Check-in làng gốm Thanh Hà – Vẻ đẹp trầm mặc hơn 500 tuổi của Hội An

Phố cổ Hội An từ lâu đã nổi tiếng là một đô thị cổ còn lưu giữ vẹn nguyên nét đẹp của kiến trúc truyền thống với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, nhà thờ tộc, giếng cổ đến các làng nghề truyền thống… Trong đó, làng gốm Thanh Hà sẽ khiến du khách say lòng bởi vẻ đẹp mộc mạc nhưng trường tồn cùng năm tháng. Nếu trót yêu Hội An bởi vẻ đẹp bình dị thì làng gốm này là một địa điểm du lịch Hội AnDulichsontra.com tin rằng bạn không thể bỏ lỡ.

Lịch sử của làng gồm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà là tên gọi một làng nghề làm gốm ở làng Thanh Hà xưa, nằm cách trung tâm phố Hội 3km về phía Tây.

Nghề gốm vốn nghề truyền thống có lịch sử lâu đời không chỉ ở Hội An mà còn của cả vùng Quảng Nam. Thời Trung đại, sự phát triển của làng gốm luôn gắn bó chặt chẽ với cảng thị Hội An, tác động qua lại lẫn nhau.

Từ thế kỷ XVII đến XVIII, làng gốm Thanh Hà phát triển hưng thịnh
Từ thế kỷ XVII đến XVIII, làng gốm Thanh Hà phát triển hưng thịnh

Thương cảng Hội An bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XVI, Hội An lúc này không chỉ là trạm trung chuyển trên con đường mậu dịch hàng hải quốc tế mà còn là thương cảng lớn và sầm uất nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Sự phồn thịnh của cảng thị Hội An không chỉ giúp thương mại Quảng Nam phát triển rực rỡ mà còn mở ra cơ hội để các ngành nghề thủ công truyền thống, tiểu công nghiệp được hình thành, phát triển nhằm phục vụ cho giao thương, mua bán và nhu cầu của người dân. Trong đó, nghề gốm ra đời và trở thành ngành nghề chính của cư dân sống tại làng Thanh Hà.

Từ thế kỷ XVII đến XVIII, làng gốm Thanh Hà gắn liền với sự hưng thịnh của cảng thị Hội An, vừa chịu tác động mạnh mẽ vừa góp phần làm nên sự thịnh vượng đó.

Ngày nay, làng gốm Thanh Hà không chỉ duy trì hoạt động sản xuất nên các dụng cụ, vật dụng bằng gốm mà còn trở thành làng nghề du lịch thu hút đông du khách trong và ngoài nước về tham quan, tìm hiểu.

>>> Tham khảo: Giới thiệu Phố cổ Hội An – Unesco công nhận là di sản thế giới

Làng gốm Thanh Hà tọa lạc ở đâu?

Làng gốm nằm cách trung tâm phố cổ Hội An – Quảng Nam khoảng 3km phía Tây, cạnh bên dòng sông Thu Bồn quanh năm yên bình chảy trôi, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, mộc mạc.

Ẩn chứa nét đẹp cổ kính, riêng có, làng gốm Thanh Hà Hội An là lựa chọn “chuẩn không cần chỉnh” cho du khách yêu thích tìm hiểu văn hóa truyền thống và muốn rời xa đô thị đông đúc, xô bồ, tìm về nơi chốn bình yên.

Làng gốm nằm cách trung tâm phố cổ Hội An – Quảng Nam khoảng 3km phía Tây, cạnh bên dòng sông Thu Bồn
Làng gốm nằm cách trung tâm phố cổ Hội An – Quảng Nam khoảng 3km phía Tây, cạnh bên dòng sông Thu Bồn

+ Hướng dẫn di chuyển đến làng gốm

Từ trung tâm phố Hội, du khách chạy xe dọc theo tuyến đường Hùng Vương. Đến đường Duy Tân, hãy tiếp tục chạy thêm 500 mét, cho đến khi gặp ngã tư thì rẽ trái.

Vậy là bạn đã đặt chân được đến làng gốm Thanh Hà. Cung đường vô cùng dễ đi và còn có bảng chỉ dẫn nên du khách hoàn toàn không cần phải lăn tăn!

Làng gốm lưu giữ nét đẹp của nghề truyền thống từ bao đời nay
Làng gốm lưu giữ nét đẹp của một nghề truyền thống từ bao đời nay

+ Phương tiện di chuyển phù hợp

Như đã nói ở trên, làng gốm chỉ cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng chừng 3km, do đó Dulichsontra.com gợi ý bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau tùy vào điều kiện, nhu cầu để di chuyển.

Gié vé vào cổng làng gốm siêu "hạt dẻ"
Gié vé vào cổng làng gốm siêu “hạt dẻ”

Bạn có thể chọn ô tô, xe máy hoặc dạo chơi trên chiếc xe đạp đến làng gốm từ trung tâm phố Hội đều được.

Mùa nào thích hợp nhất để ghé thăm làng gốm Thanh Hà

Để có thể thoải mái tham quan, check-in tại làng gốm, tốt nhất du khách nên đến đây vào mùa khô, khoảng từ tháng 3 đến tháng 9. Bởi đây là thời điểm không khí mát mẻ, trong lành, có nắng nhiều và ít khi có mưa bão, giúp bạn có thể dạo chơi thoải thích.

Đặc biệt, nếu đến Hội An vào thời điểm tháng Giêng hàng năm, bạn sẽ được tham gia vào rất nhiều lễ hội truyền thống của địa phương.

Ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, tại làng gốm Thanh Hà sẽ diễn ra lễ cúng tổ nghề, đây là dịp người dân tập trung đến đây làm lễ rước kiệu tổ nghề, tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn và cầu mong cho một năm mới công việc phát triển thuận lợi.

Hãy đến đây vào mùa khô để có thể thoải mái dạo chơi, ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp làng gốm
Hãy đến đây vào mùa khô để có thể thoải mái dạo chơi, ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp làng gốm

Giá vé, giờ mở cửa của làng gốm Thanh Hà Hội An

  • Giờ mở cửa đón khách tại làng gốm Thanh Hà: Từ 8h00 – 17h30 hằng ngày, từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
  • Giá vé: 35.000 đồng/người lớn và 15.000 đồng/trẻ em. Giá vé bao gồm: Tham quan làng gốm, trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân tạo tác nên tác phẩm gốm sứ, khám phá di tích Đình Xuân Mỹ, di tích tổ nghề…

Những trải nghiệm “must try” khi đến với làng gốm Thanh Hà

Gốm Thanh Hà độc đáo và đẹp bởi chính tâm hồn của những nghệ nhân vùng đất phố Hội đã dành trọn tình yêu với gốm để làm nên những món đồ đẹp mắt, công phu. Nơi đây đang chờ du khách đến khám phá và trải nghiệm. Cùng Dulichsontra.com tìm hiểu những điều không thể không thử khi đến làng gốm nhé.

Lưu giữ những khoảnh khắc đẹp

Làng gốm Thanh Hà mang đậm nét kiến trúc của một làng quê Việt Nam, cực yên bình, thơ mộng. Do đó khi đến đây, đừng quên diện cho mình bộ cánh thướt tha, yêu kiều để “thả dáng” pose hình nhé.

Đến làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ có ngay loạt ảnh đẹp mang về
Đến làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ có ngay loạt ảnh đẹp mang về

Hoặc nếu muốn thoải mái, đơn giản hơn, trang phục theo style vintage cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Ở làng Thanh Hà có vô số background đẹp đang đợi các tín đồ “sống ảo” đấy!

Tham quan không gian làng gốm có tuổi đời hơn 500 năm

Làng gốm Thanh Hà ra đời đã hơn 500 năm, do đó đây là nơi lưu giữ rất nhiều giá trị truyền thống. Đến đây, du khách không chỉ có cơ hội tham quan, ngắm nhìn các sản phẩm gốm sứ độc đáo, đẹp mắt mà còn có được tìm hiểu toàn bộ lịch sử thú vị liên quan đến làng Thanh Hà.

Ngoài ra, nếu bạn đến đây vào đúng dịp tháng giêng, Hội An nói chung và tại làng gốm nói riêng có rất nhiều lễ hội độc đáo, thú vị cho du khách tham gia.

Làng gốm Thanh Hà ra đời đã hơn 500 năm
Làng gốm Thanh Hà ra đời đã hơn 500 năm

Tại làng gốm Thanh Hà, vào mùng 10 tháng giêng hàng năm có lễ cúng tổ nghề, đây là dịp người dân tập trung đến đây làm lễ rước kiệu tổ nghề, tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn như chuốt gỗ, nấu cơm niêu… và cầu mong cho một năm mới bình yên, công việc thuận buồm xuôi gió, phát triển.

Thăm công viên đất nung Thanh Hà  

Công viên đất nung được mệnh danh là thế giới gốm Việt thu nhỏ, có diện tích “siêu to khổng lồ” lớn nhất cả nước – lên đến gần 6000m2.

Làng gốm có rất nhiều địa điểm thú vị để khám phá
Làng gốm có rất nhiều địa điểm thú vị để khám phá

Đây cũng chính là nơi bảo tồn, lưu giữ những sản phẩm gốm của làng gốm Thanh Hà để giới thiệu sản phẩm gốm Việt Nam đến du khách thập phương.

Ngắm nhìn những đôi bày tay khéo léo tạo tác nên các tác phẩm gốm

Không chỉ được dạo chơi, tham quan, đến đây du khách còn có cơ hội tận hưởng trải nghiệm cực kỳ thú vị: Chiêm ngưỡng quá trình làm gốm của các nghệ nhân.

Đất sét là nguyên liệu chính để tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo tại làng gốm Thanh Hà. Các nghệ nhận sẽ dùng sự khéo léo, tinh tế của mình để “hô biến” khối đất sét thô sơ, thô cứng mộc mạc trở thành sản phẩm gốm sứ vô cùng đẹp mắt.

Nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng phải tận mắt chứng kiến quá trình sáng tạo nghệ thuật công phu, tỉ mỏ, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật này, bạn mới thực sự trầm trồ trước tài năng của các nghệ nhân.

Đến đây, bạn sẽ say mê khi ngắm nhìn các nghệ nhân gốm tạo nên tác phẩm gốm một cách cực điêu luyện
Đến đây, bạn sẽ say mê khi ngắm nhìn các nghệ nhân gốm tạo nên tác phẩm gốm một cách cực điêu luyện

Có rất nhiều công đoạn tạo tác nên một sản phẩm gốm: Tạo hình đất sét trên bàn xoay, vẽ trang trí, đem gốm đi hong khô và đưa vào lò nung… Người thợ làng nghề Thanh Hà không chỉ sáng tạo, khéo léo mà họ còn cực kỳ yêu nghề khi luôn nâng niu nhẹ nhàng và gửi hồn vào từng khối đất.

Không chỉ khéo tay, sáng tạo, những người thợ này phải có sự kiên nhẫn và đặc biệt là tình yêu mãnh liệt với nghề gốm để có thể ngồi hàng giờ đồng hồ tỉ mẩn, nâng niu, chăm chút cho từng “đứa con tinh thần” mang đậm phong cách cá nhân của mình.

Trải nghiệm: Bảo Tàng Gốm Sứ Mậu Dịch Hội An minh chứng 1 thời phồn vinh

Thỏa sức sáng tạo và thể hiện sự khéo tay khi tự làm nên các món đồ bằng gốm

Một trải nghiệm lý thú chắc chắn sẽ khiến không chỉ người lớn mà cả du khách nhí bị hấp dẫn, mãi chẳng muối rời làng gốm, đó là tự tay tham gia vào các công đoạn tạo nên sản phẩm gốm.

Du khách có thể thỏa sức sáng tạo và thể hiện sự khéo léo,
Du khách có thể thỏa sức sáng tạo và thể hiện sự khéo léo,

Du khách có thể thỏa sức sáng tạo và thể hiện sự khéo léo, thử thách mức độ kiên nhẫn của mình. Đừng lo lắng nếu không được khéo tay cho lắm và chẳng biết phải bắt đầu từ đâu!

Bạn sẽ được các nghệ nhân gốm trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình nên chắc chắn ai cũng sẽ có được thành phẩm là những món đồ, vật dụng gốm ưng ý mang về.

Chọn mua các món đồ gốm nhỏ xinh, hữu dụng

Đến làng gốm, không thể không mua một vài món đồ nhỏ xinh, độc đáo về sử dụng, hay đơn giản chỉ là để lưu giữ làm niệm, hoặc mang tặng người thân, bạn bè cũng cực kỳ hợp lý.

Mời đọc bài viết: Hè này ghé làng bích họa Tam Thanh để một lần lạc vào xứ cổ tích

Mua đồ gốm về làm quà, tại sao không nhỉ!?
Mua đồ gốm về làm quà, tại sao không nhỉ!?

Tips tham quan làng gốm Thanh Hà tự túc

  • Nếu đi du lịch làng gốm cùng gia đình, đặc biệt những đoàn đông người, có trẻ nhỏ, nên giữ gìn trật tự, nhắc nhở các em bé không chạy nhảy, hiếu động quá mức để tránh gây đổ, vỡ các sản phẩm gốm sứ.
  • Làng gốm có không gian vô cùng rộng lớn nên Dulichsontra.com khuyên bạn nên mặc trang phục thoải mái, gọn gàng, đi giày đế thấp/giày thể thao để tiện lợi cho việc tham quan, di chuyển. Đừng quên thoa kem chống nắng, đội mũ nón…khi di chuyển ngoài trời thời gian dài.
Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà
  • Nếu muốn tham gia lễ hội lớn nhất trong năm của làng gốm Thanh Hà, với nhiều hoạt động thú vị, hãy đến đây vào đúng dịp mồng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm.
  • Khi tham gia làm gốm, du khách nên tránh xa khu vực lò nung bởi tại đây rất nóng và có thể gây nguy hiểm.
  • Nên mặc những bộ trang phục gọn gàng, nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi tốt và mang giày thể thao để thuận tiện cho việc di chuyển, tham quan làng gốm.
  • Ngoài vé tham quan, bạn có thể cân nhắc mua thêm một vài món đồ nhỏ xinh, vừa để mang về sử dụng, làm đồ lưu niệm, vừa ủng hộ bà con làng gốm.

Địa điểm check–in gần làng gốm Thanh Hà

Phố Hội nổi tiếng là một đô thị cổ còn lưu giữ vẹn nguyên nét đẹp của kiến trúc truyền thống với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, nhà thờ tộc, giếng cổ đến các làng nghề… Do đó dù có đi mỏi chân, bạn cũng chưa thể khám phá hết Hội An nếu chỉ có quỹ thời gian khiêm tốn. Xung quanh làng gốm Thanh Hà, vẫn còn nhiều địa điểm hấp dẫn khác mà du khách có thể kết hợp ghé thăm.

Làng lụa Hội An

Làng lụa Hội An có địa chỉ tại đường Nguyễn Tất Thành, phố cổ Hội An, Quảng Nam. Làng lụa là nơi trưng bày và lưu truyền nghề ươm tơ, dệt lụa truyền thống của mảnh đất Hội An Đây.

Đứng trước sự mai một của nghề dệt lụa, công ty cổ phần tơ lụa Quảng Nam đã phục dựng làng nghề, đưa làng lụa trở thành không chỉ là nơi sản xuất, bày bán các mặt hàng tơ lụa mà còn hấp dẫn du khách đến tham quan.

Làng lụa Hội An
Làng lụa Hội An

Làng lụa Hội An tái hiện sống động cuộc sống của nghệ nhân dệt, giúp du khách gần xa biết về nguồn gốc xuất phát của “con đường tơ lụa trên biển” vào thế kỷ XVII. Ngoài ra, tham quan làng lụa, bạn cũng sẽ được tìm hiểu về quy trình dệt nên những tấm lụa óng ả, mềm lại và rực rỡ sắc màu, tự tay chọn cho mình sản phẩm ưng ý nhất.

Phố cổ

Đến Hội An, chắc chắn 100% du khách sẽ phải dừng chân dạo chơi phố cổ. Nơi đây nổi tiếng thế giới từ xưa với vai trò là cảng thị quốc tế sầm uất, nơi giao thương buôn bán của thương lái Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây.

Hội An ban ngày hay ban đêm đều mang nét đẹp riêng, khiến du khách say lòng
Hội An ban ngày hay ban đêm đều mang nét đẹp riêng, khiến du khách say lòng

Ngày nay, trải qua hàng trăm năm phát triển, phố Hội trở thành điểm tham quan hoàn hảo, làm say lòng du khách bởi bởi vẻ đẹp cổ kính của những bức tường vàng, mái ngói đỏ rêu phong nằm bên dòng sông Hoài uốn quanh mềm mại

“Đặc sản” của Hội An chính là những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, khiến phố Hội về đêm đẹp lung linh huyền ảo, mê hoặc cả những du khách khó tính nhất.

Để du khách có một lịch trình hoàn hảo, tiết kiệm nhưng vẫn được thỏa thích vui chơi, khám phá Hội An, Dulichsontra.com gợi ý cho các bạn tour Hội An siêu chi tiết, hữu ích để tham khảo.

Vườn hoa hướng dương Điện Phương

Vườn hoa hướng dương có địa chỉ tại bãi bồi thôn Thanh Chiêm 2, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam – Nằm cách trung tâm phố cổ khoảnh hơn 5km.

Vườn hoa hướng dương có địa chỉ tại bãi bồi thôn Thanh Chiêm 2, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam
Vườn hoa hướng dương nằm tại bãi bồi thôn Thanh Chiêm 2

Đây là địa điểm “hot hòn họt” được giới trẻ “săn lùng” để đến ngắm hoa, “sống ảo” thời gian gần đây. Đặc biệt, cánh đồng hoa mặt trời rộng cả ngàn mét vuông này được trồng gối vụ nên quanh năm đều nở hoa rực rỡ, mời gọi du khách đến thưởng lãm.

Địa điểm trải nghiệm Hội An: Làng rau Trà Quế Hội An – Từ làng nghề truyền thống đến điểm đến quốc tế

Khu sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu

Nếu muốn trải nghiệm cảm giác vi vu giữa bốn bề sông nước miền Tây ngay tại Hội An, hãy đến với rừng dừa Bảy Mẫu. Đây là địa chỉ cuối cùng mà Dulichsontra.com gợi ý du khách kết hợp ghé thăm trong hành trình về với làng gốm Thanh Hà

Khu sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu
Khu sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu

Rừng dừa có địa chỉ tại xã Cẩm Thanh, Hội An, cách phố cổ khoảng 4km. Giá vé vào cổng là 30.000 đồng/người; Giá vé thuê thuyền thúng: 150.000 đồng/thuyền; Giá vé thuê ghe  4 người đi) là 200.000 đồng/ghe.

>> Gợi ý: Hội quán Phúc Kiến Hội An – Tất tần tật thông tin cần biết

Gợi ý địa điểm ăn uống gần làng gốm Thanh Hà

Sau một ngày dài vi vu, khám phá nét đẹp của làng gốm, phố cổ… có lẽ “chiếc bụng đói” của bạn cũng bắt đầu sôi réo rắt rồi đấy! Còn gì tuyệt vời hơn là dừng chân tại một vài quán ăn, nhà hàng gần làng gốm để thưởng thức những món ăn mong đậm hương vị ẩm thực xứ Quảng.

Mì Quảng – Cao lầu Bích

  • Địa chỉ: Số 272 đường Hùng Vương, thường Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam.

Mỳ Quảng, cao lầu là hai đặc sản từ lâu đã làm nên thương hiệu của phố Hội. Đến Hội An mà chưa thưởng thức hai món ăn này thì quả thực chuyến đi của bạn chẳng thể trọn vẹn.

Mỳ Quảng là hai đặc sản từ lâu đã làm nên thương hiệu của phố Hội. Đ
Mỳ Quảng là đặc sản từ lâu đã làm nên thương hiệu của phố Hội

Một tô mỳ Quảng chuẩn vị phố Hội ở đây bao gồm sợ mỳ có màu trắng hoặc vàng nhạt làm từ bột gạo, ăn kèm với nước dùng nóng hổi, ngọt sánh vị tôm, thịt heo, cá, gà… Khi ăn, đừng quên thêm topping là bánh tráng, lạc rang, rau sống, rau thơm, ớt tươi… để hương vị món ăn thêm phần đặc biệt.

Cao lầu Hội An cũng là một món nhất định phải thử khi đến quán, món ăn này có nguồn gốc từ Trung Hoa – Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn là niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người dân Hội An.

Nhà hàng Hương hoa dừa 

  • Địa chỉ: Thôn Văn Lang, phường Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam

Điều đặc biệt khi đến với Hương hoa dừa là du khách sẽ được trực tiếp dạo quanh chợ địa phương để thăm thú, mua các nguyên liệu tươi ngon nhất về tự tay chế biến.

Còn gì tuyệt vời hơn là vừa được tìm hiểu nếp sống, văn hóa địa phương, vừa được thưởng thức vô số các món ăn ngon lành khi đến với nhà hàng Hương hoa dừa
Thưởng thức vô số các món ăn ngon lành khi đến với nhà hàng Hương hoa dừa.

Đầu bếp của nhà hàng sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn cách nấu các món ăn theo phong cách ẩm thực xứ Quảng. Còn gì tuyệt vời hơn là vừa được tìm hiểu nếp sống, văn hóa địa phương, vừa được thưởng thức vô số các món ăn ngon lành.

Không những thế, bạn có được du ngoạn trên dòng sông bằng thuyền dừa của người dân khi đi chợ, đây là trải nghiệm là du khách nước ngoài cực thích thú.

Lẩu và nướng Anh Boa

  • Địa chỉ: 15 La Hối, Hội An, Quảng Nam.

Đến làng gốm Thanh Hà, đừng quên ghé thăm quán nướng và lẩu Anh Ba để được thưởng thức những món nướng, lẩu đậm vị, giá cả lại phải chăng vô cùng. Không gian quán rộng rãi, thoáng mát, là lựa chọn lý tưởng nếu bạn đi cùng nhóm bạn hoặc gia đình.

Lẩu và nướng Anh Boa
Lẩu và nướng Anh Boa

Hỏi đáp làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà nằm ở đâu?

Làng gốm Thanh Hà nằm ở gần trung tâm thành phố Hội An - Quảng Nam, cụ thể là Phạm phán, Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam, theo chỉ dẫn của Google Map thì chỉ cách Hội An khoảng 4km về phía Tây mà thôi.

Làng gốm Thanh Hà có gì đẹp và thu hút khách du lịch đến vậy?

Nếu có dịp đến Hội An thì bạn hãy ghé qua tham quan làng gốm Thanh Hà nhé. Đến đây cùng với người dân địa phương lưu lại những bức ảnh mang đậm nét kiến trúc của quê hương Việt Nam. Bạn và người thân sẽ được tham quan không gian làng gốm có tuổi đời lên đến 500 năm, công viên đất nung Thanh Hà với diện tích công viên lớn nhất Việt Nam - khoảng 6000m2. Ngoài ra bạn còn được thoải mái sáng tạo và thể hiện tài năng của mình qua hoạt động tự làm đồ Gốm. Hãy tìm hiểu thêm trong bài viết: Check-in làng gốm Thanh Hà – Vẻ đẹp trầm mặc hơn 500 tuổi của Hội An

Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, những thăm trầm của lịch sử, phố Hội vẫn lưu giữ nguyên vẹn nét cổ kính, trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… Không những vậy, các làng nghề truyền thống như làng gốm Thanh Hà đã giúp gìn giữ và quảng bá nét đẹp văn hóa của những con người mộc mạc nơi đây. Đây cũng là lý do khiến du khách thập phương yêu thích, quyến luyến không rời mỗi khi về với Hội An.

XEM THÊM:

 Ngân Hà – Theo Dulichsontra.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *