Tìm hiểu về chùa Cầu Hội An | Biểu tượng đặc trưng của phố cổ

Khi tìm kiếm hình ảnh về từ khóa du lịch Hội An thì ngoài phố cổ, những chiếc đèn lồng rực rỡ thì hình ảnh chùa Cầu cũng xuất hiện rất nhiều. Như vậy cũng đủ thấy độ nổi tiếng của chùa Cầu Hội An như thế nào. Không chỉ được xem là một biểu tượng của phố hội, đây còn là tọa độ check-in siêu hot. Cùng dulichsontra.com tìm hiểu về địa danh này nào!

Giới thiệu về chùa Cầu Hội An 

– Chùa Cầu nằm ở đâu?

Chùa Cầu nằm bắc qua con sông Hoài, ngay cửa ngõ dẫn vào trung tâm phố cổ. Tiếp giáp với con đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai, thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Tột vị trí lý tưởng, rất dễ tìm. Từ đây có thể dễ dàng tham quan phố cổ và các địa điểm nổi tiếng khác mà không cần phải đi xe máy.

chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu nằm bắc qua con sông Hoài, ngay cửa ngõ dẫn vào trung tâm phố cổ.

– Chùa Cầu thờ ai?

Mặc dù gọi là chùa nhưng thực tế, chùa Cầu Hội An không thờ Phật mà thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – vị thần hộ mệnh của Đạo giáo. Người dân nơi đây tôn thờ vị thần này bởi họ tin rằng thần sẽ bảo vệ họ tránh khỏi các tai ương, bão lụt.

chùa Cầu Hội An
Ở đây không thờ Phật mà thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ.

Ngoài ra, hai phía hai đầu cầu còn thờ cúng cặp Linh Hầu – Thiên Cẩu. Đôi linh vật canh giữ và bảo vệ chùa. Cứ đến các ngày rằm, lễ, Tết người dân địa phương sẽ tới đây dâng lễ vật cầu nguyện có một cuộc sống an toàn, may mắn và sung túc hơn.

>> GỢI Ý: Khám phá chợ Hội An | Thiên đường ẩm thực, văn hóa xứ Quảng

Nguồn gốc cây chùa Cầu Hội An nổi tiếng

+ Truyền thuyết về chùa Cầu

Trong truyền thuyết Nhật Bản có một tên thủy quái Mamazu dịch ra Tiếng Việt nghĩa là con Cù. Nó chính là tác nhân gây ra các trận thiên tai ở những vùng biển chịu sự ngự trị của nó.

Để khống chế lại, người Nhật đã cho xây dựng cây cầu với hình dàng như thanh kiếm đâm vào lưng con quái thú, không cho nó gây họa.

chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu có nguồn gốc từ truyền thuyết Nhật Bản.

Thời đó, ở Hội An có con sông Thu Bồn thường xuyên xảy ra lũ lụt khiến các thương gia người Nhật và việc làm ăn của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn. 

Chùa Cầu Nhật Bản xuất hiện như một điểm tựa tinh thần giúp họ vượt qua những khắc nghiệt đó để xây dựng cuộc sống mới tốt hơn.

+ Lịch sử chùa Cầu

Khoảng thế kỷ 16 – 17, nhà Nguyễn cải cách, mở rộng thông thương và phát triển công thương nghiệp. Lúc này, Hội An được chọn làm thương cảng để gặp gỡ và trao đổi hàng hóa với các thương lái nước ngoài. Đó cũng là thời kỳ Hội An đông đúc, nhộn nhịp nhất.

Khi các thương nhân Nhật Bản qua sinh sống, họ đã góp tiền xây dựng chùa Cầu để tiện cho việc đi lại. Đó cũng chính là lý do mà nó còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản.

+ Tên gọi chùa Cầu

Năm 1653, người Nhật cho xây thêm phần chùa ở sườn phía Bắc nhô ra giữa cầu tạo hình chữ T nên đổi tên thành chùa Cầu Hội An. Đến năm 1791, trong một lần chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và gọi nó là Lai Viễn Kiều. Cái tên được khắc nổi trên tấm bảng chùa cho đến nay vẫn còn.

Theo nhiều tài liệu cho rằng cầu được dựng lại vào khoảng năm 1817. Từ đó đến nay chùa Cầu đã trải qua nhiều lần trùng tu nên kiểu kiến trúc Nhật không còn lộ rõ mà thay vào đó là kiểu kiến trúc Việt và Trung.

chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu đã trải qua nhiều lần trùng tu.

Tháng 2/1990, chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Trở thành một địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết tới.

Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Cầu Hội An

Phố cổ Hội An nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km. Quãng đường không quá xa nên bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, taxi, xe máy hoặc xe du lịch, xe bus,… để di chuyển.

Nếu di chuyển tự túc bằng phương tiện cá nhân, bạn tham khảo một số tuyến đường sau để tới chùa Cầu:

  • Tuyến đường thứ nhất: Từ trung tâm thành phố bạn đi về đường Võ Văn Kiệt – Trường Sa – Võ Nguyên Giáp – Lạc Long Quân – Thành phố Hội An.
  • Tuyến đường thứ hai: Từ Võ Chí Công – Võ Nguyên Giáp – Lạc Long Quân – Thành phố Hội An.
  • Tuyến đường thứ ba: Từ cầu vượt ngã ba Huế đi thẳng theo hướng dẫn về Quảng Nam – Vĩnh Điện – rẽ trái qua Huỳnh Thúc Kháng – đi thẳng vào phố cổ.
chùa Cầu Hội An
Hướng đi chùa Cầu từ Đà Nẵng.

TIPS: Để thuận tiện trong việc di chuyển tham quan chùa Cầu và các địa điểm ở phố cổ Hội An mà không cần lo lắng về phương tiện. Bạn có thể đặt tour du lịch Hội An có xe đưa đón tận chỗ và gồm nhiều dịch vụ khác: vé tham quan, ăn tối tại phố cổ, HDV…

Sau khi đến được trung tâm phố cổ rồi, bạn gửi xe ở ngoài với giá 5.000đ/xe máy và 20.000đ/ô tô và đi bộ vào bên trong.

Thông tin về giờ hoạt động và giá vé chùa Cầu Hội An

– Giờ mở cửa của chùa Cầu

  • Thời gian mở cửa: Buổi sáng từ 9h – 11h, buổi chiều từ 15h – 22h

Đây là giờ mà chùa Cầu mở cửa cho người vào dâng hương, lễ vật mong thần phù hộ gặp nhiều may mắn, thành công. Còn để tham quan và chụp ảnh bên ngoài thì không quy định giờ giấc.

– Giá vé tham quan chùa Cầu

Nếu tham quan các ngôi nhà cổ, Hội quán, các bảo tàng,… ở phố cổ bắt buộc bạn phải mua vé 80.000đ/người, còn đối với chùa Cầu thì không nhé. Đây là một địa điểm nằm ngoài khu di sản phố cổ nên được miễn phí vé tham quan.

Thời điểm chùa Cầu Hội An đẹp nhất?

Theo kinh nghiệm của dulichsontra.com, bạn nên tìm hiểu và chọn thời điểm thích hợp để check-in chùa Cầu. Bởi đa phần du khách tới đây chỉ để ngắm nét kiến trúc của nó và chụp ảnh sống ảo.

chùa Cầu Hội An
Thích hợp để tham quan, khám phá là mùa khô, trời nắng đẹp.

Thông thường khoảng thời gian từ tháng 3 – tháng 8 được cho là “thời điểm vàng”. Lúc này trời trong xanh, nắng vàng lên hình siêu đẹp. Thích hợp để tham quan, khám phá và kết hợp tắm biển. Nhưng bạn lưu ý trời khá nắng nóng, khó chịu, nhất là tháng 6, tháng 7. Bạn nên đến tầm 9h sáng hoặc từ 14 – 15h chiều sẽ không có quá nhiều qua lại.

Ngoài ra, tháng 1, tháng 2 đầu năm cũng là lựa chọn không tồi. Các tháng cuối năm thì tốt nhất bạn nên tránh vì thời điểm này ở Hội An đang là mùa bão lũ.

>> THAM KHẢO: Đi Hội An mùa nào tháng mấy đẹp nhất, hơn cả người bản địa?

Chùa Cầu Hội An có gì độc đáo hấp dẫn du khách?

Ngoài điểm đặc biệt là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ thần thì chùa Cầu Nhật Bản còn có rất nhiều điều độc đáo khác nữa cần khám phá.

+ Ngôi chùa với kiến trúc đậm phong cách Nhật

Sở dĩ nó gọi là chùa cầu Nhật Bản vì kiểu kiến trúc mang đậm dấu ấn Nhật. Chùa làm bằng gỗ trên những cột trụ bằng gạch đá với chiều dài khoảng 18m, rộng 3m. Mái che lợp ngói âm dương, trên cửa chính treo một tấm biển lớn có chạm 3 chữ Hán “Lai – Viễn – Kiều”.

chùa Cầu Hội An
Nét kiến trúc đậm phong cách Nhật.

Cả phần chùa và phần cầu đều làm bằng gỗ, được chạm trổ công phu và sơn màu bắt mắt với hướng quay về bờ sông. Đầu cổng chùa một bên đặt tượng khỉ, một bên đặt tượng chó. Nhìn từ xa chùa Cầu Nhật Bản nằm uyển chuyển như cầu vồng, vừa mang nét cổ kính vừa mang nét hiện đại.

+ Chùa Cầu Hội An – nơi giao thoa nhiều nền văn hóa

Hội An xưa là một thương cảng sầm uất, nơi gặp gỡ của các thương nhân từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Vì thế rất dễ hiểu khi nơi này có sự pha trộn văn hóa đặc sắc.

chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu chính là minh chứng cho một thời giao lưu kiến trúc giữa Việt, Nhật và Trung.

Ngoài các hội quán, nhà cổ mang đậm dấu tích của người Hoa, người Pháp,… Thì chùa Cầu chính là minh chứng cho một thời giao lưu kiến trúc giữa Việt, Nhật và Trung Quốc. Thể hiện qua những đường nét tinh tế và hình dáng đậm chất Đông Á.

Xem thêm: Du lịch Thánh Địa Mỹ Sơn 2022: Kinh Nghiệm & Giá Vé

+ Chùa Cầu được chọn để in trên tờ tiền của Việt Nam

Không hiển nhiên mà chùa Cầu Hội An lại được chọn để in trên tờ tiền 20.000đ của Việt Nam. Tờ tiền mệnh giá 20.000 đ bằng giấy nhựa, một mặt in hình chùa Cầu được phát hành vào năm 2006 và vẫn được sử dụng cho đến bây giờ.

chùa Cầu Hội An
Hình ảnh chùa Cầu xuất hiện trên tờ tiền Việt Nam.

Điều này nói lên ý nghĩa và giá trị to lớn của ngôi chùa này về cả tâm linh lẫn đời thực.

+ Chùa Cầu gắn liền với đời sống người dân phố cổ

Cây cầu không chỉ là minh chứng cho những sự kiện của lịch sử, của thương cảng Hội An mà còn gắn liền với đời sống của người dân nơi này. Có thể kể đến như vai trò điều tiết giao thông, dễ dàng đi lại ở khu vực phố cổ.

Ngoài ra, địa danh này cũng được chọn làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng về trấn yểm thủy tai và thủy quái.

+ Điểm check-in cổ kính, độc đáo của giới trẻ

Là cây cầu có giá trị lịch sử to lớn cùng kiểu kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian. Chùa Cầu trở thành điểm đến so must của khu du khách mỗi lần ghé thăm Hội An.

chùa Cầu Hội An
Chỉ cần chuẩn bị một “bộ cánh” thật đẹp là có ngay hình xinh.

Tới đây, bạn hoàn toàn có thể setup cho mình những bộ đồ theo kiểu mà mình thích và tạo dáng nhẹ nhàng hay chất ngầu hay cá tính thì khi lên hình đều xinh.

>> XEM THÊM: Phố đèn lồng Hội An | Điểm check-in rực rỡ nhất phố cổ

Các khách sạn và nhà hàng gần chùa Cầu Hội An

– Nhà hàng, quán ăn gần chùa Cầu Nhật Bản

Đến Hội An, sau khi tham quan chùa Cầu và các điểm du lịch bạn hãy tìm thử các món đặc sản ở đây. Do nằm ở trung tâm nên có rất nhiều nhà hàng, quán ăn bán các món như mì quảng, cao lầu, bánh bông hồng trắng, bánh bao, bánh ướt thịt nướng, bánh bèo, chè bắp, chè thập cẩm… 

Bỏ túi một số địa chỉ ăn uống nổi tiếng mà dulichsontra.com bật mí dưới đây:

  • Nhà hàng Vạn Lộc: 27 Trần Phú, Minh An, Hội An
  • Nhà hàng Hồng Phúc: 43 – 45 Trần Hưng Đạo, Minh An, Hội An
  • Nhà hàng Faifo Xưa: 66 Nguyễn Thái Học, Minh An, Hội An
  • Nhà hàng Vĩnh Hưng: số 1 Châu Thượng Văn, Minh An, Hội An
chùa Cầu Hội An
Không thiếu chỗ ăn uống cho bạn lựa chọn gần khu vực này.

Còn nếu đi vào chiều và tối, gần khu vực chùa Cầu có các gánh hàng rong với những chiếc bàn, chiếc ghế nhựa đơn sơ nhưng bán đủ món. Món nào cũng ngon mà giá lại rẻ hơn các nhà hàng.

– Khách sạn gần chùa Cầu Hội An cho khách lưu trú

Để chọn chỗ lưu trú gần trung tâm phố cổ sẽ khá khó khăn. Không phải vì không có mà vì quá nhiều khách sạn, homestay đẹp làm bạn không biết chọn địa điểm nào. Bạn nên xác định mục đích, nhu cầu và khả năng kinh tế của mình để lựa chọn. Một vài gợi ý cho bạn:

  • River Suites Hoi An Hotel: 4 Nguyễn Du, Minh An, Hội An
  • Volar de Faifo Villa: 132 Ngô Quyền, Minh An, Hội An
  • Silkotel Hoi An;: 14 Hùng Vương, Cẩm Phổ, Hội An
  • Laluna Hoi An Riverside Hotel & Spa: 12 Nguyễn Du Minh An, Hội An
  • The View Homestay Hoi An: 28/6 Trần Hưng Đạo, Sơn Phong, Hội An

Theo kinh nghiệm, nếu có mục đích của bạn thiên về nghỉ dưỡng nhiều hơn khám phá thì nên chọn các khách sạn, homestay xa trung tâm một chút. Có thể gần biển An Bàng, biển Cửa Đại hay gần làng rau Trà Quế,… chẳng hạn.

Còn nếu muốn tiện đi lại và tham quan thì có thể lưu trú gần trung tâm. Nhưng giá phòng ở trung tâm sẽ khá đắt và phòng ốc đa phần theo hơi hướng cổ điển, đậm chất thời gian như chính vẻ đẹp của phố cổ vậy.

Những ngôi chùa khác ngoài chùa Cầu Hội An nên ghé thăm

Nếu bạn thích khám phá các điểm đến tâm linh thì ngoài chùa Cầu, ở Hội An còn có rất nhiều ngôi chùa khác cũng hấp dẫn không kém.

+ Chùa Ông

  • Địa chỉ: 24 Trần Phú, P.Cẩm Châu, Hội An

Chùa Ông được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, tính đến nay đã có hơn 400 năm tuổi. Không chỉ có kiến trúc độc đáo mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của phố cổ.

chùa Cầu Hội An
Chùa Ông được xây dựng từ đầu thế kỷ 17.

Hiện tại chùa Ông còn lưu giữ những hiện vật cổ quý hiếm còn nguyên giá trị và những bia đá, bài thơ vịnh, bài ngụ ngôn cổ phong. Ngôi chùa này hàng năm cũng diễn ra nhiều lễ hội như: lễ hội chùa Ông đầu xuân, lễ hội vía Ông, vía Quan Hiền Thành… thu hút đông đảo du khách tham gia.

+ Chùa Bà Mụ

  • Địa chỉ: 675A Hai Bà Trưng, Hội An

Nằm trong lòng phố cổ, sở hữu những bức tường được chạm trổ cầu kỳ cùng mặt hồ trong veo phản chiếu bầu trời xanh thẳm,… Chùa Bà Mụ Hội An trở thành điểm check-in hot hit được giới trẻ săn lùng liên tục.

Đây cũng là một trong những di tích nổi tiếng lâu đời ngoài chùa Cầu Hội An. Ngôi chùa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương nơi đây.

chùa Cầu Hội An
Chùa Bà Mụ trở thành điểm check-in hot hit.

+ Chùa Pháp Bảo

  • Địa chỉ: Đường Phan Chu Trinh, P.Minh An, Hội An

Trong hành trình du lịch đô thị cổ Hội An, bạn đừng bỏ qua chùa Pháp Bảo – ngôi chùa có quy mô bậc nhất tại nơi này. 

Chùa Pháp Bảo gây ấn tượng với những giá trị lịch sử lâu đời, lối kiến trúc độc đáo, lối bài trí trang nghiêm. Mang đến không gian hoài niệm, đậm chất cổ kính. Tuy không phải là một địa điểm lý tưởng để sống ảo nhưng bạn sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản khi vãn cảnh ngôi chùa.

Ngoài

Tham quan chùa Cầu Hội An cần lưu ý điều gì?

Là một địa điểm du lịch nổi tiếng, hầu như ai tới Hội An cũng ghé qua. Vì thế mà lượng khách ở đây luôn đông đúc. Để có chuyến tham quan thú vị và chụp được những bức hình đẹp bạn cần lưu ý những điều dưới đây.

+ Thứ nhất: Dù chùa Cầu không thờ Phật nhưng thờ thần, vì thế khi đến đây tham quan bạn nên chú ý cách ăn mặc kín đáo, không quá hở hang. Đồng thời nhớ tránh nói chuyện, cười đùa ồn ào lảm ảnh hưởng đến mọi người và không gian tôn nghiêm.

+ Thứ hai: Nếu bạn là người yêu lịch sử, thích tìm hiểu về văn hóa và muốn biết rõ hơn về chùa Cầu Hội An bạn nên đi thuê hướng dẫn viên để được nghe những câu chuyện hấp dẫn về nó. Còn không thì đăng ký tour Hội An sẽ có HDV thuyết trình cho bạn nghe.

chùa Cầu Hội An
Bạn nên ăn mặc lịch sự khi đến tham quan chùa Cầu.

+ Thứ ba: Chùa Cầu nằm ở khu vực trung tâm, tới đây ngoài tham quan bạn còn được tham gia vào nhiều trò chơi, chương trình biểu diễn đường phố, hát bài chòi diễn ra từ 19h – 20h30 hàng ngày.

+ Thứ tư: Đây là tọa độ sống ảo có thể nói là siêu xịn sò. Việc của bạn nếu muốn có hình xinh thì hãy chuẩn bị những bộ trang phục thật đẹp và đừng quên một chiếc máy ảnh xịn mịn nữa.

+ Thứ năm: Cạnh chùa Cầu, có nhiều hàng nước với những bộ bàn ghế nhựa nhỏ đơn sơ. Sau khi dạo chơi, chụp choẹt thả ga thì bạn có thể ghé vào đây, gọi ly nước vừa uống vừa ngắm cảnh chùa Cầu và dòng người qua lại tấp nập, cũng rất thú vị đó.

Trải qua hàng trăm năm cùng bao biến động của lịch sử, thời cuộc nhưng chùa Cầu Hội An vẫn sừng sững ở đó, vững chãi như một minh chứng trường tồn với thời gian. Sự có mặt của nó như tô điểm thêm cho vẻ đẹp cổ kính của phố cổ. Để rồi ai khi tới phố cổ cũng tìm và ghé qua để chiêm ngưỡng và trải nghiệm nó.

XEM THÊM:

Ngân Hà – Theo dulichsontra.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *