Dầu tràm Huế từ lâu đã được nhiều người tin dùng và công nhận về những tác dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe. Đây là sản phẩm dùng được cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến người lớn. Do đó rất nhiều du khách khi có dịp đi du lịch Huế đều tìm mua bằng được về sử dụng và làm quà tặng. Cùng Sơn Trà Travel khám phá chi tiết về công dụng, cách dùng, các thương hiệu dầu tràm nổi tiếng nhất.
Giới thiệu tổng quan về dầu tràm Huế
Dầu tràm là gì?
Dầu tràm hay còn gọi là tinh dầu tràm, là một dược liệu quý được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh từ xưa cho đến nay. Và khi nhắc đến dầu tràm, người ta thường nhớ ngay đến Huế Mảnh đất cố đô được xem là “chiếc nôi” của dầu tràm, nơi ra đời vô số thương hiệu dầu tràm chất lượng, nổi tiếng khắp cả nước.
Trên hành trình du lịch cố đô, nếu đi dọc theo Quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Thủy – Huyện Phú Lộc. Bạn sẽ “hoa mắt” bởi hàng chục điểm chưng cất, bày bán dầu tràm Huế nằm ngay tại các cửa hàng đặc sản bên đường. Nghề chưng cất dầu tràm từ lâu đã trở thành nghề truyền thống, kế mưu sinh bền vững của người dân địa phương.
Dầu tràm Huế có mấy loại?
Tinh dầu tràm có nguồn gốc tự nhiên, được chưng cất từ chính phần cành, lá, thân của cây tràm, chiết xuất ra tinh dầu.
Có hai loại tinh dầu tràm phổ biến nhất là: Tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà. Sở dĩ dầu tràm chia làm hai loại chính xuất phát từ nguyên liệu chiết xuất nên những giọt dầu.
- Tinh dầu tràm gió: Sử dụng cây tràm gió để chiết xuất, sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh. Đặc biệt phù hợp với trẻ sơ sinh và phụ nữ sau sinh.
- Tinh dầu tràm trà: Loại tinh dầu này sử dụng cây tràm trà thuộc họ Đào kim nương để chiết xuất, thường dùng làm đẹp, chăm sóc da và trị mụn.
>>> Cố đô Huế còn là nơi sản xuất ra món mứt gừng Huế nổi tiếng
Thành phần chính có trong một chai dầu tràm Huế
Thành phần chính có trong một chai tinh dầu tràm là 1.8 Cineole (Eucalyptol) >60% và α- Terpineol. Đây chính là hai thành phần chính giúp dầu tràm có tác dụng chữa bệnh, cực kỳ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp của con người.
- 8 cineole (Eucalyptol): Có chức năng làm ấm đường hô hấp, làm sạch mũi trực tiếp. Chất này có tác dụng gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang, làm tiết dịch để cuốn trôi chất nhầy bà bụi bẩn, các virus, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong niêm mục mũi. Nhờ vậy mà giúp hạn chế các nguy cơ gây viêm, bảo vệ cơ quan hô hấp trên gồm mũi, xoang, họng và thanh quản.
- α- Terpineol: Là hoạt chất có tác dụng sát trùng, sát khẩu rất tốt và lành tính, an toàn. Chính vì vậy mà dầu tràm Huế được mọi người tin tưởng sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Ngoài hai thành phần chính kể trên, dầu tràm còn chứa một số hoạt chất khách như linalool, limonen.
Hướng dẫn cách chưng cất dầu tràm Huế
Tại Phú Lộc, nơi có nghề chưng cất dầu tràm từ rất lâu đời. Đi đến nơi đâu bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp các xưởng chưng cất dầu tràm hoặc điểm chưng cất ngay tại nhà của người dân địa phương.
Quy trình để nấu một nồi dầu tràm với 150kg lá tràm trong vòng 4 giờ được diễn ra như sau:
- Đầu tiên, cho lá tràm gió nồi sắt/nồi inox lớn, đậy kín. Thêm nước vào nồi lá theo tỷ lệ 2 lá : 1 nước. Sau đó đun sôi hỗn hợp này. Khi nồi nước lá dầu tràm sôi, hơi nước bắt đầu bốc lên và được dẫn qua một ống inox. Ống inox này sẽ chạy qua một bể nước lạnh.
- Khi nước trong nồi sôi, tiến hành giảm lửa nhỏ, đều. Hơi nước và tinh đầu tràm lúc này sẽ theo đường ống inox chảy ra, gặp lạnh và ngưng tụ thành chất lỏng. Dùng chai để hứng hỗn hợp chất lỏng này.
- Tinh dầu tràm vốn nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên mặt nước. Do đó, chúng ta dễ dàng tách tinh dầu trên mặt nước ra được thu được tinh dầu tràm nguyên chất.
Lá và cành cây tràm gió sau khi nấu xong vẫn còn tinh dầu bên trong chưa chắt lọc hết, do đó bạn có thể mang chúng đi phơi khô để đun cho các lần sau theo.
Những công dụng tuyệt hảo của dầu tràm Huế
Không hề nói quá khi khẳng định, dầu tràm là “trợ thủ” đắc lực cho sức khỏe, sắc đẹp của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ hết tất cả mọi công dụng mà tinh dầu tràm mang lại cho chúng ta. Ngay bây giờ, Dulichsontra.com sẽ cùng các bạn khám phá công dụng tuyệt hảo của dầu tràm.
1. Dầu tràm giúp trị ho, sổ mũi
Như đã giới thiệu ở trên, thành phần chính của dầu tràm là Cineole và Terpineol – Hai hoạt chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ vậy, dầu tràm có công dụng tiêu đờm, đánh bay các cơn cảm sốt, cúm do virus, trị ho, sổ mũi… cho cả trẻ em và người lớn.
2. Hỗ trợ điều trị viêm xoang
Người mắc chứng viêm xoang sẽ thường bị ứ đọng chất nhầy trong các xoang mũi, tổn thương lớp niêm mạc hô hấp, khiến người bệnh thường xuyên đau nhức ở sống mũi và quanh hốc mắt…
Khi sử dụng dầu tràm, bạn sẽ cảm nhận được tình trạm sưng viên, phù nề ở xoang mũi và dịch tiết trong họng đều giảm đi đáng kể.
3. Giúp tránh gió, chống cảm lạnh
Công dụng tuyệt vời này giúp dầu tràm Huế được các bà mẹ bỉm sữa, hội phụ huynh có con nhỏ yêu thích và luôn luôn “trang bị” sẵn ít nhất một chai dầu tràm trong nhà.
Trẻ em thường có sức đề kháng kém, do đó những khi thời tiết thay đổi thường rất dễ bị cảm lạnh. Chưa kể, các tác nhân như virus, vi khuẩn trong môi trường cũng chực chờ tấn công hệ hô hấp các bé bất kỳ lúc nào.
Dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, giúp phòng các cơn cảm cúm. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, khi tắm cho bé, người ta thường pha thêm vài giọt dầu tràm vào nước tắm còn ấm.
Mục đích để tinh dầu theo hơi nước bốc lên, sát khuẩn đường hô hấp, phòng cảm lạnh cho bé. Đồng thời, dầu tràm còn bảo vệ trẻ nhỏ khỏi bị muỗi hay các côn trùng gây hại khác tấn công làn da nhạy cảm.
4. Hỗ trợ giảm đau xương khớp
Với những người mắc chứng đau xương khớp, dầu tràm chính là “vị cứu tinh” tuyệt vời. Có nguồn gốc từ thiên nhiên, lại cực kỳ lành tính, do đó tinh dầu tràm trở thành vật bất ly thân của người mắc các bệnh về xương khớp. Bạn có thể sử dụng dầu tràm đều đặn mỗi ngày để xoa bóp, làm ấm vùng cơ khớp bị đau, giúp giảm đau tức thời.
5. Dầu tràm Huế chống nấm, khử trùng, kháng khuẩn
Như đã nói ở trên, dầu tràm có các hoạt chất hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm. Do đó, khi có một vùng da nào đó trên cơ thể bị nhiễm khuẩn, bạn có thể dùng dầu tràm để sát khuẩn, kháng viêm rất tốt.
Với một số bệnh da liễu như nấm bàn chân, nấm tay, tình trạng này cũng sẽ được cải thiện khi bạn thường xuyên ngâm tay, chân trong nước có hòa tan thêm vài giọt dầu tràm.
>> Xem thêm: Hạt sen Huế – món quà từ Cố đô đầy dinh dưỡng và ý nghĩa
6. Tác dụng trị mụn, làm đẹp da
Một công dụng tuyệt vời của dầu trầm Huế mà chắc chắn không phải ai cũng biết, đó chính là trị mụn, giúp làn da mịn màng hơn.
Với những nốt mụn trên mặt, hãy dùng tăm bông chấm dầu tràm, thoa trực tiếp lên. Các hoạt chất trong dầu tràm sẽ tấn công, tiêu diệt hết các vi khuẩn ký sinh trên bề mặt da cũng như sâu bên trong lỗ chân lông, làm giảm sưng viêm, nhanh khô và lành mụn.
7. Công dụng chữa trị gàu, ngăn ngừa rụng tóc
Tinh dầu tràm có tác dụng sát khuẩn, do đó khi bạn hòa tan dầu tràm cùng với nước để gội đầu, da đầu sẽ được làm sạch khỏi gàu, bụi bẩn. Da đầu sạch, không bị gàu và vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông sẽ giúp tóc không còn bị gãy rụng.
8. Chăm sóc răng miệng
Tác dụng tiếp theo của dầu tràm Huế mà dulichsontra.com bật mí đến các bạn là chăm sóc răng miệng. Khi bạn súc miệng với nước muối ấm hòa cùng dầu tràm, dầu tràm với công dụng sát khuẩn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám bên trong khu vực răng miệng, giúp răng trở nên trắng sáng, giảm nguy cơ sâu răng, ố vàng.
Đặc biệt, hoạt chất trong dầu tràm còn giúp kháng viêm, ngăn ngừa viêm chân răng, viêm lợi, khắc phục tình trạng hôi miệng.
9. Làm sạch không khí
Cuối cùng, bạn có thể dùng máy xông tinh dầu, cho một vài giọt dầu tràm vào để khuếch tán tinh dầu tràm vào không khí, giúp làm sạch, diệt khuẩn cực hữu hiệu. Chưa kể, hương thơm tự nhiên, nồng nồng, ấm ấm của dầu tràm cũng khiến bạn cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn rất nhiều.
>>> Tham khảo: Kẹo cau Huế – thức quà tuổi thơ của cố đô
Trên thị trường hiện có các loại dầu tràm Huế nào?
+ Tinh dầu tràm nguyên chất (Dầu tràm loại đặc biệt)
Đây là những giọt dầu tràm tinh túy được chiết xuất từ 100% lá và cành nhỏ cây tràm gió. Chất lượng dầu tràm phụ thuộc rất nhiều vào việc lá chọn để nấu dầu là lá non hay già, thu hoặc vào mùa mưa hay mùa khô… Thông thường, từ 150kg lá và cành tràm, sẽ thu về được 500ml (1/2 lít) tinh dầu tràm nguyên chất 100%.
+ Tình dầu tràm không nguyên chất
Đây là loại tinh dầu có giá thành rẻ hơn so với dầu tràm nguyên chất. Trong thành phần của dầu tràm Huế không nguyên chất sẽ được pha trộn thêm cây bổi – ngoài lá và cành tràm gió – để nấu dầu.
Tinh dầu tràm không nguyên chất có mùi nặng hơn dầu tràm nguyên chất 100%, do có thêm chiết xuất tinh dầu bổi. Cây bổi cho lượng tinh dầu nhiều hơn tràm, giá thu mua cây bổi lại rẻ hơn rất nhiều so với tràm gió. Do đó, tùy thuộc vào tỷ lệ giữa cây bổi và lá tràm gió mà có nhiều loại tinh dầu tràm khác nhau với giá bán khác nhau.
Các thương hiệu tinh dầu tràm Huế uy tín, chất lượng
Như đã nói ở phần trên, với một người tiêu dùng bình thường, khi mua tinh dầu tràm sẽ rất khó phân biệt đâu là dầu tràm nguyên chất, đâu là dầu tràm không nguyên chất, dầu bổi. Do đó, cách đơn giản và tiện lợi nhất để mua được tinh dầu tràm chuẩn xịn là lựa chọn các thương hiệu, cơ sở nổi tiếng, uy tín.
1. Tinh dầu tràm Huế Bé Thơ
- Địa chỉ: Số 15 đường Xuân 68, phường Phú Hậu, thành phố Huế
- Giá tham khảo: Từ 60.000 – 120.000 đồng/chai
2. Tinh dầu tràm Huế Ngọc Hiếu
- Địa chỉ: Số 123 đường Lê Thánh Tôn, phường Thuận Thành, thành phố Huế
- Giá tham khảo: Từ 150.000 – 300.000 đồng/chai
3. Tinh dầu tràm Huế Cung Đình Vỹ Dạ
- Địa chỉ: Số 14 đường Thanh Tịnh, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế
- Giá tham khảo: Từ 100.000 – 160.000 đồng/chai.
4. Tinh dầu tràm Huế Phú Lộc
- Địa chỉ: Các hàng quán, cửa hàng đặc sản nằm ven Quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế,
- Giá tham khảo: Từ 40.000 – 100.000 đồng/chai
>> Có thể bạn quan tâm: Top 11 Địa Chỉ Bán Bánh Nậm Huế mua về làm quà ngon, miễn phí ship
5. Tinh dầu tràm Huế Kim Vui
- Địa chỉ: Số 26 đường Hà Huy Giáp, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế
- Giá tham khảo: Từ 50.000 – 150.000 đồng/chai
6. Tinh dầu tràm Huế Hồng Tâm
- Địa chỉ: Sản xuất tại khu công nghiệp Nghi Phú, thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Giá tham khảo: Từ 100.000 – 180.000 đồng/chai.
7. Tinh dầu tràm Viện Hàn lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
- Địa chỉ: Sản xuất tại Viện Hàn lân KH&CN Việt Nam, là sản phẩm quốc nội được nghiên cứu bởi của Công ty Cổ phần Tinh dầu và Chất thơm.
- Giá tham khảo: Khoảng 150.000 đồng/chai 100ml.
8. Tinh dầu tràm Đan Viện Thiên An Huế
- Địa chỉ: Cửa hàng 1: Số 24 đường Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế. Cửa hàng 2: Số 20 đường Chi Lăng, phường Phú Cát, thành phố Huế.
- Giá tham khảo: 200.000 đồng/chai 100ml
9. Tinh dầu tràm Huế Hoa Nén
- Địa chỉ: Số 123 đường Lê Ngô Cát, phường Thuỷ Xuân, thành phố Huế
- Giá tham khảo: Từ 50.000 – 280.000 đồng/chai
10. Tinh dầu tràm Huế Phước Quảng
- Địa chỉ: Số 12/21 đường Thánh Gióng, phường Tây Lộc, thành phố Huế
- Giá tham khảo: Từ 70.000 – 120.000 đồng/chai.
11. Tinh dầu tràm Huế Tiến Triều
- Địa chỉ: Số 6 đường Đất Đỏ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Giá tham khảo: Từ 120.000 – 230.000 đồng/chai.
Mách bạn bí quyết chọn mua tinh dầu tràm Huế “chuẩn không cần chỉnh”
Để lựa chọn được tinh dầu tràm tốt, “bao authentic” đến giọt cuối cùng, đồng thời phù hợp với nhu cầu sử dụng, Sơn Trà Travel sẽ gửi bạn một vài “bí kíp” như sau:
+ Mẹo phân biệt tinh dầu tràm nguyên chất
Dầu tràm nguyên chất thường sau khi được chưng cất xong sẽ có màu vàng, hơn thiên về xanh lục nhạt rất đặc trưng.
Còn dầu tràm có pha thêm dầu bổi sẽ có màu sắc vàng đậm hơn. Nếu dầu tràm bị pha chất phụ gia, chất bảo quản thì dầu thường có màu trắng và trong suốt.
Một cách để phân biệt dầu tràm Huế nguyên chất với dầu tràm có pha trộn là: Dầu tràm nguyên chất khi lắc mạnh sẽ tạo bọt, nhưng chỉ sau 3 – 5 phút phần bọt này sẽ nhanh chóng tan ra. Còn dầu tràm không nguyên chất thì phần bọt không thể tan hết được.
Một mẹo nữa để nhận biết chất lượng dầu tràm là thông qua mùi hương của tinh dầu tràm. Tinh dầu tràm nguyên chất có mùi thơm dịu nhẹ, thanh thanh, nồng ấm, không gắt nồng.
+ Chọn tinh dầu tràm phù hợp với mục đích
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, hãy chọn mua loại dầu tràm phù hợp để vừa đảm bảo đúng mục đích, vừa tiết giảm tối đa chi phí, giá thành khi mua.
+ Ưu tiên mua những sản phẩm có thương hiệu, uy tín
Một cách đơn giản nữa để mua được một chai dầu tràm Huế “bao chuẩn” chính là lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín, với cơ sở sản xuất có địa chỉ, nguồn gốc rõ ràng, được cấp giấy phép lưu hành, có chứng nhận an toàn về chất lượng.
+ Dùng nước để “test” chất lượng dầu tràm Huế
Tinh dầu tràm có trọng lượng nhẹ hơn nước, vì thế khi cho vào trong nước, tinh dầu sẽ không tan mà nổi lên trên bề mặt. Nếu tinh dầu bị chìm dưới mặt nước, rất có thể là do trong đó đã có pha trộn thêm tạp chất.
+ Dựa vào giá bán
Tinh dầu tràm thiên nhiên được chiết xuất từ các bộ phận của cây tràm theo phương pháp chưng cất hơi nước truyền thống. Chính vì thế, rất tốn thời gian, nguyên liệu và tiền bạc. Vậy nên, giá bán không hề rẻ.
“Tiền nào của nấy”, do đó, với những loại tinh dầu được bán với giá quá rẻ, chỉ vài chục nghìn/chai, hãy chân nhắc về chất lượng của sản phẩm để tránh “tiền mất tật mang”.
+ Không gây dị ứng da
Tinh dầu tràm có chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên nên cực kỳ lành tính khi thoa trực tiếp lên da. Nếu bạn sử dụng dầu tràm mà cảm thấy nhờn rít, da gặp phải tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ… rất có thể đây là sản phẩm kém chất lượng.
Hướng dẫn sử dụng dầu tràm Huế đúng, hiệu quả nhất
Dầu tràm mang lại nhiều công dụng tuyệt vời, cực kỳ hữu ích với sức khỏe, sắc đẹp của chúng ta. Và dầu tràm Huế sẽ càng phát huy tác dụng nếu được sử dụng đúng cách. “Bỏ túi” ngay những lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm:
- Bảo quản chai dầu tràm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp để chất lượng dầu luôn đảm bảo.
- Khi sử dụng, mở nắp thật nhanh và luôn đóng chặt nắp sau khi dùng xong, tránh làm dầu bị bay hơi, giảm chất lượng.
- Không để tinh dầu ngấm nước hay bị pha trộn bởi các chất lỏng khác, nếu không tinh dầu sẽ nhanh chóng bị hỏng.
- Để an toàn cho da, tránh hiện tượng kích ứng, mẩn đỏ, bạn có thể thử thoa dầu tràm Huế vừa mua về trên mu bàn tay để “test” thử trước khi sử dụng.
- Với trẻ nhỏ, dầu tràm Huế thường được dùng để hòa vào nước ấm, tắm cho bé hoặc xoa đều trực tiếp lên da. Bạn có thể xoa đều từ mông lên đến gáy, mát xa đều khắp lưng, vùng cổ và vùng ngực cho bé. Khi trẻ đi ra ngoài, hãy nhỏ vài giọt dầu tràm vào khăn, áo khoác rồi quấn quanh người bé để tránh gió, giúp kháng khuẩn, lọc không khí.
Với những công dụng tuyệt vời, dầu tràm Huế là một “người bạn đồng hành”, món quà ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc chu đáo khi bạn dành tặng cho bạn bè, người thân. Do đó, rất nhiều du khách khi đến với cố đô đều muốn “săn lùng” bằng được tinh dầu tràm để mua về sử dụng và làm quà. Hy vọng rằng bài viết trên của Sơn Trà Travel đã phần nào giúp bạn có thêm thông tin, vốn hiểu biết về cách phân biệt, chọn mua dầu tràm đúng chuẩn!
Xứ Huế mộng mơ khiến du khách ấn tượng không chỉ bởi vẻ đẹp cổ kính của mảnh đất kinh đô xưa, mà còn nổi tiếng với vô số đặc sản thơm ngon, những món quà lưu niệm ý nghĩa. Tham khảo tour du lịch Huế để lên lịch trình cho chuyến tham quan mảnh đất cố đô với nhiều điều hấp dẫn đang chờ đón bạn ngay từ bây giờ nào!
XEM THÊM:
- Chợ Đông Ba Huế – Kinh nghiệm tham quan, ăn uống và mua sắm
- Cầm tấm vé quay về tuổi thơ với món kẹo cau Huế ngọt ngào
- Tôm chua Huế có gì ngon và top 10 địa chỉ mua tôm chua ngon nhất
Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com
Bài viết liên quan