Chùa Tam Bảo – Tìm về chốn tâm linh nổi tiếng bậc nhất Đà Nẵng

Chùa Tam Bảo được biết đến là ngôi chùa đầu tiên tại Đà Nẵng – Quảng Nam và được xem là tổ đình của Phật giáo Nam Tông Việt khu vực miền Trung. Trong chuyến du lịch Đà Nẵng, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm ngôi chùa đặc biệt nổi tiếng này để hòa mình vào một không gian rất đỗi linh thiêng, bình dị, an yên của chốn nhà Phật. Trong bài viết ngày hôm nay, Dulichsontra.com sẽ chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm khám phá chùa Tam Bảo.

Lịch sử của chùa Tam Bảo

Chùa Tam Bảo được xây dựng trong vòng 10 năm, khởi công từ năm 1953 và đến năm 1963 mới hoàn thành xong. Đây là ngôi chùa có mặt sớm nhất thời bấy giờ tại Đà Nẵng – Quảng Nam, trở thành “đại diện” – tổ đình của Phật giáo Nam tông ở khu vực miền Trung.

Nếu như Phật giáo Bắc tông được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc thì Phật giáo Nam tông có nguồn gốc từ “cái nôi” của Phật Pháp – Ấn Độ, qua các nước Khơ-me như Thái Lan, Philippin, Campuchia rồi được truyền vào Việt Nam.

Chùa Tam Bảo được xây dựng trong vòng 10 năm, khởi công từ năm 1953 và đến năm 1963
Chùa Tam Bảo được xây dựng trong vòng 10 năm, khởi công từ năm 1953 và đến năm 1963

Có nguồn gốc từ các nước trong khu vực du nhập vào, chùa Tam Bảo cũng được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của Đông Nam Á. Đồng thời, kiến trúc ngôi chùa vẫn mang những nét đẹp độc đáo, riêng biệt của kiến trúc Việt, tạo nên một không gian cổ kính, linh thiêng.

Chùa Tam Bảo tọa lạc ở đâu?

+ Địa chỉ

Ngôi chùa này ngày nay không chỉ là nơi tu tập của các Phật tử mà còn trở thành một địa điểm du lịch Đà Nẵng về văn hóa, tâm linh. Chùa Tam Bảo Đà Nẵng tọa lạc tại phố Phan Chu Trinh, thuộc địa phận quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

  • Địa chỉ: Số 323 đường Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Giờ mở cửa: Từ 6 giờ 00 đến 21 giờ 00 hằng ngày
  • Giá vé tham quan chùa: Miễn phí

+ Hướng dẫn đường đến chùa từ trung tâm thành phố

Chùa Tam Bảo nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km. Từ trung tâm thành phố, du khách chạy dọc theo tuyến đường trung tâm đến đường Phan Châu Trinh, sẽ thấy chùa nằm ở bên phải đường.

Đường đến chùa Tam Bảo vô cùng thuận tiện, dễ đi
Đường đến chùa Tam Bảo vô cùng thuận tiện, dễ đi

Vì nằm ngay trong trung tâm thành phố nên đường đến chùa cực dễ tìm và dễ di chuyển. Nếu muốn nhanh – gọn – tiện lợi và không mất công dò đường, bạn có thể “book” taxi, grab để di chuyển đều rất thuận tiện và sẵn sàng phục vụ 24/24h.

>>> Gợi ý: CẬP NHẬT giá thuê xe ô tô du lịch 16 chỗ tại Đà Nẵng mới nhẩt

Ghé thăm chùa Tam Bảo mùa nào là hợp lý nhất?

Dulichsontra.com khuyên bạn nên chọn mùa Hè (Khoảng từ tháng 3 – tháng 9) để đi du lịch Đà Nẵng, tham quan chùa Tam Bảo. Đây là mùa khô ở Đà Nẵng, tiết trời nắng ấm cả ngày, không ráo, ít khi có mưa.

Nên tránh đến Đà Nẵng vào mùa mưa bão (Khoảng từ tháng 10 – tháng 12 hằng năm).  Lúc này trời thường có mưa nhiều, kéo dài, đường phố dễ xảy ra hiện tượng ngập lụt, cản trở việc di chuyển đến các địa điểm tham quan của bạn.

Mùa Hè là thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch Đà Nẵng
Mùa Hè là thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch Đà Nẵng

Nếu muốn tham gia các lễ hội lớn diễn tại tại chùa, bạn có thể sắp xếp đi du lịch Đà Nẵng vào dịp lễ Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Tám Âm lịch…  Hằng năm vào mùa Lễ hội Phật Đản, lễ Vu Lan, Trung Thu, chùa Tam Bảo thường tổ chức đại lễ, các chương trình từ thiện, các khóa tu…thu hút đông đảo du khách, Phật tử tìm đến.

Kiến trúc độc đáo của chùa Tam Bảo

Ngôi chùa này là một trong số ít chùa Đà Nẵng có kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc Đông Nam Á. Tổng thể kiến trúc chùa Tam Bảo gồm có 5 tòa tháp cao, mỗi tháp có một màu sắc khác nhau, gồm: Xanh, vàng, đỏ, cam, trắng. Đây chính là 5 gam màu của lá cờ Phật.

Ngôi chùa này mang đậm dấu ấn kiến trúc Đông Nam Á
Ngôi chùa này mang đậm dấu ấn kiến trúc Đông Nam Á

Điểm đặc biệt của màu sơn sử dụng để sơn chùa là được chế tạo vô cùng kỳ công. Trước khi quét lên bề mặt, sơn sẽ được đem đi nung khói để đảm bảo sự bền đẹp đi cùng năm tháng.

Dù mang đậm dấu ấn kiến trúc Đông Nam Á, nhưng chùa Tam Bảo vẫn sở hữu nét đẹp đặc trưng của chùa Việt. Đặc biệt, lớp màu sơn của chùa được chế tạo công phu giúp làm nên vẻ đẹp bất biến, trường tồn khiến nhiều du khách ngỡ ngàng khi đặt chân đến tham quan.

Du lịch đến thành phố ven sông Hàn, chắc chắn du khách không thể bỏ lỡ vô số địa điểm thú vị đang chờ đón bạn khám phá. Hãy tham khảo Tour Đà Nẵng để lên một lịch trình hoàn hảo nhất dành cho mình và người thân, bạn bè nhé!

Khám phá tất tần tật về ngôi chùa Tam Bảo

Trải qua 60 năm hình thành phát triển, đến nay tổ đình của Phật giáo Nam tông tại miền Trung vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cùng vai trò vô cùng to lớn trong việc lưu giữ những giá trị Phật giáo nguyên thủy. Hãy cùng Sơn Trà Travel khám phá ngôi chùa linh thiêng nằm giữa lòng Đà Nẵng này!

1. Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo

Đến chùa Tam Bảo, đầu tiên bạn sẽ ấn tượng bởi không gian cây xanh đẹp nên thơ, chứa đựng nhiều ý nghĩa trong Phật giáo tại sân trước và sân sau của chùa. Các hòa thượng của chùa đã trồng cây bồ đề và cây sala, những loại cây có ý nghĩa to lớn trong Phật giáo tại đây.

Đặc biệt, hai cây ở sân trước được chiết từ cây bồ đề Đạo trường tại thánh địa Bodh Gaya ở Ấn Độ, đây cũng chính là nơi Đức Phật Thích Ca đã tu thành chính quả. Sân sau là hai cây sala được mang về từ nơi Đức Phật sinh ra và lớn lên – vườn Lumbini ở Nepal.

Khuôn viên chùa trồng rất nhiều cây xanh
Khuôn viên chùa trồng rất nhiều cây xanh

Bước vào chính điện ngôi chùa, du khách ngay lập tức cảm nhận được không khí linh thiêng, tôn nghiêm của chốn riêng. Chính điện chùa thờ tượng Phật Thích Ca, tượng đức Phật nhập niết bàn, đức Phật Thích Ca trì bình khất thực, đức Phật thiền định.

Đi sâu vào bên trong là không gian trưng bày tủ sách Tam Tạng, không gian bên trong nơi các tăng ni Phật tử học tập, trao đổi đạo Phật.

2. Vãn cảnh, chiêm bái ngôi chùa linh thiêng

Một trải nghiệm nữa đón chờ tất cả du khách, Phật tử đến thăm chùa Tam Bảo chính là cùng dạo chơi, thả hồn thong dong trong không gian xanh mát, cổ kính của ngôi chùa linh thiêng.

Không gian cổ kính của ngôi chùa
Không gian cổ kính của ngôi chùa

Chùa tọa lạc trong không gian rộng lớn, ngập tràn cây cối xanh tươi, trong lành. Đến đây, bạn sẽ thực sự được hòa mình vào thiên nhiên, thư thái dạo chơi, vãn cảnh chùa, hòa mình vào không gian thanh bình, tĩnh lặng.

3. Tham gia khóa tu, lễ hội tại chùa Tam Bảo

Chùa Tam Bảo mở cửa miễn phí tiếp đón du khách, Phật tử đến tham quan, tu tập tất cả các ngày trong tuần. Vào các dịp rằm, lễ Vu Lan, Trung thu, tại chùa diễn ra nhiều lễ hội lớn, thu hút đông đảo Phật tử về dự, chiêm bái, cầu nguyện, thực hành các khóa thiền, khóa tu.

Các Phật tử, du khách đến chùa cầu nguyện, tu tập
Các Phật tử, du khách đến chùa cầu nguyện, tu tập

Bạn sẽ cảm thấy tinh thần như được “thanh lọc” hoàn toàn, tìm về bản ngã bên sâu trong tâm hồn và chắt lọc nhiều bài học giá trị khi đến chùa học Phật pháp, nghe bài giảng đạo của các sư thầy.

Ngoài chùa Tam Bảo, Đà Nẵng còn có những ngôi chùa linh thiêng nào?

Du lịch Đà Nẵng, bạn nhất định phải ghé thăm các ngôi chùa linh thiêng, tuyệt đẹp. Ngoài chùa Tam Bảo, Đà Nẵng còn nhiều ngôi chùa có quy mô cực lớn với cảnh sắc nên thơ, trữ tình đang chờ đợi du khách đến vãn cảnh, chiêm bái.

1. Chùa Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà

  • Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
  • Thời gian đón khách: Từ 6 giờ 00 – 21 giờ 00 hằng ngày, tất cả các ngày trong tuần.

Thành phố của những cây cầu có đến 3 ngôi chùa cùng có tên chung là chùa Linh Ứng. Chùa Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Ứng Bãi Bụt.

Đây là ngôi chùa có bức tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam mà bạn có thể chiêm ngưỡng dù đứng ở cách xa cả chục km.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt có quy mô vô cùng rộng lớn
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt có quy mô vô cùng rộng lớn

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt có diện tích lớn lên đến 20ha với nhiều công trình có quy mô đồ sộ như tháp xá lợi, giảng đường, chánh điện.

Với địa thế đắc địa – hướng ra biển Đông, xung quanh là Cù Lao Chàm và xa xa là con đèo Hải Vân hùng vĩ, chùa Linh Ứng Sơn Trà là địa điểm tuyệt vời để bạn ngắm trọn cảnh sắc thành phố xinh đẹp.

2. Chùa cầu duyên Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Đỉnh Bà Nà, thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
  • Thời gian đón khách: Từ 8 giờ 00 – 17 giờ 30 hằng ngày.

Chùa cầu duyên chính là ngôi chùa Linh Ứng nằm ở đỉnh Bà Nà, có độ cao 1.500m so với mực nước biển và thuộc hệ phái Bắc Tông.

Chùa có bức tượng Phật Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao 27m – bức tượng Phật lớn nhất Việt Nam. Ghé thăm chùa, bạn sẽ được chìm đắm vào giang thanh tịnh, trang nghiêm, lắng nghe tiếng chuông chùa. Đây cũng là nơi các Phật tử, du khách tìm đến để cầu mong may mắn, bình an trong tình duyên, gia đạo và cuộc sống.

3. Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

  • Địa chỉ: Ngọn Thủy Sơn, số 8 đường Huyền Trân Công Chúa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Thời gian đón khách: Từ 6 giờ 30 – 17 giờ 30

Ngôi chùa Linh Ứng thứ ba ở Đà Nẵng còn có tên gọi khác là chùa Non Nước hay Linh Ứng cổ tự. Sở dĩ còn có tên gọi này là bởi, cùng với chùa Tam Bảo – đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ kính, lâu đời nhất tại Đà Nẵng.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn
Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Không gian chùa có đặt tháp xá lợi chứa nhiều pho tượng bằng đá nhất ở Việt Nam – 200 bức tượng Phật trong 7 tòa tháp. Vãn cảnh ngôi chùa cổ, bạn sẽ được hòa mình vào không gian tâm linh huyền bí, chiêm ngưỡng kiến trúc hình chữ Nhất độc đáo, có một không hai của chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn.

4. Chùa Hải Vân Sơn

  • Địa chỉ: Tổ 145, đường Hoàng Thị Loan, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
  • Thời gian đón khách: 06:00 – 20:30

Không nổi tiếng và được biết đến nhiều như những ngôi chùa kể trên, nhưng Hải Vân Sơn sẽ mang đến cho bạn một cảm giác đặc biệt, như được tách biệt hoàn toàn ra khỏi thế giới đông đúc, ồn ào ngoài kia, để chìm đắm trong không gian truyền thống của ngôi chùa cổ xưa.

Tại đây, các công trình được xây dựng tách riêng, với hành lang lát gạch và những bồn hoa nhỏ rực rỡ. Khoảng sân trước chùa vô cùng rộng rãi, là không gian để các Phật tử dạo chơi, chỉnh trang trước khi bước vào chính điện hành lễ.

5. Chùa Nam Sơn 

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Khả Trạc, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
  • Thời gian đón khách: Từ  6 giờ 00 đến 21 giờ 00 hằng ngày.

Thời gian gần đây, chùa Nam Sơn trở thành cái tên được giới trẻ và các tín đồ du lịch “truy lùng” địa chỉ để tìm đến tham quan, thưởng lãm cảnh chùa và check-in trong không gian đẹp đến ngỡ ngàng. Chùa Đà Nẵng Nam Sơn có diện tích lên đến 10.000m2, được xây dựng từ năm 1962 và mang phong cách thiết kế đậm chất Việt cổ.

Chùa Nam Sơn sở hữu vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ
Chùa Nam Sơn sở hữu vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ

Chùa Nam Sơn tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, hướng về quần thể Ngũ Hành Sơn, nhờ vậy nên ngôi chùa này sở hữu nét đẹp kỳ vĩ khiến ai nấy đều trầm trồ khi đến thăm. Các dãy nhà trong chùa được chạm trổ tỉ mỉ, sơn son thếp vàng tuyệt đẹp.

6. Chùa Bát Nhã

  • Địa chỉ: Số 176 đường Triệu Nữ Vương, phường Nam Dương, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Thời gian đón khách: Từ 06 giờ 00 đến 20 giờ 30 hằng ngày.

Chùa Bát Nhã được xây dựng từ năm 1949. Đại Đức Thích Chơn chính là người đặt nền móng xây dựng chùa, đồng thời tôn tạo nên bức tượng Phật Quan Âm để người dân ghé đến chiêm bái, cầu nguyện.

Dù ra đời đã hơn 70 năm, chùa Bát Nhã vẫn được đầu tư, tôn tạo với quy mô cực kỳ rộng lớn, khang trang, nằm trong khoảng sân rộng lớn, thoáng đãng. Đến thăm chùa, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ cầu an được tổ chức định kỳ. Đại Đức Thích Chúc Tín – chùa Bát Nhã sẽ có lời pháp thoại gửi đến các Phật tử và tiếp theo là nghi thức rước đèn bi thú vị.

7. Chùa Tam Thai

  • Địa chỉ: Ngọn Thủy Sơn, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Chùa Tam Thai cũng nằm trong Top những ngôi chùa cổ bậc nhất Đà Nẵng, với tuổi đời ngót nghét gần 400 năm. Đúng như tên gọi, chùa được chia làm ba tầng là: Thượng Thai – tầng 1, Trung Thai – tầng 2, Hạ Thai – tầng 3. Để lên đến chùa, bạn sẽ đi qua 156 bậc thang bằng đá phủ rêu phong.

Chùa Tam Thai được xây dựng theo hình chữ Vương
Chùa Tam Thai được xây dựng theo hình chữ Vương

Ngôi chùa xây theo hình chữ Vương. Bước vào khuôn viên chùa, bạn sẽ ngay lập tức choáng ngợp với không gian ngập tràn sắc xanh của vô vàn cây cổ thụ tỏa bóng. Đứng từ đây, du khách còn có thể phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh sắc núi non hùng vĩ, dòng sông Cẩm Lệ thơ mộng, hiền hòa.

>> Tham khảo: Khám phá chùa Tam Thai – ngôi cổ tự hơn 400 năm tuổi của Đà Nẵng

8. Thiền viện Bồ Đề

  • Địa chỉ: Đường Hoàng Thị Loan, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

So với các ngôi chùa ở Đà Nẵng, thiền viện Bồ Đề “sinh sau đẻ muộn hơn”. Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1995, có 3 khu vực chính là: Chính điện, tòa bảo tháp 12 tầng và bức tượng Phật cao nhất Việt Nam – tượng Quan Âm Bồ Tát. Ngoài ra, trong không gian chùa Bồ Đề còn có hơn 10.000 tượng Phật nằm trong ngôi bảo tháp cao 5m.

Thiền viện Bồ Đề
Thiền viện Bồ Đề

9. Chùa Quan Thế Âm

  • Địa chỉ: Số 48 đường Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Ngôi chùa cuối cùng mà Sơn Trà Travel gợi ý bạn tham quan khi đến Đà Nẵng – bên cạnh chùa Tam Bảo – đó chính là chùa Quan Thế Âm. Ngôi chùa này tọa lạc dưới chân ngọn núi Kim Sơn – một trong năm ngọn núi tuyệt đẹp của quần thể danh thắng núi Ngũ Hành. Chùa Quan Âm có nhiều công trình kiến trúc độc đáo như: Tăng xá, tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm…

Chùa Quan Âm có nhiều công trình kiến trúc độc đáo như: Tăng xá, tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm
Chùa Quan Âm có nhiều công trình kiến trúc độc đáo như: Tăng xá, tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm

Vào tháng 2 Âm lịch hàng năm, tại đây sẽ tổ chức lễ hội Quán Thế Âm – lễ hội dân gian truyền thống lớn bậc nhất Đà Nẵng. Đây là dịp để mọi người cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và khám phá các hoạt động văn hóa hấp dẫn như hát tuồng, hóa trang, thi cờ, đua thuyền, thả đèn… trên sông Cổ Cò.

>>> Gợi ý: Khám phá làng cổ Phong Nam – Ngôi làng bình yên giữa lòng Đà Nẵng

“Bỏ túi” những lưu ý khi đi chùa Tam Bảo

  • Đi lễ chùa Tam Bảo, du khách cần mặc trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục và không gian tôn nghiêm của chốn tâm linh.
  • Khi vào chính điện của các ngôi chùa để thắp hương, tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy, hãy “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” để đảm bảo sự trang nghiêm.
  • Không thắp quá nhiều hương khói nghi ngút, chỉ thắp hương vừa đủ trong không gian chùa, đặc biệt là khi vào bên trong chính điện.
Nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi thăm chùa
Nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi thăm chùa
  • Không tự ý quay phim, chụp ảnh tại các ban thờ, chính điện. Tránh gây hư hỏng các đồ vật bày biện bên trong chùa.
  • Tuyệt đối không xả rác bừa bãi. Hãy chú ý giữ gìn để không gian chùa luôn xanh, sạch, đẹp.
  • Bạn có thể thoải mái chụp ảnh ở không gian bên ngoài ngôi chùa. Tuy nhiên, nếu muốn chụp ảnh ở bên trong, đặc biệt là trước các ban thờ, trong không gian thờ phụng, nên đọc kỹ các quy định, tránh vi phạm nội quy của chùa.

Trải qua 60 năm dựng xây, phát triển, đến nay chùa Tam Bảo vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cùng vai trò vô cùng to lớn trong việc lưu giữ những giá trị Phật giáo nguyên thủy. Chưa hết, đến đây, du khách sẽ được chìm đắm trong một không gian linh thiêng và rất đỗi thanh tịnh – là nơi bạn có thể rũ bỏ hết mọi âu lo, muộn phiền, những ham muốn trần tục để tìm cho mình cảm giác an yên trong tâm hồn.

XEM THÊM:

Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *