Cẩm nang khám phá chùa Bà Mụ Hội An – Di tích trăm tuổi

Phố cổ Hội An sở hữu khá nhiều ngôi chùa cổ kính, lâu đời. Một trong số đó có ngôi chùa Bà Mụ, di tích lịch sử nổi tiếng. Đây không chỉ là nơi thờ phụng linh thiêng, là điểm sinh hoạt tín ngưỡng của người dân. Chùa Bà Mụ Hội An còn được xem như một điểm du lịch, điểm check-in siêu hot được du khách cực kỳ yêu thích. Cùng dulichsontra.com khám phá ngôi chùa này nào!

Giới thiệu chung về chùa Bà Mụ Hội An

– Chùa Bà Mụ nằm ở vị trí nào?

Bà Mụ – ngôi chùa tọa lạc ngay trung tâm phố cổ, trên trục đường Hai Bà Trưng, khá gần với địa điểm du lịch nổi tiếng của Hội An là chùa Cầu nên rất dễ tìm. 

Chùa là một trong những di tích đã có từ lâu. Góp phần quan trọng vào đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân địa phương cũng như du khách từ các nơi khi tới du lịch Hội An tự túc

chùa Bà Mụ Hội An
Ngôi chùa này năm ngay trung tâm phố cổ, dễ tìm.
  • Địa chỉ: 675 Hai Bà Trưng, TP.Hội An, Tỉnh Quảng Nam

– Tại sao có tên là chùa Bà Mụ

Ngôi chùa này trước kia có tên là Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung. Vì cho rằng tên hơi dài nên sau này, người dân đã lược giản đi và gọi là chùa Bà Mụ cho dễ đọc, dễ nhớ. Cái tên này dần được lưu truyền và sử dụng cho đến tận bây giờ. 

– Chùa Bà Mụ Hội An thờ ai?

Cũng như chùa Cầu Hội An, gọi là chùa nhưng chùa Bà Mụ không thờ Phật mà thờ thần.

Gian trái của chùa gọi là Cẩm Hà Cung, nơi thờ Đức Bảo Sanh Đại và 36 bức tượng đại diện cho 36 vị tôn thành, xếp thành 2 hàng ngay ngắn. Gian bên phải thờ Thổ Kỳ và Tổ đình Minh Hương.

chùa Bà Mụ Hội An
Ngôi chùa này không thờ Phật mà thờ Đức Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Khu vực Hải Bình Cung của chùa thờ Đức Thiên Hậu Thánh Mẫu, 12 Bà Mụ và tượng thần Thiên Lý, thần Thuận Phong Nhĩ. Và nét tín ngưỡng thờ cúng này vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Họ cầu mong một cuộc sống an yên, hạnh phúc, con cháu hiếu lễ.

Ngày nay, du lịch Hội An theo hình thức đi tour là lựa chọn của rất nhiều du khách khi tới Đà Nẵng – Hội An. Đi tour Hội An du khách được đưa đón tận nơi, ăn các món đặc sản và đặc biệt là tham quan rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của phố cổ mà mức giá cực rẻ.

Lịch sử chùa Bà Mụ Hội An có thể bạn chưa biết

Công trình chùa Bà Mụ được khởi công xây dựng từ năm 1626. Ban đầu nó nằm ở một vị trí khác, sau này mới chuyển qua vị trí hiện tại tại. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố thời gian và tác động của chiến tranh, thời tiết. Nó chỉ còn lại cổng ra vào.

chùa Bà Mụ Hội An
Chùa Bà Mụ được xây dựng từ lâu và đã trải qua quá trình dài tu sửa.

Đến giai đoạn từ 1848 đến 1922, chùa được trùng tu lại với quy mô lớn hơn, hoành tráng hơn. Trong đó cổng Tam quan là hạng mục quan trọng nhất, cảnh quan di tích xung quanh cũng được tôn tại. Công trình hoàn tất lần cuối cùng vào năm 2016.

Nơi đây đã từng được nhiều nhà nghiên cứu cả trong nước lẫn ngoài nước đánh giá là công trình có kiểu kiến trúc độc đáo của tỉnh Quảng Nam. Vì thế thành phố Hội An đã có kế hoạch giữ gìn và bảo tồn ngôi chùa.

>>> THAM KHẢO: Khám phá biển Cửa Đại – Một trong 25 bãi biển đẹp nhất châu Á

Cách di chuyển tới chùa Bà Mụ Hội An

Trong bài viết này, dulichsontra.com sẽ hướng dẫn cách di chuyển từ thành phố Đà Nẵng. Sau khi tới được Hội An, bạn sẽ dễ dàng đi tới chùa Bà Mụ. Bạn có thể di chuyển bằng một trong các loại phương tiện sau:

+ Di chuyển bằng xe máy/ ô tô cá nhân

Đây là lựa chọn của phần lớn du khách, nhất là các bạn trẻ. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân giúp bạn chủ động, tự do, thoải mái. Xe máy thì có thể thuê với giá từ 80 – 150k/ngày, ô tô thì tùy số chỗ. Sau đó chọn 1 trong 3 cung đường sau để đi:

chùa Bà Mụ Hội An
Đường đi chùa Bà Mụ từ thành phố Đà Nẵng.
  • Đi theo đường Trường Sa /Võ Nguyên Giáp – Lạc Long Quân rồi rẽ vào hướng đi Hội An.
  • Đi theo đường Lê Văn Hiến, qua tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, đi thẳng để vào phố cổ.
  • Đi theo QL1A về hướng Nam, qua đường Vĩnh Điền – rẽ trái qua Huỳnh Thúc Kháng để vào thành phố Hội An.

+ Di chuyển bằng taxi

Nếu chọn taxi, bạn không cần quan tâm đến vấn đề đường đi, bởi tài xế sẽ đưa bạn đến tận chùa Bà Mụ Hội An. Di chuyển bằng taxi mất khoảng 45 – 50 phút, phù hợp cho nhóm 4 – 7 người, nhà có người già, trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên, so với hình thức trên thì giá thành taxi khá cao, thường dao động trong khoảng 350 – 450k/chiều.

+ Di chuyển bằng xe bus

Trường hợp không có hoặc không thuê được các loại phương tiện trên, bạn có thể đón xe bus. Từ Đà Nẵng cũng có xe bus đi Hội An với tần suất 20 phút/chuyến, xuất phát từ 5h30 sáng hàng ngày.

chùa Bà Mụ Hội An
Bạn cũng có thể cân nhắc việc di chuyển bằng xe bus.

Để đi xe bus tới Hội An, bạn ra trạm chờ và đón xe số 1. Sau khi tới bến xe Hội An, bạn chỉ cần di chuyển thêm 10 phút nữa là tới chùa.

>>> Với những du khách đi từ trung tâm phố cổ Hội An thì dễ dàng hơn. Bạn có thể tản bộ, sử dụng xe đạp hoặc xe máy đều được, chỉ mất chừng 8 phút thôi.

Thời điểm đẹp nhất để check-in ở chùa Bà Mụ Hội An

Chùa Bà Mụ được xem là một điểm “sống ảo” cực hot. Tại đây có thể cho ra đời hàng ngàn bức hình chất ngất, triệu like. Nhưng để có hình đẹp, bạn phải lựa chọn thời điểm phù hợp. 

Vì tọa độ check-in của địa điểm này chủ yếu nằm ngoài trời nên chắc chắn không thể đi vào mùa mưa được rồi. Bạn hãy chọn những ngày nắng đẹp của tháng 3 – tháng 8 hoặc tháng 9 cũng được. Lúc này trời khô ráo, nắng vàng, bầu trời xanh trong sẽ khiến bức hình của bạn trong sáng và đẹp hơn.

chùa Bà Mụ Hội An
Muốn có hình xinh bạn phải đến chùa Bà Mụ vào một ngày trời nắng đẹp.

Tuy nhiên, đừng đi vào buổi trưa nhé. Vì nắng miền trung khá gắt và lên hình cũng dễ bị cháy sáng. Hãy đi vào buổi sáng trước 10h hoặc tầm giờ chiều, khoảng 15h trở đi. Nếu chụp được lúc hoàng hôn xuống thì càng tuyệt.

Giờ mở cửa và giá vé tham quan chùa Bà Mụ Hội An

Thông tin này dành cho những bạn muốn biết thời gian mở cửa, giá vé để vào chùa Bà Mụ tham quan, check-in.

– Giờ mở cửa

Chùa Bà Mụ mở cửa vào tất cả các ngày, không có quy định về thời gian đóng cửa. Do đó, bạn có thể tới tham quan ngôi chùa này vào bất cứ lúc nào mình muốn. Nhưng nếu mục đích tới đây để “sống ảo” thì tốt nhất không nên đi vào buổi tối.

chùa Bà Mụ Hội An
Ngôi chùa này mở cửa hàng ngày và hoàn toàn miễn phí.

– Chùa Bà Mụ có vé tham quan không?

Là một điểm du lịch, tọa độ check-in siêu hot nhưng ngôi chùa này không hề bán vé tham quan, hoàn toàn miễn phí. Chỉ trừ các địa điểm nằm trong quần thể các di tích của phố cổ mới bắt buộc mua vé 80k/người.      

Với những bức tường được chạm khắc tinh xảo, những khóm hoa giấy và mặt hồ phẳng lặng phản chiếu dưới nền trời xanh thẳm. Tất cả khiến nó trở nên nổi bật, thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng, check-in.

Các góc check-in của chùa Bà Mụ Hội An cứ đứng vào là có ảnh đẹp

Chùa Bà Mụ nổi tiếng là tọa độ sống ảo siêu hot, được giới trẻ đua nhau check-in. Vậy bạn đã biết chụp ở góc nào đẹp không?

– Hồ nước trước mặt chùa Mà Mụ – view check in thơ mộng

Điểm đầu tiên khi tới đây khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp hiện ra trước mắt chính là không gian thoáng đãng, rộng rãi của hồ nước. Giữa hồ là những bông hoa súng, dọc hai bên lối đi là hàng cây xanh và thảm cỏ trải dài, không gian cực kỳ bắt mắt.

chùa Bà Mụ Hội An
Hồ nước này cũng có thể cho bạn nhiều tấm hình xinh đấy.

Hoàng hôn buông xuống, sắc đỏ của ánh mặt trời phản chiếu xuống mặt hồ, nhìn như một bức tranh. Để chụp ảnh, bạn có thể chọn khoảng thời gian này, lên hình sẽ rất đẹp đó. 

– Cổng Tam Quan – góc sống ảo triệu view

Cổng Tam Quan là điểm nhấn nổi bật của chùa Bà Mụ Hội An. Cổng Tam quan mang nét kiến trúc cổ xưa, được kết cấu và chạm khắc các hoa văn tinh xảo. Bên ngoài phủ sơn màu rực rỡ. Tạo nên một background xịn sò mà chỉ cần đứng vào là có hình đẹp, không cần phải chỉnh sửa gì nhiều.

chùa Bà Mụ Hội An
Góc check in thần thánh đây rồi.

Có thể nói, tổng thể cảnh quan của khu di tích chùa, chắc chắn cánh cổng Tam Quan là điểm check-in đắt giá nhất, tạo ấn tượng mạnh cho bất kỳ ai khi tới đây.

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về chùa Cầu Hội An | Biểu tượng đặc trưng của phố cổ

Cổng chùa Bà Mụ – background “sống ảo” cổ xưa

Bên cạnh phần trung tâm cổng (cổng Tam Quan), chùa Bà Mụ còn có phần cổng được dựng lại dựa trên nét kiến trúc của các ngôi chùa truyền thống cổ xưa. Với phần mái lợp ngói Vauban, sơn nhiều màu sắc rực rỡ, bắt mắt. 

chùa Bà Mụ Hội An
Đây cũng là điểm sống áo nổi bật của ngôi chùa này.

Chính nét cổ xưa này đã tạo nên background chụp ảnh lý tưởng cho du khách. Vì thế, bạn cũng đừng mải mê chụp choẹt bên ngoài mà quên góc chụp này nhé, lên hình cũng siêu xinh đó.

Địa điểm du lịch Hot: Du lịch Thánh Địa Mỹ Sơn 2022: Kinh Nghiệm & Giá Vé

Những đặc sản nên thử khi tới tham quan chùa Bà Mụ Hội An

Tham quan và chụp ảnh là chủ yếu, nhưng bạn cũng đừng quên tìm thử các món đặc sản quanh đó nhé. Sẽ mất đi phần thú vị nếu bỏ qua các món sau đây.

+ Bánh xoài

Đây là loại bánh rất nổi tiếng của Hội An, được xem như một đặc sản. Bánh xoài được làm từ gạo nếp nên có lớp vỏ trắng tinh, phần nhân được làm từ đậu xanh và đậu phộng nên vị bùi bùi và rất thơm. Xen lẫn là vị ngọt của đường và chút cay nhẹ của gừng.

chùa Bà Mụ Hội An
Bánh xoài là món bạn nên thử.

Món bánh tưởng chừng như đơn giản này lại để lại ấn tượng khó quên. Bạn có thể tìm mua bánh xoài ngay bên ngoài cổng chùa, sau đó ngồi ở hàng ghế đá xung quanh vừa hóng mát vừa thưởng thức. Giá khoảng 5k/cái.

+ Bánh khoai nướng

Từ chùa Bà Mụ Hội An đi thêm một đoạn nữa sẽ thấy các quầy hàng nhỏ ven đường bán bánh khoai nướng. Đây cũng là một đặc sản bình dân của phố Hội, một món ăn đường phố hấp dẫn và lạ miệng.

chùa Bà Mụ Hội An
Bánh khoai nướng bán dọc đường với giá rất rẻ.

Những chiếc bánh tròn tròn, xinh xinh nướng trên than hồng thơm phức hòa cùng cái vị giòn giòn, bùi bùi và ngọt ngọt của khoai trộn đường khiến ai ăn thử đều xuýt xoa. 

+ Nước Mót

Ăn thì phải có uống. Dù có nhiều lựa chọn về thức uống nhưng bạn nhớ thử nước Mót. Nó bán gần các quầy bánh khoai nướng luôn, giá rất rẻ chỉ 10k/ly.

chùa Bà Mụ Hội An
Nhớ uống một ly nước mót cho mát nhé.

Nước mót Hội An có thành phần từ các nguyên liệu chính như chanh, gừng, sả, lá xanh khô, trà xanh, cúc hoa, mật ong,… tốt cho sức khỏe nên còn được gọi là nước thảo dược, nước chanh sả. 

Gần khu vực chùa Bà Mụ Hội An có điểm lưu trú nào không?

Phần lớn du khách từ Đà Nẵng đi Hội An thường không chọn ở lại mà chọn sau khi khám phá Hội An sẽ trở về lại Đà Nẵng lưu trú. Tuy nhiên, vẫn có một số người có nhu cầu ở lại. Vì thế, dulichsontra.com sẽ gợi ý một vài khách sạn, resort và homestay Hội An cho gần khu vực này cho bạn tham khảo:

– Các khách sạn, resort cao cấp

Với những du khách muốn tìm một không gian để nghỉ dưỡng thì có thể chọn các khách sạn, resort cao cấp, tiện nghi nằm ven thành phố. 

chùa Bà Mụ Hội An
Nếu có điều kiện bạn có thể chọn khách sạn, resort.

Những chỗ nghỉ này không chỉ sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi mà còn cung cấp nhiều dịch vụ như: hồ bơi, nhà hàng, phong gym,… hứa hẹn cho bạn một kỳ nghỉ lý tưởng. Tất nhiên là giá phòng cũng không rẻ chút nào.

  • Hoi An Ancient House Resort & Spa: 377 Cửa Đại, Cẩm Châu, Hội An
  • Vinpearl Resort & Spa Hội An: 06 Phước Hải, P.Cửa Đại, Hội An
  • Khách Sạn ÊMM Hội An: 187 Lý Thường Kiệt, Minh An, Hội An
  • Belle Maison Hadana Hoi An: 538 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam

– Các homestay đẹp, giá rẻ

Homestay là lựa chọn lý tưởng cho những du khách muốn tìm không gian lưu trú mới lạ, gần gũi. Giá phòng cũng rẻ hơn so với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Mali homestay Hội An: 172 Nguyễn Tri Phương, P.Cẩm An, Hội An
  • Santori Homestay: DX18, tổ 16 thôn Thanh Nhứt, xã Cẩm Thanh, Hội An
  • Maison De Tau Hội An: 47/23 Nguyễn Đình Chiểu, Sơn phong, Hội An

Các điểm “sống ảo” siêu hot khác ngoài chùa Bà Mụ Hội An

Ngoài chùa Bà Mụ, Hội An cũng sở hữu rất nhiều địa điểm, góc “sống ảo” lý tưởng khác.

– Bức tường đường Hoàng Văn Thụ

Bức tường này nằm ở đường Hoàng Văn Thụ giao với ngã tư đường Nguyễn Thái Học, nhuốm màu rêu phong cổ kính. Tuy chỉ dài 20m thôi nhưng lại là điểm dừng chân của nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ. Mọi người đến đây để ngắm, để chụp ảnh.

chùa Bà Mụ Hội An
Bức tường cũ kỹ, rêu phong này lên hình lại tất đẹp.

Lưu ý, bạn nên đến vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều tà để thấy được nét đẹp độc đáo của bức tường và chụp được những bức hình ưng ý nhất.

– Những con hẻm nhỏ

Các con hẻm nhỏ, sâu hun hút phủ vàng được xem như cái hồn của phố cổ, cũng là một trong những biểu tượng của nơi này.

chùa Bà Mụ Hội An
Các con hẻm nhỏ đặc trưng ở phố cổ.

Bạn chỉ cần thay những bộ đồ mang phong cách Hội An, kèm chiếc nón lá hay chiếc quạt, chiếc mũ, đứng vào và tạo vài dáng nhẹ là là có ngay ảnh đẹp để khoe lên mạng xã hội rồi.

– Sân bóng rổ Lễ Nghĩa

Không chỉ có chùa Bà Mụ Hội An mới khiến dân trình phát cuồng mà sân bóng rổ Lễ Nghĩa cũng hot không kém. Sau khi xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng “Cô gái đến từ hôm qua”, nhiều bạn trẻ đã đua nhau check-in địa điểm này.

chùa Bà Mụ Hội An
Đừng bỏ qua toạ độ sống ảo này.

Với không gian nổi bật bởi tone màu vàng đậm chất Hội An cổ kính. Cùng với đó là bức tường trắng chữ nho, là các góc sống ảo siêu đỉnh nhất. Và còn rất nhiều góc khác nữa. Ngày nay, sân bóng rổ này vẫn được các bạn trẻ tìm đến chơi và tập luyện.

Xem thêm bài viết: Tìm hiểu về bài chòi Hội An – Loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo

– Phố đèn lồng

Đến Hội An không thể nào không chụp choẹt vài tấm với những chiếc đèn lồng rực rỡ rồi nhỉ! Đèn lồng đã trở thành hình ảnh đại diện đặc trưng cho phố cổ. Hầu như các nhà, các quán, ven đường đều có treo đèn lồng.

phố đèn lồng
Và phố đèn lồng, nơi check-in siêu lung linh.

Đặc biệt thu hút nhất là phố đèn lồng ngay trung tâm phố cổ. Nơi có hàng ngàn chiếc đèn được treo giăng kín. Tới đây bạn sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới cổ tích đầy lãng mạn và tha hồ chụp hình.

>> TÌM HIỂU: Phố đèn lồng Hội An | Điểm check-in rực rỡ nhất phố cổ

Thêm các lưu ý khi tham quan chùa Bà Mụ Hội An

+ Đây là một địa điểm tâm linh, tôn nghiêm, do đó bạn nên ăn mặc lịch sự và kín đáo. Tránh những bộ đồ quá ngắn hay quá lộng lẫy, rườm rà làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp truyền thống của ngôi chùa.

+ Tuy không thờ Phật nhưng chùa Bà Mụ thờ thần, cần sự yên tĩnh. Bạn cần đi nhẹ, nói khẽ, không nên đùa giỡn, nói chuyện quá to mất lịch sự.

chùa Bà Mụ Hội An
Nhớ ăn mặc lịch sự, kín đáo khi tham quan chùa.

+ Nếu mục đích của bạn để chụp ảnh thì bạn có thể chọn một trong hai khung giờ như đã nói ở trên, sáng hoặc chiều muộn. Còn nếu đi để cầu may mắn, bình an và tận hưởng không khí trong lành thì nên đi các ngày trong tuần, như vậy sẽ ít khách hơn.

+ Nếu đi vào mùa hè nắng nóng, bạn nhớ mang theo áo khoác, mũ, ô. Một số có thể làm dụng cụ sống ảo và quan trọng hơn là tránh được cái nắng gay gắt của miền Trung.

+ Bạn có thể chuẩn bị một ít nước uống và đồ ăn nhẹ phòng khi đói. Chùa không cấm ăn uống nhưng sau khi sử dụng nhớ dọn rác sạch sẽ.

Tuy không phải là một địa điểm mới mẻ nhưng sức hút của nó vẫn không hề giảm. Hầu như ai khi tới Hội An cũng đều dành thời gian để ghé qua đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó và chụp vài bức hình. Dulichsontra.com nghĩ nếu bạn là tín đồ “sống ảo” chắc chắn sẽ không thể bỏ qua chùa Bà Mụ Hội An. Nơi sẽ cho “ra lò” hàng trăm bức hình chất ngất.

XEM THÊM:

Ngân Hà – Theo dulichsontra.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *