Hẳn nhiều người đã từng nghe qua lời đồn “uống nước giếng thoát ế” hay “uống nước giếng hết say sóng”… Và giếng nước được nhắc đến ở đây không đâu khác chính là giếng cổ Cù Lao Chàm. Nó đã gây tò mò cho không ít du khách, vì thế hầu như ai đến du lịch Cù Lao Chàm cũng muốn ghé qua đây kiểm chứng luôn tiện chek-in địa điểm này.
Giới thiệu một số thông tin về giếng cổ Cù Lao Chàm
Giếng cổ nằm ở vị trí nào trên đảo?
Giếng cổ Chăm hay còn gọi là giếng xóm Cấm, do nó nằm ngay tại ngã ba con đường bê tông đi thuộc khu dân cư xóm Cấm, đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Vị trí của giếng cách di tích khảo cổ Bãi Làng chừng 300m về hướng Tây Nam và các di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông khoảng 500m theo hướng Đông Bắc. Đây chính là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng thuộc Bãi Làng – khu vực trung tâm của đảo và cũng là điểm khởi hành cho tất cả mọi hành trình khám phá đảo.
Giếng cổ Champa có từ khi nào?
Mặc dù rất nổi tiếng nhưng mỗi khi được hỏi về nguồn gốc của giếng cổ Cù Lao Chàm không ai biết chính xác nó có từ bao giờ, chỉ biết có từ rất lâu. Theo các cuộc khảo sát cho rằng nó được xây cách đây khoảng 200 năm.
Thông tin này được Trung tâm quản lý và bảo tồn di tích TP.Hội An cung cấp. Ngoài giếng cổ này thì trên đảo cũng có một giếng cổ khác nữa. Tuy nhiên chỉ có giếng cổ xóm Cấm đến bây giờ vẫn còn sử dụng thôi.
Cách di chuyển đế giếng cổ Cù Lao Chàm
Do giếng cổ nằm trên đảo Cù Lao Chàm nên muốn tham quan nó, trước tiên bạn phải di chuyển ra đảo trước. Để ra đảo, bạn có thể chọn một trong hai cách sau:
- Đi tàu gỗ: Thích hợp với những ai muốn tiết kiệm chi phí và thích cảm giác lênh đênh trên biển lâu. Để đi tàu gỗ, bạn có thể tới bến tàu Bạch Đằng Hội An lúc 8h hoặc cảng Cửa Đại lúc 8h30. Giá vé 70k/người, nếu mang theo xe máy thì 20k/chiếc. thời gian đi mất gần 2 tiếng.
- Đi cano cao tốc: Với phương tiện hiện đại này, bạn chỉ mất tầm 15 – 20 phút là ra tới đảo. Giá vé 300k/chiều, mua tại bến tàu cảng Cửa Đại. Nếu đi theo đoàn bạn có thể thuê riêng với giá từ 3 – 7 triệu.
Sau khi đặt chân đến Bãi Làng, bạn chỉ cần hỏi người dân là họ sẽ chỉ đường tận tình cho bạn. Còn nếu đặt tour Cù Lao Chàm 1 ngày thì chương trình sẽ có đưa khách tới đây tham quan. Sẽ có HDV thuyết trình về những thông tin, câu chuyện gắn với giếng cổ, giúp bạn hiểu hơn về nó.
>> Tham khảo: Giờ tàu, cano đi Cù Lao Chàm khởi hành những chuyến nào
Tìm hiểu về kiểu kiến trúc của ngôi giếng cổ Cù Lao Chàm
Giếng cổ là công trình kiến trúc của người Chăm còn sót lại
Trên đảo Cù Lao Chàm có rất nhiều di tích lịch sử mang đặc trưng văn hóa Chăm Pa. Nhưng nổi bật và gây ấn tượng đối với người dân lẫn du khách vẫn là giếng cổ hơn 200 năm tuổi này (đã được xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2006).
Là một trong những di tích còn sót lại của người Chăm. Theo các cụ cao niên sinh sống trên đảo cho biết. Cù Lao Chàm xưa chủ yếu là người Chăm sinh Sống. Họ vốn nổi tiếng trong việc phát hiện các mạch nước ngầm, cũng là những người hết sức tỉ mỉ trong việc đào giếng nên đã tạo nên chiếc giếng với nhiều điều đặc biệt này.
Kết cấu của giếng cổ Chăm hơn 200 năm
Vì là công trình của người Chăm nên giếng cổ ở Cù Lao Chàm cũng mang đặc trưng của giếng Chăm Pa cổ. Tổng diện tích khuôn viên của giếng là 15m2. Với kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông. Ở mỗi góc có một chậu vuông.
Miệng giếng có đường kính khoảng 1.2m và độ sâu từ miệng đến đáy giếng tầm 5m. Lòng giếng xây theo kiểu vành khăn, bằng vạch tô vữa vôi. Trải qua hàng trăm năm, người ta đã cải tạo và tô sữa nền giếng, xây thêm gạch vữa và xi măng. Điều này phần nào đã làm biến đổi đi cấu trúc vốn có của giếng.
Giếng cổ Cù Lao Chàm – điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, giếng cổ Champa Cù Lao Chàm đã trở thành một địa điểm nổi tiếng, thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, khám phá. Đây cũng là điểm luôn nằm trong các chương trình tour Cù Lao Chàm của các đơn vị lữ hành.
Dù là đi tự túc hay đi tour thì du khách cũng sẽ được check-in giếng cổ và uống nước giếng miễn phí. Tuy nó không có gì quá ấn tượng nhưng hầu như ai khi đặt chân lên đảo cũng không bỏ qua nơi này.
Ngoài việc được nhìn ngắm, tìm hiểu về kiểu kiến trúc Chăm độc đạo, những câu chuyện kỳ bí về nó. Tới đây, bạn cũng sẽ cảm nhận được không khí mát mẻ từ những tán cây xung quanh và nguồn nước từ dưới giếng.
>> Xem thêm: Giới thiệu về Bãi Làng Cù Lao Chàm ở đâu và có gì hấp dẫn
Những điều đặc biệt về giếng cổ Cù Lao Chàm
Không chỉ là điểm tham quan hấp dẫn, du khách tới đây còn rất hứng thú với những câu chuyện kỳ bí, những điều đặc biệt của nó.
– Nước giếng cổ không bao giờ cạn
Mặc dù bao quanh đảo đều là biển nhưng nước ở giếng lại là nước ngọt. Đây cũng chính là nguồn cung cấp nước ngọt chính và dồi dào cho người dân bãi Làng. Điểm đặc biệt là nước ở đây không bao giờ cạn, dù đó là mùa khô hạn nhất.
Theo lời kể của người dân trên đảo, vào những năm 70 của thế kỷ trước, Cù Lao Chàm xảy ra hạn nặng kéo dài hàng tháng trời khiến cho đất nứt nẻ hết. Cả con người và cây cỏ ở đây đều khô cạn, chỉ duy nhất xóm Cấm là không bị. Nhờ có nguồn nước kỳ diệu này mà mọi người sống sót.
Cũng từ đó, giếng xóm Cấm trở thành vị cứu tinh, là linh hồn của cả làng. Vì thế mỗi khi có lễ lạt, sự kiện thờ cúng gì mọi người đều ra giếng lấy nước về để cúng và làm lễ.
– Nước giếng cổ Chăm Pa chữa say sóng
Người dân địa phương ở đây cho biết, nước giếng cổ Cù Lao Chàm cực kỳ hiệu nghiệm trong việc chữa say sóng, say tàu xe. Nếu ai ra đảo đảo bị say sóng thì lấy nước giếng nấu chung với lá rừng Cù Lao Chàm (người đân mới biết), uống vào là hết liền.
– Uống nước giếng cổ giúp thoát ế
Uống nước giếng không chỉ có thể chữa say sóng mà theo tương truyền của người dân: ai đang ế (chưa có người yêu) uống nước giếng vào cũng sẽ nhanh chóng tìm được tình yêu đích thực của mình.
Ngoài ra, cũng có không ít người truyền tại nhau rằng người hiếm muộn, đang mong muốn có tin vui uống nước giếng này cũng có thể xin con theo ý muốn. bạn trai uống 7 ngụm còn bạn gái uống 9 ngụm.
Dù tất cả chỉ là truyền thuyết, chưa biết có thật sự đúng hay không. Thế nhưng bất kỳ ai tới cũng đều uống thử, hy vọng may mắn, hạnh phúc sẽ mỉm cười với họ sau khi trở về đất liền.
– Giếng là điểm dừng chân lấy nước của thương thuyền
Cù Lao Chàm được xem như một vai trò quan trọng trên bản đồ hàng hải quốc tế ven biển Đông từ thế kỷ 15 – 18. Theo thông tin từ Trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An sưu tập được từ những nguồn tư liệu thư tích cổ.
Đây cũng là điểm dừng chân của các thương thuyền đến từ nhiều nước phương Tây và phương Đông trên hải trình dọc các con đường tơ lụa, gốm sứ,… trên biển. Trong đó, có không ít thường thuyền chọn Cù Lao Chàm là điểm để tích trữ nước ngọt, lương thực cho hành trình dài của mình.
Giếng cổ Cù Lao Chàm có nằm trong tour Cù Lao Chàm không?
Nếu bạn không đi tự túc mà chọn đi tour thì hãy yên tâm vì trong chương trình tour sẽ có tham quan giếng cổ.
Đi tour Cù Lao Chàm đang là xu hướng của phần đông du khách hiện nay. Không chỉ có mức giá rẻ mà du khách không cần phải lo lắng về phương tiện đi lại, vé cano, vé tham quan hay phải lên kế hoạch vui chơi, ăn uống như thế nào… Tất cả đã có công ty du lịch lo.
Hiện nay, tất cả đơn vị tổ chức tour này đều tương đối giống nhau về lịch trình. Cano sẽ đưa du khách cập bến bãi Làng, sau đó sẽ bắt đầu tham quan khu bảo tồn biển. Rồi đến khu vực xóm cấm tham quan giếng cổ, rồi mới qua chùa Hải Tạng, chợ Tân Hiệp.
Địa điểm này nằm trong tour nên bạn không mất vé tham quan hay bất cứ khoản nào khác. Du khách sẽ có tầm 15 – 20 dừng tại giếng để tìm hiểu và uống nước giếng.
>> Tham khảo về: Tour Cù Lao Chàm 1 ngày từ Đà Nẵng
Một số kinh nghiệm khi tham quan giếng cổ Cù Lao Chàm
Thời điểm nào thích hợp để tham quan giếng cổ
Cũng như các địa điểm khác trên đảo Cù Lao Chàm, bạn có thể tham quan, khám phá giếng xóm Cấm vào bất cứ thời điểm nào: buổi sáng, trưa hay buổi tối. Vì nước ở đây luôn dồi dào, dù là mùa khô hạn đến bạc đất thì nước vẫn trong, vẫn mát, vẫn ngọt.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những du khách trước đó chia sẻ thì để cho chuyến du lịch Cù Lao Chàm được trọn vẹn, bạn nên đi vào mùa khô, hạn chế đi vào mùa mưa.
- Mùa khô (tháng 3 – tháng 9): Lúc này trời nhiều nắng, không mưa hoặc có cũng rất ít, biển lặng. Đây được xem là thời điểm lý tưởng để di chuyển bằng cano, tắm biển, lặn ngắm san hô…
- Mùa mưa (tháng 10 – tháng 2 năm sau): Khoảng thời gian này đang là mùa mưa, nhất là vào tháng 10, tháng 11 là mùa mưa lạnh. Trời mua rất lớn, lượng mưa nhiều, thậm chí xuất hiện cả bão. Do đó các tàu thuyền, cano đều ngừng hoạt động, rất khó để đi du lịch.
Tại khu vực giếng cổ Champa có gì ăn không?
Như đã nói, giếng cổ nằm ở khu vực xóm Cấm, thuộc bãi Làng. Đây là bãi trung tâm, nơi tập trung hầu hết các dịch vụ du lịch (ăn uống, ngủ nghỉ, tham quan). Đặc biệt còn có cả chợ Tân Hiệp – nơi bán rất nhiều loại hải sản, đặc sản địa phương.
Bạn có thể ghé qua chợ hoặc chọn một nhà hàng/quán ăn nào đó để thưởng thức các món như: cua đá, ốc vú nàng, mực một nắng, tôm, bánh ít lá gai,… và rất nhiều món khác nữa.
Tham quan giếng cổ Cù Lao Chàm cần lưu ý điều gì?
Ngoài các kinh nghiệm trên, mọi người khi tới giếng cổ Chăm Pa cần lưu ý thêm những điều sau:
- Đảo Cù Lao Chàm là đảo nói không với túi nilon, cấm du khách mang theo túi nilong ra đảo để bảo vệ môi trường và hệ sinh thai biển. Do đó, bạn nên mang theo túi tái chế nếu không sẽ bị phạt đó.
- Khi tham quan giếng cổ không được vứt rác xuống giếng vì đây là nguồn nước ngọt chính của người dân, họ dùng để uống và sinh hoạt.
- Tại giếng sẽ có 2 chiếc gàu cho du khách múc nước uống và rửa mặt. Bạn đừng dành giật mà hãy từ từ chờ đến lượt nhé vì lượng khách khá đông.
- Ngay sát khu vực giếng có những người bán bánh ít lá gai, lá khô rừng, mực một nắng, đồ lưu niệm,… Bạn có thể ghé mua thưởng thức hoặc mang về làm quà.
Gợi ý thêm các địa điểm khác ngoài giếng cổ Cù Lao Chàm
Hòn “đảo xanh” của Hội An không chỉ có giếng cổ Chăm 200 năm mà còn rất nhiều địa điểm khác. Đa phần đều nằm ở bãi Làng nên bạn có thể kết hợp khám phá luôn, rất tiện.
+ Nhà bảo tàng biển: Là nơi sẽ giúp bạn hiểu hơn về lịch sử hình thành đảo, các phong tục, lễ hội, các sản vật biển… của hòn đảo này. Qua đó có cái nhìn toàn cảnh về đảo và con người nơi đây.
+ Chùa Hải Tạng: Từ giếng cổ bạn đi thêm tầm 200m là tới ngôi chùa này. Chùa Hải Tạng nằm giữa cánh đồng với lưng tựa vào vách núi, mặt hướng về phía biểm. Đây là công trình kiến trúc tôn giáo kết hợp thờ thánh thần. Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân và các thương thuyền cùng một bộ phận du khách.
+ Chợ Tân Hiệp: Đây là khu chợ duy nhất trên đảo, nơi trao đổi, mua bán hàng hóa. Bạn có thể tới đây để hiểu hơn về cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức vài món ăn và mua đặc sản về làm quà.
Giếng cổ Cù Lao Chàm đến bây giờ vẫn là một địa điểm không thể bỏ qua của du khách mỗi lần đặt chân lên hòn đảo này. Mọi người tới đây đều không quên uống vài ngụm nước giếng, thậm chí nhiều người còn xin một ít mang về tặng cho người thân, bạn vè như một món quà. Nếu bạn chưa thử hãy ghé qua và uống nước giếng một lần xem sao nhé!
XEM THÊM:
Bài viết liên quan