệt.

7. Bánh khoái và bún thịt nướng

  • Địa chỉ: Số 305 đường Nguyễn Trãi, thành phố Huế.
  • Giờ mở cửa: Từ 7 giờ 00 đến 21 giờ 00
  • Giá: 20.000 – 30.000 đồng.

Bánh khoái và bún thịt nướng là hai món chính của quán, sự kết hợp này khiến thực khách yêu thích và thường xuyên lui tới nhiều hơn để thưởng thức cùng lúc hai món ăn ngon lành, dễ ăn vào mọi thời điểm trong ngày.

Chỉ cần thưởng thức khoảng 2 – 3 chiếc bánh khoái, thêm tô bún thịt nướng đầy ú ụ là bạn đã nạp đủ năng lượng cho một ngày dài học tập, làm việc, lại còn “đã cơn thèm” món Huế nữa chứ!

8. Bánh khoái Lạc Thạnh

  • Địa chỉ: Số 10 đường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Huế
  • Giờ mở cửa: Từ 7 giờ 00 đến 18 giờ 00.
  • Giá: 10.000 – 20.000 đồng.
Bánh khoái Lạc Thạnh
Bánh khoái Lạc Thạnh

Quán bánh khoái Huế ngon, rẻ gọi tên Lạc Thạnh. Địa chỉ ăn bánh khoái này đã đi vào lòng rất nhiều người dân địa phương và cả du khách đến với Huế.

9. Bánh khoái Bình Dân

  • Địa chỉ: Số 303 đường Nguyễn Trãi, thành phố Huế
  • Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 00 đến 21 giờ 00
  • Giá: 10.000 – 25.000 đồng.
Một góc cửa hàng bánh khoái Huế
Một góc cửa hàng bánh khoái Huế

Bánh khoái Bình Dân – Ngay từ tên gọi đã cảm nhận được phong cách dân dã, gần gũi của quán bánh này. Cũng chính từ sự bình dân, truyền thống ấy giúp chiếc bánh của quán mang đậm hương vị truyền thống nhờ công thức gia truyền đúng chuẩn vị Huế. Đến đây, bạn có thể gọi cho mình bánh khoái tôm thịt, bánh khoái mực, bánh khoái bò… đều có đủ.

>> Tìm hiểu: Trà cung đình Huế – nét đẹp tinh hoa của vùng đất Cố đô

10. Bánh khoái nem lụi Hoàng Văn Thụ

  • Địa chỉ: Số 34 đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Huế
  • Giờ mở cửa: Từ 14 giờ 00 đến 21 giờ 00
  • Giá: 20.000 – 30.000 đồng.
Bánh khoái - Nem bụi là "combo" gây thương nhớ với nhiều tín đồ ẩm thực
Bánh khoái – Nem bụi là “combo” gây thương nhớ với nhiều tín đồ ẩm thực

Bánh khoái ăn kèm nem lụi là combo hoàn hảo, sự kết hợp tạo nên hương vị ngon bất biến dành cho thực khách khi đến địa chỉ này. Ngoài bánh khoái giòn giòn, béo béo, nem lụi ở đây cũng được nướng từ loại thịt heo tuyển chọn, tươi ngon và nêm nếm gia vị mặn ngọt cực vừa miệng.

11. Quán bánh khoái 305

  • Địa chỉ: Số 305 đường Nguyễn Trãi, thành phố Huế.
  • Giờ mở cửa: Từ 7 giờ 00 – 21 giờ 00
  • Giá tham khảo: 15.000 – 30.000 đồng

Bánh khoái Huế tại quán 305 nổi tiếng nhờ lớp vỏ bánh luôn giòn tan, béo ngậy khi lên bàn phục vụ thực khách. Phần nhân bánh lại cực kỳ đầy đặn, khiến bạn chỉ cần ăn 1 – 2 chiếc bánh là đã cảm thấy đã cơn thèm. Nước chấm của quán cũng có vị ngọt, mặn hài hòa, quyện vào miếng bánh cùng rau sống, dưa chua tạo nên vị ngon hoàn hảo.

12. Quán Hợp Phố – Bánh khoái và nem lụi

  • Địa chỉ: Số 442 đường Chi Lăng, thành phố Huế
  • Giờ mở cửa: Từ 10 giờ 00 – 21 giờ 00
  • Giá tham khảo: Từ 30.000 – 120.000/món
Quán Hợp Phố có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chất lượng các món ăn cũng cực đảm bảo
Quán Hợp Phố có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chất lượng các món ăn cũng cực đảm bảo

Đây là địa chỉ ăn uống mà các tín đồ ẩm thực Huế “mê tít” bởi chất lượng món ăn tuyệt hảo, giá cả lại cực hợp lý. Không gian quán rộng rãi, mát mẻ, nằm ngay trung tâm thành phố. Ngoài bánh khoái, nem lụi nổi tiếng, quán còn phục vụ nhiều món bánh Huế đặc trưng khác.

Ở đây cũng có cơm hến, bún hến cùng các món nhậu nấu thao phong cách ẩm thực Huế, đậm đà, cay cay, mặn mặn hấp dẫn vô cùng.

Hướng dẫn làm bánh khoái Huế

Cách bánh khoái kiểu Huế cũng hao hao giống món bánh xèo Đà Nẵng, nhưng bánh khoái ở Huế có kích thước nhỏ hơn, với chiếc khuôn đổ bánh chỉ có đường kính khoảng từ 15 – 20cm. Dưới đây, Sơn Trà Travel sẽ hưỡng dẫn bạn cách đổ bánh xèo tại nhà chuẩn vị.

Cần chuẩn bị những nguyên liệu gì?

Nhân tôm phải được lựa chọn kỹ càng từ những con tôm còn tươi sống
Nhân tôm phải được lựa chọn kỹ càng từ những con tôm còn tươi sống
  • 300gram bột gạo tẻ khô
  • 100gram tôm tươi
  • 300gram giá đỗ
  • 100gram thịt heo nạc vai
  • 2 quả trứng gà
  • Hành tây, tỏi, ớt, hành lá
  • Gia vị
  • Gan heo, mè rang, lạc rang.
  • 100gram thịt heo xay

Cách làm bánh khoái chuẩn vị Huế đơn giản ngay tại nhà

+ Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Để chuẩn bị bột đổ bánh, đầu tiên hãy lọc bột gạo cho mịn, sau đó cho nước, muối, bột ngọt rồi trộn đều cho đến khi hỗn hợp bột sền sệt là được.
  • Về phần nhân bánh, để làm những chiếc bánh khoái Huế nhân tôm, thịt, trả, chứng, đầu tiên bạn cần sơ chế thịt, tôm, trứng bằng cách rửa sạch.
  • Đem thịt heo băm nhỏ, rồi dùng tay vo thịt thành những viên tròn nhỏ như viên bi. Với tôm tươi, cắt bỏ đầu, đuôi, chỉ đen nhưng vẫn để nguyên vỏ. Sau đó cho tôm vào nồi nước đang sôi, luộc cho đến khi vừa chín tới là được.
  • Rửa sạch giá đỗ, hành tây, hành lá. Củ hành tây sau đó sẽ được đem bóc vỏ, rửa sạch và cắt sợi.
  • Trứng gà tách vỏ, đổ ra chén rồi đánh bông như khi đổ trứng chiên.

+ Bước 2: Đổ bánh.

  • Đầu tiên, bắc khuôn bánh lên cho nóng đều, sau đó hãy thêm vào chảo 2 muỗng dầu ăn sao cho dầu tráng đều trên bề mặt khuôn. Đợi khi dầu nóng già, cho 2 viên thịt vào đảo cho chín tới.
Khi đổ bánh khoái, lưu ý không để quá lửa nếu không bánh sẽ bị cháy xém
Khi đổ bánh khoái, lưu ý không để quá lửa nếu không bánh sẽ bị cháy xém
  • Khi thịt viên đã chín, tiếp tục cho một muỗng hỗn hợp bột gạo đã pha lúc đầu vào, trải kín mặt chảo. Tiếp theo, rải 2 -3 con tôm luộc, hành tây, giá đỗ, hành lá vào rồi đậy kín nắp, chiên khoảng 5 phút cho bột chín, dậy mùi thơm bốc ra từ khuôn bánh là được.
  • Cuối cùng, cho 2 muỗng trứng rưới đều lên mặt bánh. Tiếp đó, thêm 1 muỗng dầu ăn rồi chiên tiếp đến khi mặt trứng chín vàng đều thì tắt bếp và cho bánh ra đĩa. Tiếp tục làm như vậy đến khi hết nguyên liệu.

Pha chế nước lèo đúng chuẩn

“Linh hồn” của bánh khoái Huế còn nằm ở nước lèo, thứ nước sốt độc đáo quyết định đến độ ngon của món bánh này. Nước lèo ăn kèm bánh khoái được chế biến tương đối công phu với nhiều nguyên liệu cần chuẩn bị cầu kỳ như: Gan heo, đậu phộng, mè, thịt nạc, bột bánh…

Nước lèo chính là "linh hồn" của món bánh khoái
Nước lèo chính là “linh hồn” của món bánh khoái

Bí quyết gia truyền của nước lèo bánh khoái như sau:

  • Đầu tiên, bạn làm chảo nóng trên bếp lửa, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng già thì cho hành tím vào phi cho thơm.
  • Sau đó, cho tương ớt vào xào để tạo màu vàng cam đẹp mắt cùng hương vị cay nồng của ớt. Sau khi hỗn hợp sôi, thêm xì dầu, đường, bột, 100gram thịt heo xay, 100gram gan heo, 1 muỗng muối, nước mắm, 10gram mè rang, 20gram đậu phộng rang giã nhuyễn, 50ml nước.
  • Đun hỗn hợp trên bếp cho đến khi sôi, chín mềm và các thành phần trộn đều vào nhau là được. Sau đó, xay cho nhuyễn mịn để tạo thành hỗn hợp sốt chấm sền sệt. Đợi hỗn hợp nước lèo nguội là có thể dùng được. Hãy cho thêm ớt, tỏi tùy theo khẩu vị của bạn và gia đình.

Thành phẩm

Ting ting! Vậy là chúng ta đã hoàn thành một đĩa bánh khoái vàng ruộm, giòn tan ngon đúng chuẩn vị Huế rồi! Thành phẩm đạt chuẩn sẽ có lớp vỏ màu vàng đẹp mắt, khi ăn chỉ cần cuốn kèm bánh cùng rau sống, chấm ngập với nước sốt pate và thưởng thức ngay lúc còn nóng sốt.

Từng miếng bánh nóng hổi, vỏ bánh giòn rum rúm, bên trong là nhân mềm béo béo, mặn mặn, thêm chút vị tươi mát của giá, hành thơm hòa quyện với nước sốt chuẩn vị, phải gọi là ngon “nhức răng”!

Mặc dù, thực khách có thể dễ dàng thưởng thức các món bánh Huế ở nhiều địa phương trên cả nước nhờ sự phổ biến và lan tỏa rộng rãi của ẩm thực Huế. Tuy nhiên, phải khi đến mảnh đất cố đô, hòa mình trong không gian yên bình, chậm rãi, nhẹ nhàng của xứ Huế, bạn mới có thể cảm nhận hương vị nguyên bản và giá trị tinh túy trong từng món ăn của cố đô, trong đó có bánh khoái Huế.

XEM THÊM:

Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com

4.9/5 - (95 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *