Chùa Phước Lâm Hội An – Ngôi chìa cổ kính hơn 200 năm lịch sử

Chùa Phước Lâm (Phước Lâm Tự), là một trong số ngôi chùa cổ ở Hội An. Đây không chỉ là di tích tôn giáo mà còn là điểm du lịch tâm linh, nơi chiêm bái, cầu nguyện, vãn cảnh và thư giãn nơi chốn linh thiêng cửa Phật. Để khám phá ngôi chùa cổ hơn 200 năm lịch sử này, những kinh nghiệm của Sơn Trà Travel dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích cho du khách.

Giới thiệu về chùa Phước Lâm Hội An – Ngôi chùa cổ hơn 200 năm 

Bên cạnh chùa Bà Mụ, chùa Cầu …. Phước Lâm Tự cũng được xem là một trong số ngôi chùa cổ Hội An. Nơi đây gắn liền với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân Hội An. Khám phá những ngôi chùa cổ có lẽ là trải nghiệm đầy hấp dẫn không chỉ với những người thích lịch sử mà còn của rất nhiều bạn trẻ Việt ngày nay.

>>> Gợi ý: Cẩm nang khám phá chùa Bà Mụ Hội An – Di tích trăm tuổi

– Chùa Phước Lâm ở đâu?

  • Địa chỉ: Xã Thanh Hà, phường Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Toàn cảnh chánh điện uy nghi
Toàn cảnh chánh điện uy nghi

Ngôi chùa cổ Phước Lâm được xây dựng trên một khu đất cao. Phía trước là hồ nước lớn, phía sau lưng tựa đồi cát, xung quanh cảnh vật thanh tịnh. Đây là nơi hết sức lý tưởng cho việc tu hành, dứt trần duyên của các vị sư và cũng là điểm chiêm bái, cầu nguyện hay vãn cảnh, thư giãn cho mọi người.

– Chùa Phước Lâm thờ ai?

Không giống như chùa Ông, chùa Bà Mụ, ngôi chùa này thờ phật thích ca, quan tâm bồ tát. Đây là những vị phật tôn kính nhất trong văn hóa Á Đông. Họ có lòng từ bi bác ái, có sự bao dung độ lượng để bất cứ ai trên đất nước hình cong chữ S đều biết tới. Luôn tôn kính, cầu mong những điều thiện lành đến với mình.

Hướng dẫn di chuyển tới chùa Phước Lâm Hội An 

Từ Đà Nẵng, bạn có thể di chuyển bằng ô tô, taxi, xe máy hoặc xe bus để tới Hội An. Sau khi tới Hội An, du khách có thể đi theo đường Cửa Đại – Lý Thái Tổ – Hai Bà Trưng – Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hồng Phong – Bờ Hồ 1. Từ đây chỉ còn vài chục mét là tới chùa. Du khách chỉ mất khoảng vài phút để tới ngôi chùa nên rất thuận tiện.

Chỉ mất chừng 5 phút để di chuyển tới chùa từ phố cổ Hội An
Chỉ mất chừng 5 phút để di chuyển tới chùa từ phố cổ Hội An

Du khách có thể lựa chọn thuê xe máy, xe đạp tùy ý. Theo kinh nghiệm du lịch Hội An của Sơn Trà Travel thì thuê xe đạp Hội An với giá chỉ 40.000VND vừa rẻ lại có thể thư giãn vãn cảnh sắc xung quanh. Mải mê với công việc, mệt mỏi với việc học tập thì đây là lúc du khách đạp xe, hút thở bầu không khí nơi đây.

Tips nhỏ du lịch Hội An, du khách có thể lựa chọn du lịch theo tour Hội An. Với giá khá rẻ lại có sẵn phương tiện di chuyển, lịch trình

Giá vé, thời gian mở cửa tại chùa Phước Lâm

– Tham quan chùa Phước Lâm có tốn vé không

  • Giá vé: Miễn phí

Tới ngôi chùa cổ này, du khách không cần mua vé. Bởi chùa mở cửa đón khách miễn phí, đây là điều khiến nơi đây luôn trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều bạn trẻ thích chốn u tịch. Các bạn sinh viên có kinh tế eo hẹp muốn tới cầu công danh, học vấn.

– Thời gian mở cửa 

Chùa luôn mở cửa đón du khách, quý phật tử thập phương
Chùa luôn mở cửa đón du khách, quý phật tử thập phương

Để đáp ứng nhu cầu chiêm bái, cầu nguyện cũng như vãn cảnh của người dân địa phương và du khách mọi nơi. Chùa mở cửa từ 7h30 sáng đến 21h30 tối. Không chỉ ngày thường mà cả các ngày lễ đặc biệt du khách cũng có thể tới chùa tham gia như các vị phật tử.

Thời điểm chiêm bái, vãn cảnh chùa Phước Lâm Hội An lý tưởng nhất

Như rất nhiều bài viết đã chia sẻ, thời điểm lý tưởng du lịch Hội An là từ tháng 2 tới tháng 9. Đây là mùa khô thời tiết ít mưa, nắng vàng, rất phù hợp tham quan, vãn cảnh hay tới chùa lễ bái, cầu khấn. Tuy nắng làm đẹp thêm cho những bức hình check in siêu xinh nhưng tới giữa trưa sẽ gây khó chịu, nóng bức.

Ngôi chùa đã nhuốm màu thời gian
Ngôi chùa đã nhuốm màu thời gian

Không chỉ có mùa khô, mùa mưa từ tháng 10 tới tháng 1 năm sau cũng là chọn lựa không tồi. Nếu du khách chưa chuẩn bị được kịp vào mùa khô thì tới thể tới Hội An vào một ngày tháng 10, tháng 1. Thời tiết dịu mát, không quá đông khách du lịch, giá cả vì thế bớt đắt đỏ.

Tìm hiểu lịch sử chùa Phước Lâm được xây dựng vào năm nào?

Lịch sử phật giáo Đàng Trong có ghi chép lại, Phước Lâm Tự được xây dựng trong khoảng giữa thế kỷ 17. Do thiền sư Thiệt Dinh chủ trì. Chùa mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông và trải qua nhiều lần tu sửa các năm 1822, 1864, 1891, 1909, 1965 cùng khá nhiều hạng mục trùng tu nhỏ. 

Tượng quan âm bên trong khuôn viên
Tượng quan âm bên trong khuôn viên

Chùa Phước Lâm được vua ban “Biển vàng sắc tứ’ vào năm 1910 dưới thời Duy Tân thứ 4. Lại nói về “Biển vàng sắc tứ’, trong xã hội phong kiến trước kia. Các ngôi chùa ở Việt Nam lúc bấy giờ được chia ra làm chùa tự và chùa quan.

Ngôi chùa nào có nhiều công đức, phước lộc cùng sự trang nghiêm, giới luật sẽ được vua xem xét ban bản vàng để tên. Đó chính là “Biển vàng sắc tứ’. Và Phước Lâm là một trong số những ngôi chùa có được vinh dự lớn lao này.

Trải qua hơn 200 năm, những biến cố của lịch sử, chiến tranh cùng vết tích của thời gian. Thế nhưng, kiến trúc cổ của ngôi chùa vẫn được giữ nguyên nét cổ kính, phong sương. Mang vẻ đẹp của một nơi tâm linh, du lịch tôn giáo cho mọi phật tử khắp bốn phương.

Chùa Phước Lâm với nét kiến trúc độc đáo

Phước Lâm Tự được xây dựng theo hình chữ “Quốc” trong ngôn ngữ Trung Hoa. Toàn bộ khuôn viên hình chữ nhật, khép kín bên trong. Chùa được chia ra làm 3 khu vực là:

Khu vực thờ phật tổ trang nghiêm
Khu vực thờ phật tổ trang nghiêm
  • Cổng tam quan: Đây là khu vực được xây bằng gạch, hai bên có 2 lối cửa. Cửa chính rộng, bên trên đề 3 chữ “Phước Lâm Tự”.
  • Sân chùa: Với diện tích khá rộng, trồng nhiều cây xanh nên lúc nào chùa cũng thoáng mát, trong lành. Đem lại cảm giác thư thái, yên bình cho quý phật tử.
  • Chính điện: Được thiết kế theo kiến trúc đình chùa Việt Nam, gồm 3 gian, 2 chái. Phía 2 đầu được để hai gác chuông lớn. Mái chính điện hình thuyền lợp bằng ngói Âm – Dương. Phía trên đỉnh đắp vẽ 2 hình rồng hướng vào nhau vô cùng tinh tế. Đây là biểu thị cho sức mạnh và nơi tôn nghiêm.

Phía sau chánh điện là nhà thờ tổ được dùng để thờ cúng các trụ trì đã khuất và các đời tổ sư. Hai bên khuôn viên là dãy nhà Đông Tây chạy dọc để sử dụng cho nhiều mục đích như: Nơi tiếp khách, khu bếp ….

Trong sân chùa Phước Lâm có một khu mộ tháp, đây là nơi chư Tổ qua đời còn gọi là Tháp Tô Ân Triện, Quán Thông, Luật Oan Minh Giác, Pháp Hòa, Vĩnh Gia… Không chỉ đem lại vẻ tôn kính cho ngôi chùa, kiến trúc này còn góp phần cho chùa thêm tráng lệ, nguy nga.

Những hoạt động thú vị khi tham quan chùa Phước Lâm

Tuy chỉ là một ngôi chùa đơn thuần như bao công trình kiến trúc của ở Hội An và nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Thế nhưng, đến với Phước Lâm Tự, du khách sẽ cảm nhận nét độc đáo, riêng có của nơi đây. Đủ để có chuyến đi ý nghĩa.

+ Chiêm ngưỡng nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử hơn 200 năm 

Không chỉ chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ độc đáo của ngôi chùa Phước Lâm. Du khách khi tới đây còn được mục sở thị những hiện vật cổ có niên đại hàng trăm năm. Trong đó có rất nhiều cổ vật có giá trị. Điển hình là những mộc bản chạm trổ tinh xảo, những bộ bát sứ cổ.

Hộc bảng được chạm trổ tinh xảo
Hộc bảng được chạm trổ tinh xảo

Cùng với rất nhiều pho tượng lớn, được tạc từ hàng trăm năm về trước. Tuy đã nhuốm màu thời gian nhưng những pho tượng vẫn toát lên vẻ oai nghiêm, từ bi.

+ Địa điểm du lịch tâm linh cho khách thập phương 

Tuy không sở hữu vẻ đẹp độc đáo như nhiều nơi, thế nhưng chùa Phước Lâm rất thích hợp cho việc Chiêm bái, cầu nguyện hay vãn cảnh. Không gian thoáng mát, thanh tịnh, hồ nước lớn phía trước tạo cảm giác thư thái, thoải mái. Nơi đây có thể giúp du khách quên đi những mệt mỏi trong cuộc sống.

Hàng năm các lễ cúng tổ sư được tổ chức
Hàng năm các lễ cúng tổ sư được tổ chức

Là một trong số rất ít ngôi chùa được nhận Bảng vàng sắc tứ với nhiều công đức. Phước Lâm Tự chính là chốn linh thiêng để du khách thắp nén hương thành khẩn cầu nguyện bình an, hạnh phúc.

Những lưu ý khi tham quan, chiêm bái tại chùa Phước Lâm

Rất nhiều bài viết Sơn Trà Travel đã đưa ra một vài lưu ý khi tham quan các địa điểm tâm linh, tín ngưỡng. Để giúp du khách có được trải nghiệm tốt nhất tại nơi đây. Dưới đây, chúng tôi xin phép được chia sẻ lại.

Nên mặc các trang phục lịch sử, kín đáo khi tham quan chùa
Nên mặc các trang phục lịch sử, kín đáo khi tham quan chùa
  • Luôn chú ý trang phục kín đáo, lịch sự, thoải mái để có thể di chuyển dễ dàng trong suốt hành trình.
  • Đi nhẹ, nói khẽ để tránh làm ảnh hưởng tới chiêm bái, tĩnh tâm của nhiều du khách, phật tử.
  • Nên mang theo nón, mũ, ô để tham quan được các khu vực trong và ngoài chùa Phước Lâm. Đặc biệt khi di chuyển tới các điểm du lịch khác.
  • Nếu đi cùng có trẻ nhỏ du khách cần quản lý trẻ, tránh trẻ chạm hay làm đổ các pho tượng tờ, cổ vật quý giá bên trong.

Ngoài chùa Phước Lâm, Hội An còn có ngôi chùa nào nổi tiếng

Hội An không chỉ là điểm du lịch văn hóa độc đáo, đây còn là khu tâm linh nơi tọa lạc của nhiều chùa, hội quán, nhà thờ tộc …. Sau khi chiêm bái, vãn cảnh tại Phước Lâm Tự, du khách có thể di chuyển tới rất nhiều địa điểm tâm linh khác.

– Chùa Cầu 

  • Địa chỉ: Tiếp giáp giữa đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai
  • Thời gian mở cửa: 9:00 – 11:00 | 15:00 – 22:00
Điểm check in không thể bỏ qua khi tới Hội An
Điểm check in không thể bỏ qua khi tới Hội An

Gọi chùa Cầu là linh hồn của phố cổ Hội An quả không sai. Đây là nơi nổi tiếng có giá trị lịch sử và dấu ấn trên nhiều mặt. Chùa thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – vị thần hộ mệnh của Đạo giáo. Chùa Cầu được xây dựng khoảng thế kỷ 16 – 17, với phong cách kiến trúc Nhật Việt giao thoa.

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về chùa Cầu Hội An | Biểu tượng đặc trưng của phố cổ

Chưa hết, hình ảnh chùa Cầu được đưa lên đồng tiền 20.000VNĐ đủ chứng minh giá trị, sức ảnh hưởng tới văn hóa, đời sống của cả Việt Nam.

– Chùa Ông 

  • Địa chỉ: 24 Trần Phú, P.Cẩm Châu, Hội An
Nét kiến trúc cổ mang đậm văn hóa Trung Hoa
Nét kiến trúc cổ mang đậm văn hóa Trung Hoa

Ngoài chùa Phước Lâm, nếu tới Hội An có lẽ du khách không thể bỏ qua chùa Ông. Đây là công trình cổ mang giá trị tín ngưỡng của người dân địa phương, Hàng năm, chùa diễn ra rất nhiều lễ hội: lễ hội vía Ông, vía Quan Hiền Thành, lễ hội chùa Ông đầu xuân … rất hấp dẫn và đem lại giá trị văn hóa cao.

– Chùa Bà Mụ

  • Địa chỉ: 675A Hai Bà Trưng, Hội An
Bức tường độc đáo với nét chạm trổ tinh xảo
Bức tường độc đáo với nét chạm trổ tinh xảo

Tuy chỉ là ngôi chùa cổ, chùa Bà Mụ Hội An có bức tượng cổ được chạm trổ tinh xảo. Đây là nơi check in cực độc đáo cho giới trẻ. Chùa Bà Mụ cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Hội An và cả du khách thập phương.

– Chùa Pháp Bảo

  • Địa chỉ: Đường Phan Chu Trinh, P.Minh An, Hội An
Không gian yên bình, cổ kính, trang nghiêm
Không gian yên bình, cổ kính, trang nghiêm

Tuy không có vẻ đẹp độc đáo thế nhưng, chùa Pháp Bảo lại hấp dẫn du khách thập phương. Đó là bởi nét cổ kính, những hiện vật cổ hàng trăm năm. Và có lẽ, nét mộc mạng nhưng vô cùng trang nghiêm nơi đây rất thích hợp để cầu nguyện, vãn cảnh, thư giãn.

Gần chùa Phước Lâm có khách sạn, homestay nào không?

Nếu bạn đang quan tâm và cần tìm một điểm lưu trú gần địa điểm này thì có thể tham khảo những gợi ý của Sơn Trà dưới đây.

+ Vi Vi Hotel Hoi An

Vi Vi Hotel Hoi An có vị trí đắc địa để di chuyển tới các điểm du lịch
Vi Vi Hotel Hoi An có vị trí đắc địa để di chuyển tới các điểm du lịch
  • Địa chỉ: Triệu Quang Phục Lô C2-15

Vi Vi Hotel Hoi An không chỉ là nơi nghỉ ngơi đây còn là điểm nghỉ dưỡng khi có thiết kế bể bơi riêng. Khách sạn có hệ thống xe đưa đón tới sân bay Đà Nẵng. Giá phòng chỉ từ 495.000VNĐ gồm bữa ăn sáng. Chắc chắn là khách sạn giá rẻ du khách nên tham khảo nếu muốn tìm chỗ ở gần chùa Phước Lâm.

+ Loongboong Homestay Hội An

Bể bơi riêng cực đẹp tại Loongboong Homestay Hội An
Bể bơi riêng cực đẹp tại Loongboong Homestay Hội An
  • Địa chỉ: Tra Que Vegetable Village, Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: từ 1.000.000đ/đêm

Loongboong Homestay Hội An là điểm nghỉ dưỡng được đánh giá tới 9.1 điểm. Với phong cách thuần Việt đem lại cảm giác thư thái, yên bình. Thiết kế độc đáo của nơi đây khiến du khách muốn ngắm nhìn và tận hưởng mãi không thôi.

+ Little May’s Hom

Không gian cực thoải mái tại Little May’s Hom
Không gian cực thoải mái tại Little May’s Hom
  • Địa chỉ: Thôn 5, Hội An, Quảng Nam

Little May’s Hom nằm cách trung tâm Hội An ít phút đi xe. Thế nhưng tại đây, du khách có được cảm giác yên bình từ phong cảnh xung quanh tới lối thiết kế đơn giản, độc đáo. Không chỉ sở hữu tiện nghi đầy đủ, đây cũng là chốn cực chill để check in sống ảo.

Ăn gì khi tới tham quan chùa Phước Lâm?

Đi đâu chơi đã có câu trả lời vậy ăn gì khi tới du lịch Hội An đây? Có thể nói, Hội An là thiên đường ăn uống, nơi có nhiều loại hải sản chứ danh Quảng Nam. Bạn đã sẵn sàng nếm thử?

– Bánh khoai nướng

Món bánh khoai nướng có mùi thơm hấp dẫn
Món bánh khoai nướng có mùi thơm hấp dẫn

Nhìn bề ngoài, món bánh khoai nướng khá giống bánh sắn nướng. Thế nhưng, cũng bởi nguyên liệu là khoai nên bánh có hương vị rất thơm ngon. Không chỉ có vị ngon lạ miệng mà bánh còn rất dễ ăn, không hề ngán. Lớp khoai dậy mùi khi được nướng khiến cả dãy phố thơm mỗi khi các quán nổi lửa.

– Bánh xoài

Lớp vỏ trắng ngần nhân thơm béo của bánh xoài
Lớp vỏ trắng ngần nhân thơm béo của bánh xoài

Được mệnh danh là loại bánh đặc sản Hội An, bánh xoài làm từ gạo nếp, bên trong là nhân đậu xanh, lạc cùng các nguyên liệu. Ăn tới đâu, vị thơm, bùi, béo ngậy tới đó. Với mức giá chỉ từ 5k/cái quá rẻ cho việc thưởng thức ngay trên các con phố cổ Hội An.

– Mì Quảng

Sợi mì dẻo, thơm, nước dùng ngọt thanh của hải sản tươi
Sợi mì dẻo, thơm, nước dùng ngọt thanh của hải sản tươi

Là món ăn nổi tiếng nơi đây, mì Quảng chinh phục thực khách bằng những sợi bún thơm ngon. Nước dùng ngọt từ hải sản tươi cùng với công thức bí truyền từ hàng ngàn đời đã giúp bát canh mì Quảng hấp dẫn đến lạ thường.

Chùa Phước Lâm như một điểm tựa tinh thần cho người dân Hội An. Giúp họ vượt qua khó khăn khi tin tưởng có sự hiện diện của phật tổ người luôn có lòng từ bi, bác ái. Và với những thông tin Sơn Trà Travel đã đưa ở trên, chắc chắn giúp du khách có chuyến đi ý nghĩa nhất.

XEM THÊM:

Thu – Dulichsontra.com 

Đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *