Hội Quán Quảng Đông còn có tên là chùa Quảng Triệu, là một trong số di tích lịch sử quan trọng của phố cổ Hội An. Mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa, đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho mỗi du khách. Và nếu bạn đã sẵn sàng, hãy cùng Sơn Trà Travel khám phá công trình kiến trúc cổ đầy hấp dẫn này ngay nhé.
Hội Quán Quảng Đông ở đâu?
Hội quán Quảng Triệu Hội An năm ở số 176, đường Trần Phú, Hội An. Đây là con đường tọa lạc của rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Có thể kể tới như: Hội quán Trung Hoa, Hội quán Quỳnh Phủ, Hội quán Phúc Kiến và Hội quán Triều Châu …
Chính điều này khiến cho khu phố luôn sầm uất khách du lịch và cứ mỗi dịp lễ, tết con đường lại vô cùng lung linh, nhiều màu sắc.
Hội Quán Quảng Đông thờ ai và mang ý nghĩa gì?
Khi mới được xây dựng, Hội quán này la nơi thờ cúng Đức Khổng Tử và Thiên Hệu Thánh Mẫu. Thế nhưng, tới năm 1911 nơi đây được chuyển sang thờ Quan Công và Tiến Hiền.
Vào khoảng thế kỷ 15 tới 19, Hội An là thương cảng quốc tế sầm uất. Lúc bấy giờ, người Hoa tới đây làm ăn, sinh sống ngày một nhiều. Họ dàn tạo ra cộng đồng người Hoa đông đúc ở nơi đây.
>>> Xem thêm: Danh sách 26 địa điểm du lịch Hội An đẹp thoả sức sống ảo
Và chính Hội Quán Quảng Đông được các thương nhân người Hoa xây dựng. Đây trở thành điểm tâm linh, nơi diễn ra các hoạt động như thờ cúng, lễ nghi và cũng là nơi để các thương nhân gặp gỡ trao đổi, giúp đỡ nhau. Tới du lịch Hội An chắc chắn bạn không thể bỏ qua địa điểm này.
Sở dĩ Hội Quán này có tên là Quảng Đông là nơi đây là nơi thờ Quan Công – Một vị tướng nhà Trung có đủ phẩm chất Trung – Nghĩa – Tín – Trí – Nhân – Dũng. Đó là sự trung thực, trung thành, là nghĩa khí hay giữ chữ tín, dũng cảm, nhân đạo….
Điều một người kinh doanh hay bất cứ ai đều cần tới. Người Hoa tin rằng, thờ vị tướng Quan Công sẽ đem lại nhiều may mắn để họ có được những thuận lợi trong cuộc sống, kinh doanh.
Giá vé, thời gian tham quan, cách di chuyển tới Hội Quán Quảng Đông Hội An
++ Giá vé tham quan Hội Quán
Giá vé tham quan hội Quán Quảng Đông Hội An được dùng chung với vé phố cổ. Có nghĩa, khách tham quan chỉ cần mua vé tham quan phố cổ giá 80.000VNĐ/vé với du khách Việt và 150.000VNĐ/vé đối với khách quốc tế. Vậy là đã có thể tự do tham quan hội quán và nhiều công trình lịch sử khác.
++ Thời gian tham quan
Hội quán Quảng Đông mở cửa đón di khách từ 6h sáng tới 8h tối, bởi vậy bạn có thể tới đây bất cứ lúc nào và cực thuận tiện. Giới trẻ kéo tới Hội Quán để khám phá nét lịch sử còn lưu lại và cũng để check in lưu giữ những kỷ niệm nơi đây.
++ Hướng dẫn cách di chuyển tới Hội Quán từ Đà Nẵng
Nằm trong khu phố cổ Hội An, Hội quán cách Đà Nẵng khoảng hơn 30km. Để di chuyển tới đây bạn có thể tham khảo các cách dưới đây của Sơn Trà Travel:
- Đi xe máy: Du lịch Đà Nẵng – Hội An sẽ không thể hấp dẫn hơn khi có một chiếc xe máy. Nếu không thể di chuyển từ nhà bằng loại phương tiện này bạn có thể thuê xe máy Đà Nẵng, nhận xe tại bất cứ nơi nào bạn muốn. Nếu đi từ Đà Thành bạn di chuyển theo đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa. Khi tới Hai Bà Trưng thì rẽ sang phải, cứ chạy thẳng là tới Hội An.
- Xe bus: Đây là chọn lựa cực an toàn, giá rẻ mà cũng rất linh động nhé. Xe bus từ Đà Nẵng tới Hội An bắt đầu hoạt động từ năm 2015 với giá chỉ 30.000vnđ/chuyến cho 1 chiều đi.
- Taxi/Grab: Đây là hình thức di chuyển có chi phí cao nhưng lại rất an toàn, tránh nắng mưa. Chi phí đi taxi tới Hội An từ Đà Nẵng dao động khoảng 350.000 đến 430.000VNĐ.chiều.
Thời điểm tham quan Hội Quán Quảng Đông đẹp nhất
“Thời điểm vàng” để tham quan hội quán là từ tháng 3 tới tháng 8 năm sau. Lúc này, trời ít mưa, thoáng mát, nắng vàng để có những bức hình check in siêu đẹp.
Thế nhưng, do thời tiết Hội An vào thời gian tháng 6 và 7 khá nóng, khó chịu nên nếu đi hãy chọn khung giờ chiều. Hoặc với nhiều bạn trẻ yêu khám phá thì có thể tới nơi đây vào mùa mưa từ tháng 9 tới tháng 2 năm sau.
Nếu đi vào thời gian từ tháng 9 tới tháng 2 năm sau bạn nên tránh tháng 1 và 2 bởi đây là thời điểm thường hay có bão. Nếu trời mưa việc vui chơi có thể bị gián đoạn nhưng nó cũng mang tới một Hội An mang vẻ đẹp yên bình.
>> THAM KHẢO: Đi Hội An mùa nào tháng mấy đẹp nhất, hơn cả người bản địa?
Hội Quán Quảng Đông Hội An – Giao thoa kiến trúc Việt Trung
Có thể thấy, Hội Quán Quảng Triệu mang nét kiến trúc độc đáo giữ một phố cổ Hội An. Ở đó, có sự giao thoa giữ văn hóa đậm chất Trung Hoa và lối kiến trúc Việt. Tạo nên bức tranh sống động giữa con phố sầm uất Trần Phú.
Kiểu kiến trúc giao thoa văn hóa Việt Trung của Hội Quán
Hội Quán Quảng Đông được xây dựng là sự kết hợp giữa đá và gỗ, nhờ vậy nó tạo nên cảm giác thân thuộc, gần gũi với bất cứ người nhìn nào. Đặc biệt phải kể tới những chi tiết trang trí chạm trổ tinh xảo của nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa. Tổng thể khép kín được xây theo hình chữ “Quốc” bao gồm các công trình:
Bố cục phía ngoài Hội Quán
- Cổng Tam Quan: Tới du lịch Hội An chắc chắn bạn sẽ bị ngỡ ngàng bởi cổng Tam Quan. Vừa bước tới bạn sẽ thấu 3 bức tranh uy nghi của 3 vị quan nổi tiếng xứ Trung thời Tam Quốc là: Quan Công, Lưu Bị và Trương Phi.
- Nhà tiền điện: Đây là công trình được xây dựng rất công phu và có diện tích lớn. Bên trong là những bức tranh bằng đá lớn và trạm trổ kỳ công. Đáng chú ý với phần mái nhiều tầng theo đúng lối kiên trúc Trung Hoa. Ngay cả phầm mái cũng được chạm khắc các điển tích, điển cố dưới các triều đại nhà Trung.
Bố cục phía trong
- Khuôn viên: Sân vườn khá rộng cùng nhiều cây cảnh luôn được chăm sóc, uốn tỉa theo các hình dáng như: Rồng, Phượng, Chim … Biểu tượng cho sự phát triển, thịnh vượng, giàu sang.
- Tả vu, hữu vu: Đây là phần nối chính điện và tiền điện. Đây cũng là khu vực được thiết kế khá đơn giản nhưng giữ nguyên phong thái của một nơi tôn nghiệm.
- Chính điện: Đây là nơi hầu hết khách du lịch đều lán lại rất lâu. Với các cột đỡ lớn chia làm 3 gian, ở giữa thờ vị Quan Công còn hai bên được thờ 2 vị tướng là Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh Thần.
- Khu tiếp khách: Đây là nơi sử dụng cho các việc họp, tiếp đón khách cũng như bàn bạc các vấn đề quan trọng.
- Hậu viên: Được thiết kế với diện tích khá rộng, hậu viên có nhiều cây xanh, đài phun nước hình rồng bằng đá chạm trổ. Bức tranh Quan Vân Trường đứng uy nghi để bất kỳ ai cũng phải nể phục.
Di vật cổ trong Hội Quán Quảng Đông
Rất nhiều di vật cổ bên trong Hội quán được mang từ Trung Quốc sang. Đó là bốn bức hành phi, cặp đôi sứ men ngon hay lưu hương trầm bằng chất liệu đồng có độ cao lên tới 1.6m.
Điểm đáng chú ý nhất phải kể tới bức Quan Công ngồi trên ngựa đang trên con đường bảo vệ phu nhân của Lưu Bị.
Bức tranh rất ý nghĩa khi nó thuật lại điển tích có thật trong lịch sử Trung Hoa. Nó cũng được treo trang trọng trong hội quán và được khách du lịch tìm tới chiêm ngưỡng, chụp hình.
Nếu đi du lịch Hội An tự túc bạn nên tìm đọc trước các thông tin về di vật để hiểu rõ hơn những câu chuyện, bức tranh ở đây. Còn nếu bạn chọn tour Hội An 1 ngày sẽ có hướng dẫn viên du lịch thông tin, chia sẻ mỗi khi tới các di vật.
Các hoạt động truyền thống của hội quán Quảng Đông
Tại Hội Quán này hường diễn ra rất nhiều hoạt động, lễ hội. Nhưng lớn nhất phải kể tới 2 dịp là: Lễ hội Nguyên Tiên và Vía Quan Công
+ Lễ hội Nguyên Tiêu
Vào rằn tháng giêng theo lịch âm, lễ hội Nguyên Tiêu được tổ chức từ 2 tới 3 ngày. Đây là thời điểm khởi đầu cho những chuyến hàng đầu tiên của năm mới sau tết nguyên Đán. Mục đích của tết Nguyên Tiêu là để cúng bái, cầu mong có được một năm làm ăn thuận lợi, may nắm.
Lễ hội được tổ chức với quy mô rất lớn, với các hoạt động: Đốt pháo, múa lân hay các trò chơi dân gian. Ngày nay, lễ hội này vẫn được duy trì đều đặn hàng năm. Cứ mỗi dịp tết Nguyên Tiêu, Hội An về đêm lại rực rỡ ánh đèn nến trong đèn lồng. Người ta thả đèn trên sông để cầu mong cho những hạnh phúc, tài lộc cho năm mới.
+ Lễ hội Vía Quan Công
Tại Hội Quán Quảng Triệu còn thường xuyên tổ chức lễ Vía Quan Công vào 24/6 âm lịch. Đây là nét tín ngưỡng lâu đời của người Hội An. Phần lễ với nhiều nghi thức, đồ lễ đa dạng, cầu kỳ và thu hút rất nhiều khách du lịch chiêm ngưỡng. Phần hội sẽ là những trò chơi, rước hội trong những âm thanh nhộn nhịp, sôi động.
Những lưu ý khi ghé thăm Hội Quán Quảng Đông
Hội Quán Quảng Triệu không chỉ là điểm du lịch hút khách, đây còn là khu tâm linh, thờ cúng lâu đời. Chính bởi vậy, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để có chuyến tham quan thú vị, ý nghĩa.
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Hội Quán là nơi thờ cúng, là khu tâm linh nên bạn cần lựa chọn các trang phục lịch sự, kín đáo. Tránh các loại váy, quần ngắn, nên trang điểm nhẹ nhàng.
- Tế nhị khi tham quan: Trong Hội Quán có quy định là không nói to, cười đùa, vậy nên bạn hãy tế nhị hơn khi tới đây nhé. Không cười nói to thôi chứ bạn vẫn được nói chuyện, trao đổi nhé. Luôn bỏ rác và giữ vệ sinh chung trong khuôn viên.
- Nên mang theo: Ô, giày bệt hay kem chống nắng để an toàn dưới cái nắng của Hội An và thuận tiện khi di chuyển tới các địa điểm du lịch ở phố cổ.
Gợi ý những điểm du lịch gần Hội Quán Quảng Đông
Tới Hội An du lịch ngoài Hội Quán Quảng Triệu bạn còn có thể khám phá rất nhiều điểm du lịch nơi đây. Hãy lưu ngay lại để có chuyến hành trình đầy thú vị.
Chùa Ông Hội An
Lại là một điểm di lịch tâm linh của Hội An, chùa Ông còn được gọi với cái tên là Quan Công Miếu. Cũng được xây dựng lâu đời vào thế kỷ 17 thế nhưng, vẻ đẹp của ngôi chùa dường như vấn còn nguyên vẹn tới ngày nay. Nét kiến trúc Trung Hoa cùng với các bức tranh, tượng về điển tích, điển cố ý nghĩa trong lịch sử.
Phố cổ Hội An
Khám phá Hội Quán Quảng Đông xong hãy tới phố cổ Hội An. Một thành phố với sắc vàng phủ kín, những bức tường rêu phong hàng nghìn năm lịch sử gần như được nguyên vẹn. Từ ngôi nhà, đình, chùa hay con phố … sẽ cho bạn cảm giác thật thoải mái như lạc vào vùng đất xa xưa, bình yên, dịu dàng.
>>> Tham khảo ngay: Hội An Về Đêm Có Gì Mà Khiến Giới Trẻ Đứng Ngồi Không Yên?
Tận hưởng bầu không khí trong lành nơi đây. Check in trên những quán cà phê Hội An độc đáo để thấy trong đó những mái nhà cổ xếp xếp từng lớp.
Nhà cổ Tân Ký
Đây là một trong số các di tích lịch sử cấp quốc gia được bảo tồn, gìn giữ. Nhà cổ Tân Ký lại mang phong cách Nhật bản, pha trộn với Trung Hoa và Việt Nam khiến nó vừa lạ, vừa gần gũi. Mỗi ngày, nơi đây đón tiến hàng trăm lượt khách.
Hội Quán Phúc Kiến
Hội Quán Phúc Kiến là điểm du lịch nổi tiếng ở Hội An. Cũng mang đậm phong cách kiến trúc của người Hoa khiến cho nó mang vẻ đẹp của sự cầu kỳ, tôn nghiêm. Hội Quán là nơi thờ thần Tiền Hiền, và trở thành trung tâm tâm linh, tín ngưỡng của người dân Hội An.
>>> Khám phá: Hội quán Phúc Kiến Hội An – Tất tần tật thông tin cần biết
Hội Quán Triều Châu
Hội Quán Triều Châu còn được gọi là chùa Ông Bốn. Đây là nơi diễn ra các cuộc họp, bàn, tế lễ hay hội hè của cộng đồng người Hoa. Hội Quán được thiết kế vô cùng tinh tế, cầu kỳ với các bức tượng, tranh bằng sứ, đá tạo nên nét chân thực cho nơi đây.
Hoạt động trải nghiệm ở Hội An: Làng lụa Hội An – Nơi giúp bạn hiểu hơn về vẻ đẹp truyền thống phố Hội
Gợi ý các khách sạn, nhà hàng gần Hội Quán Quảng Triệu
Tới Hội An mà không ở lại qua đêm thì thật là điều đáng tiếc. Bởi Hội An về đêm mang tới bạn một không khí, màu sắc có lẽ sẽ không nơi nào được như vậy. Và chuyến hành trình khám phá Hội Quán Quảng Đông và các nơi khác chưa đủ hãy tìm kiếm các khách sạn, nhà hàng để nạp năng lượng, lưu trú.
– Các khách sạn, nhà nghỉ gần Hội Quán
Lưu trú ở Hội An không quá đắt thế nhưng do có quá nhiều khách sạn, nhà nghỉ hay homestay cực đẹp khiến bạn khó lựa chọn. Để tránh mất thời gian, hãy tìm hiểu một vài địa điểm để xem nó có phù hợp với nhu cầu, tài chính của mình hay không. Thử tham khảo một vài địa điểm dưới đây xem sao bạn nhé.
- Tribee Kinh Hostel: 103 Bà Triệu, Cẩm Phô, Phường Cẩm Phô, Hội An, Tỉnh Quảng Nam
- Khách sạn Vĩnh Hưng Heritage: 143 Trần Phú, Minh An, Minh An, Hội An, Tỉnh Quảng Nam
- Nhà Lan Homestay: 105 Phan Chau Trinh, Phường Cẩm Phô, Hội An
- Long Life Riverside Hotel: 22 La Hội, Minh An, Minh An, Hội An, Tỉnh Quảng Nam
- An Hoi Hotel: 69 Nguyễn Phúc Chu, Minh An, Hội An
Ở Hội An các nhà nghỉ, khách sạn được chia giá theo hạng sao và vị trí địa lý. Bởi vậy, để tiết kiệm chi phí bạn có thể chọn những khách sạn, homestay nằm ở xa trung tâm. Vừa có giá thuê tốt lại có không gian yên tĩnh, thoáng đãng. Tuy không quá gần nhưng tâm nhưng bù lại là rất thuận tiện tới nhiều điểm du lịch Hội An.
– Nhà hàng quán ăn Hội An gần Hội Quán Quảng Đông
Tham quan Hội Quán Quảng Triệu cùng các địa điểm du lịch khác mà không ghé quán ăn để thưởng thức ẩm thực nơi đây thì quả là lãng phí. Bới mì Quảng, cao lầu, bánh bèo, chè bắp, bánh tráng cuốn thịt heo …. Đa dạng để đáp ứng mọi sở thích của thực khách. Lưu ngay một vài địa điểm ăn uống Hội An để tới ngay nhé.
- Quán cao lầu Hội An Bà Bé – Địa điểm: 19 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An
- Nhà hàng Vạn Lộc: 27 Trần Phú, Minh An, Hội An
- Nhà hàng Faifo Xưa: 66 Nguyễn Thái Học, Minh An, Hội An
- Cơm Gà Bà Buội – Địa chỉ: 22 Phan Châu Trinh , Tp Hội An
- Quán thịt xiên nướng Chị Sương – Địa chỉ: 138 Trần Phú – Hội An
- Nhà hàng Vĩnh Hưng: số 1 Châu Thượng Văn, Minh An, Hội An
Còn nếu bạn muốn dừng chân, nghỉ ngơi, uống nước giải khát hay tìm chốn tránh nắng thì chắc chắn các quán cà phê Hội An là chọn lựa lý tưởng. Không chỉ có những loại nước uống đa dạng, đây còn là nơi check in siêu đẹp, view toàn cảnh phố cổ.
- Mót cà phê: 150 Trần Phú, P. Minh Anh, thành phố Hội An
- Quán café Lò Gạch Cũ: Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam
- Phin Coffee: 132/7 Trần Phú, TP. Hội An
- 92 Station Restaurant & Café: 92 Trần Phú, P. Minh An, TP. Hội An
- Faifo Coffee: Số 130 Trần Phú, P. Minh An, TP. Hội An
Hội Quán Quảng Đông giống như điểm tâm linh, nơi đem lại sự bình an, tĩnh tâm cho người dân Hội An. Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa đa dạng của vùng đất từng là thương càng quốc tế sầm uất một thời. Tới đây, để khám phá một Hội An mang bóng dáng xưa và tới đây để chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của hàng nghìn năm văn hiến. Một lần nữa Sơn Trà Travel cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết.
XEM THÊM:
- Trò chơi dân gian ở Hội An – Top 4 trò chơi đáng trải nghiệm nhất
- Show Ký Ức Hội An – Công Viên Ấn Tượng Hội An giá vé Ưu Đãi
- Tìm hiểu về bài chòi Hội An – Loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo
Thu – Theo dulichsontra.com
Bài viết liên quan