Làng Mộc Kim Bồng Hội An – Lưu giữ văn hóa Việt qua hàng trăm năm

Làng mộc Kim Bồng Hội An nổi tiếng với nghề mộc cổ truyền đạt tới trình độ cao. Đây có lẽ là nơi lưu giữ nguyên vẹn nhất nét văn hóa Việt qua hàng trăm năm lịch sử. Ở nơi đó, các nghệ nhân thổi hồn vào gỗ để tạo ra những món đồ từ vật dụng gia đình tới những sản phẩm lưu niệm tinh tế đầy ý nghĩa. Cùng dulichsontra.com khám phá những điều thú vị bên trong ngôi làng cổ này.

Đôi nét về làng mộc Kim Bồng Hội An 

Là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở Hội An, làng Kim Bồng nổi lên nhờ những sản phẩm bằng gỗ, được tạo tác tinh xảo. Đó có thể là một bức tượng bồ tát quan âm nghìn tay nghìn mắt vô cùng dịu hiền, tôn kính. Nhưng cũng đơn giản chỉ là chuỗi vòng đeo tay gỗ cho lũ trẻ nhỏ mà thôi.

Ngôi làng nằm cạnh sông Thu Bồn

– Địa chỉ làng mộc Kim Bồng 

  • Địa chỉ: Thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam

Kim Bồng là một ngôi làng nhỏ nằm ở hữu ngạn sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi được đổ ra biển. Nổi lên giữa một gò đất lớn, nằm đối diện phố cổ Hội An sầm uất.

Điều này cũng giúp cho nơi đây phát triển, phồn vinh từ hàng nhiều trăm năm về trước. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi nên việc giao thương bằng đường thủy thuận lợi, đặc biệt cho nghề đóng tàu thuyền ở nơi đây.

– Làng mộc Kim Bồng có sản phẩm gì đặc sắc 

Từ cái tên có lẽ ai cũng đoán được sản phẩm của làng nghề là các đồ dùng, vật phẩm chế tác từ gỗ. Các nghệ nhân tại đây không phân biệt tuổi tác, giới tính. Họ tẩn mẩn, tỉ mỉ từng công đoạn để cho ra những sản phẩm mang giá trị nghệ thuật cao để sử dụng trong sinh hoạt, trang trí.

Những sản phẩm gỗ tinh xảo từ bàn tay nghệ nhân

Du lịch Hội An 3 ngày 2 đêm thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua làng mộc Kim Bồng Hội An. Bởi tới đây bạn không chỉ được xem quá trình tạo ra những vật dụng, đồ dùng bằng gỗ mà còn trải nghiệm cuộc sống nơi đây. Tìm hiểu về lịch sử cũng như những giá trị tinh thần, vật chất mà ngôi làng đã, đang và sẽ tạo nên.

Tham khảo : Kinh nghiệm du lịch Hội An

Trước kia, ngôi làng Kim Bồng chỉ là nơi sản xuất các sản phẩm từ gỗ. Làm nhà, đóng tàu thuyền cho người dân địa phương và khu vực lân cận. Giờ đây, dù có biết bao thăng trầm của lịch sử cùng sự có mặt của nhiều chất liệu, công nghệ mới.

Nhưng ngôi làng vẫn ở đó, lưu giữ một phần văn hóa Việt trong nghề mộc thủ công. Đây còn trở thành điểm tham quan lý tưởng.

Lịch sử làng mộc Kim Bồng Hội An – Nơi lưu giữ văn hóa Việt qua 600 trăm năm 

Tại sao nói, ngôi làng Kim Bồng lại là nơi lưu giữ văn hóa Việt qua hàng trăm năm? Bởi lẽ, tại đây, nghề mộc truyền thống được lưu giữ, phát triển từ xa xưa cho tới ngày nay.

– Làng mộc Kim Bồng thời xưa

Theo lời kể của người dân bản xứ, làng mộc Kim Bồng có tên cũ là Kim Bồng Châu. Tại đình làng mộc Kim Bồng Hội An thờ tổ tiên thự mộc. Thời xưa, ngôi làng có 4 dòng họ là Nguyễn, Chương, Phan, Huỳnh đều làm nghề mộc.

Với vị trí gần ngay thương cảng quốc tế sầm uất một thời dễ hiểu vì sao ngày đó Kim Bồng phát triển hưng thịnh. Không chỉ xây dựng nhà, đình chùa bằng gỗ. Các nghệ nhân nơi đây còn làm đồ dùng sinh hoạt

Tới làng mộc là đủ thứ tiếng đục, đẽo của thợ làm nghề

Đặc biệt, nghề đóng thuyền rất phát triển, đáp ứng nhu cầu nghề ngư biển cho người dân chạy dọc bờ biển. Nhờ kỹ thuật điêu luyện, người thợ Kim Bồng đã ghi dấu ấn lên các công trình kiến trúc cung đình Huế hay Hội An.

– Sự phát triển và thời kỳ hưng thịnh của làng mộc Kim Bồng 

Lưu truyền lại, những người đầu tiên của ngôi làng truyền thống này đến từ nhiều nơi. Đó là người dân vùng Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ, nhiều nhất là 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Vào thế kỷ 15. 16, 17 họ di cư tới Hội An làm ăn, sinh sống. Ban đầu chỉ là những ngôi nhà tranh tre đơn sơ rồi tới các căn nhà khung gỗ “Tam gian nhị hạ”.

Ngôi nhà của nghệ nhân đã phục dựng làng nghề mộc

Nghề mộc phát triển khi họ biết tạo ra các sản phẩm đồ dùng trong nhà. Rồi tới các loại ghe, thuyền nan …dùng để di chuyển trên sông, biển. Cùng với làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, làng lụa Hội An …Tạo nên sự phát triển của các làng nghề đủ để phục vụ nhu cầu đời sống người dân địa phương.

Tới thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, nhờ vị trí thuận lợi, nhu cầu ngày càng cao giúp cho làng mộc Kim Bồng Hội An trở nên hưng thịnh. Góp phần không nhỏ vào sự phần hoa của một thương cảng quốc tế từng rất sầm uất.

– Quá trình đô thị hóa của ngôi làng mộc Kim Bồng 

Quá trình đô thị hóa buộc ngôi làng truyền thống này phải vận động. Nhưng cũng vì thế mà giúp những sản phẩm nơi đây phát triển, tới với mọi miền tổ quốc. Hiện nay, tuy nơi đây không còn sầm uất như xưa, thế nhưng chính tại nơi đây lại là điểm tham quan hút khách.

Nghề đóng thuyền cũng rất phát triển

Các hoạt động đóng đồ gỗ, chạm trổ gỗ vẫn âm thầm diễn ra, tồn tại, lưu giữ qua “cha truyền con nối. Ngoài góp phần không nhỏ vào nét kiến trúc nhà ở, đình chùa, lăng tẩm ở Hội An và Huế. ngôi làng mộc Kim Bồng còn đóng tàu thuyền lớn lên tới 20 tấn.

Việc trùng tu các di tích cổ cũng được ủy ban thành phố tin cậy gửi gắm tới nghệ nhân ngôi làng.

Hướng dẫn di chuyển tới làng mộc Kim Bồng Hội An

Cách di chuyển tới Hội An từ Đà Nẵng

Để tới đây theo cách nhanh nhất du khách cần tới sân bay quốc tế Đà Nẵng. Rồi từ Đà Nẵng sử dụng các phương tiện để tới khu phố cổ trước khi di chuyển tới các điểm, khu tham quan, các ngôi nhà cổ hay hội quán.

Thuê xe đạp tới tham quan là lựa chọn không tồi
  • Thuê xe máy Đà Nẵng: Đây là chọn lựa của hầu hết giới trẻ khi muốn đi du lịch trải nghiệm giá rẻ. Bạn chỉ cần thuê xe với dịch vụ giao xe tận nơi du khách sẽ nhận xe ngay tại sân bay hay nhà nghỉ, khách sạn. Giá thuê khá rẻ chỉ từ 80.000VNĐ/xe/ngày. Di chuyển tới Hội An và dùng nó để tới làng Kim Bồng là quá hợp lý.
  • Đi xe bus: Chỉ với 30.000VNĐ/chiều, xe bus là phương tiện di chuyển giá rẻ đưa bạn từ Đà Nẵng tới Hội An. Khi tới khu phố cổ bạn có thể đi bộ tham thú nhà cổ Tấn Ký, Hội quán Triều Châu hay thuê xe đạp, xích lô để tới làng mộc Kim Bồng Hội An.
  • Đi taxi/Grab: Nếu du khách đi cùng gia đình, có trẻ nhỏ, người già thì chắc chắn taxi là chọn lựa ạn toàn, phù hợp. Với mức giá từ 350.000VNĐ/chiều bạn hoàn toàn không lo lắng tới nắng mưa.

Cách di chuyển từ Hội An đến làng mộc Kim Bồng

Từ phố cổ chỉ mất 10 phút để tới làng mộc

Nằm cách khu phố cổ Hội An chừng 3km nên việc di chuyển tới ngôi làng Kim Bồng rất nhanh chóng. Du khách có thể đi xe máy, xe đạp hay đi đò – một phương thức di chuyển rất đáng để thử cho mỗi bạn trẻ.

  • Di chuyển bằng xe đạp/xe máy: Từ trung tâm phố cổ Hội An du khách đi xe qua cầu Cẩm Kim với chiều dài khoảng 620m qua con sông Thu Bồn. Cứ đi theo con đường từ cầu xuống là tới làng mộc Kim Bồng.
  • Di chuyển bằng thuyền/đò: Nằm ngay đối diện khu phố cổ Hội An, nếu đi thuyền, đò bạn sẽ đi về phía Nam từ bến đò phố cổ. Theo tuyến đường Bạch Đằng, đò Hội An – Cẩm Kim. Tới bến du khách chỉ cần đi bộ thêm vài chục mát là nghe thấy tiếng đục, đẽo từ ngôi làng phát ra.

Theo kinh nghiệm du lịch Hội An của dulichsontra.com thì nếu chọn hình thức taxi, khi tới nơi, du khách thuê xe máy Hội An. Còn nếu không muốn lo lắng tới phương tiện di chuyển trên toàn hành trình thì Tour Hội An giá rẻ. Với giá tour trọn gói du khách được đưa đón tại điểm du lịch và miễn phí hướng dẫn viên …

Giá vé, thời gian tham quan làng mộc Kim Bồng Hội An

+ Giá vé tham quan 

Du khách được miễn phí giá vé tham quan làng mộc Kim Bồng và chỉ mất phí cho các dịch vụ các nhân như: Ăn uống hay mua đồ lưu niệm về làm quà. Có lẽ, chính chính vì thế mà ngôi làng truyền thống này thu hút hàng nghìn lượt khách. Trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Mở cửa tham quan miễn phí cho du khách

+ Thời gian mở cửa

Làng mộc KIm Bồng  mở cửa đón khách du lịch tất cả các ngày trong tuần. Thời gian tham quan 24/24 vì thế du khách có thể tới đây bất cứ lúc nào muốn.

Có lẽ chỉ mất 1 ngày để du khách khám phá hết nét độc đáo riêng có của nơi đây. Nên hãy đi từ sáng sớm để có nguyên 1 ngày trải nghiệm cuộc sống vùng đất này.

Thời điểm tham quan làng mộc Kim Bồng Hội An lý tưởng nhất 

Từ tháng 3 tới tháng 9 được coi là “thời điểm vàng” để du lịch Hội An, trong đó có làng Kim Bồng. Lúc này, thời tiết nơi đây rất đẹp, nắng vàng, ít mưa, thuận tiện cho các hoạt động ngoài trời. Sau khi tham quan hết các điểm du lịch du khách có thể di chuyển tắm biển, hít hà không khí trong lành.

Tháng 3 tới tháng 9 trời nắng đẹp, thuận tiện du lịch

Còn nếu không thể tới Hội An vào mùa khô du khách vẫn có thể tới đây vào thời gian từ tháng 9 tới tháng 2 năm sau. Tuy là mùa mưa nhưng vẫn có những khoảng nắng để check in sống ảo. Lúc này thời tiết dịu mát để chuyến đi thêm thoải mái.

Nếu không sắp xếp được thời gian vào mùa khô thì cứ thử tới làng mộc vào mùa mưa. Rất nhiều hoạt động trong nhà đang chờ đón bạn. Cộng thêm việc đây không phải là giai đoạn cao điểm mùa du lịch. Các điểm vui chơi không quá đông, giá cả cũng vì thế mà thấp hơn rất nhiều.

Những thú vị khi tham quan làng mộc Kim Bồng Hội An

Tới ngôi làng mộc Kim Bồng du khách còn có thể chiêm ngưỡng hàng nghìn tác phẩm từ gỗ. Nếm thử những món ăn dân dã đã làm nên nét ẩm thực đậm chất Quảng Nam. Vậy tham quan làng mộc Kim Bồng có những hoạt động thú vị gì?

+ Tìm hiểu lịch sử hơn 600 năm tuổi

Chỉ cần bước chân tới gần ngôi làng Kim Bồng, du khách đã nghe thấy tiếng đẽo gỗ, tiếng đục, leng keng khắp mọi hướng. Đó là những âm thanh đặc trưng của nơi đây, âm thanh hạnh phúc của những người dân vẫn được sống với nghề hơn 600 năm qua.

Tìm hiểu lịch sử hơn 600 năm cũng là một điều rất hấp dẫn

Trải qua hơn 6 thập kỷ phát triển, làng mộc được chia làm 2 khu. Khu phía Tây là đồ mỹ nghệ, khu phía Đông đóng tàu. Tại Hội An và nhiều vùng lân cận rất chuộng sản phẩm mỹ nghệ và đồ gỗ dân dụng của làng Kim Bồng Hội An. Riêng các tàu thuyền trên sông cũng đa phần được đóng bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm.

>>> Tham khảo: Giới thiệu Phố cổ Hội An – Unesco công nhận là di sản thế giới

+ Tìm hiểu quy trình tạo ra một sản phẩm bằng gỗ

Chỉ khi đặt chân tới ngôi làng Kim Bồng du khách mới được “mục sở thị” quy trình tạo ra những tinh hoa từ gỗ. Các công đoạn sản xuất ra mỗi vật phẩm được phô diễn để du khách chiêm ngưỡng. Đó là cả một quy trình phức tạp và chia làm nhiều công đoạn. Mỗi người đảm nhận công đoạn khác nhau.

Bàn tay tài hoa tạo nên những tác phẩm gỗ tinh tế

Người tạo nên phần thô, phần hồn lại được những nghệ nhân lành nghề tạo táp. Giúp cho sản phẩm không chỉ bền, đẹp mà còn tinh tế, giàu giá trị văn hóa.

Tới đây, bạn sẽ thấy sản phẩm bằng gỗ sao đa dạng tới thế. Từ bộ tứ Long – Lân – Quy – Phụng, tới chim công múa, phật bồ tát quan âm, đức thánh. Rồi tới các loại bàn, ghế, tủ trong cuộc sống…. Với nhiều bạn trẻ thì gian trưng bày các sản phẩm trang trí từ gỗ có lẽ hấp dẫn hơn tất cả. Nó có thể là chiếc vòng tay, đồ lưu niệm …

Các nghệ nhân tại làng mộc Kim Bồng Hội An còn ghi dấu và có kinh nghiệm xây dựng đình làng, nhà thờ, hội quán, chùa chiền … Tới đồ nội, ngoại thất hay tất tần tật những gì bằng gỗ.

+ Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế của các sản phẩm làm từ gỗ tại làng mộc Kim Bồng Hội An

Hấp dẫn nhất có lẽ là thời gian thưởng lãm vẻ đẹp của những sản phẩm từ gỗ. Trên mỗi sản phẩm, các chi tiết được chạm trổ công phu, tỉ mỉ. Chất liệu gỗ nâu bóng sắc nét, được phủ lớp bóng đem lại tuổi thọ lớn cho mỗi sản phẩm.

Quá trình tạo ra một sản phẩm đầy tính nghệ thuật

Tất cả những hình ảnh bình dị đời thường như: Chùa Cầu, con cò, người nông dân … đều được thể hiện lên các sản phẩm bằng gỗ. tuy đơn giản nhưng đầy tinh tế và mang giá trị văn hóa bền lâu theo năm tháng. Đó là một phần lý do khiến các du khách muốn tới kỳ được nơi đây để ngắm nhìn, để cảm nhận và để lưu giữ nét dân tộc bên trong mỗi người.

Không chỉ vậy, các sản phẩm gỗ từ làng mộc Kim Bồng Hội An còn có màu nâu óng ả. Giúp các mảng gỗ trở nên sang trọng. Nhờ kỹ thuật chạm thủng, chạm nổi, chạm lộng từ bàn tay điêu luyện của nghệ nhân đã tạo ra bức tranh bằng gỗ đầy mê hoặc.

+ Mua quà về tặng bạn bè, người thân hay cho chính mình 

Dành tặng bạn bè người thân những món quà ý nghĩa

Chắc hẳn trong chuyến hành trình khám phá làng mộc Hội An du khách sẽ muốn sở hữu hay mua những sản phẩm về làm quà. Các mặt hàng mỹ nghệ, câu đối, đồ trang trí hay thờ cúng đều được bày bán. Hãy tìm cho mình một món đồ mua làm kỷ niệm hay tặng bạn bè, người thân.

Thưởng thức đặc sản gì khi tới làng mộc Kim Bồng Hội An?

Với vị trí gần ngay khu phố cổ lại nằm ngay bờ sông Thu Bồn. Nên để chuyến du lịch thêm ý nghĩa du khách có thể vừa chiêm ngưỡng làng nghề đặc sắc rồi thưởng thức các món ăn đậm chất Quảng Nam nơi đây.

– Mì Quảng Hội An

Tới Hội An mà không nếm thử mì Quảng là điều tiếc nuối cho nhiều du khách. Đây là mảnh đất sản sinh và làm nên món ăn dân dã đầy hấp dẫn này.

Phần toping cực đã cho mỗi tô mì Quảng

Không phải chỉ có Hội An mới có mì Quảng mà mì Quảng tại đây có phần nước dùng thơm, ngọt từ hải sản tươi. Phần “topping” là trứng cút,  thịt ba chỉ cắt mỏng đem lại hương vị khó quên.

–  Cơm gà Hội An

Với phần cơm được nấu từ loại gạo hảo hạng trong vùng. Cơm nấu với nước luộc gà khiến nó vừa thơm, vừa béo, vừa bùi. Phần gà luộc, chiên hay sốt mắm mềm, ngọt. Trang trí thêm các loại rau xanh, ăn kèm với nước chấm, canh, tương ớt để món cơm gà trọn vẹn.

>> Tham khảo ngay: Top 24 đặc sản Hội An nhất định phải thử một lần trong đời

– Bánh xèo Hội An

Nước chấm chua, cạy, mặn, ngọt hoàn hảo

Tới làng mộc Kim Bồng Hội An du khách hãy tìm tới các quán bánh xèo nằm trong các con ngõ hẻm. Miếng bánh giòn tan, nhân tôm, thịt được chế biến và đánh bắt ngay trên sông, biển Hội An. Điều này giúp giữ được vị ngọt thơm của bánh. Kết hợp với nước chấm pha theo tỉ lệ chính xác để bạn ăn hoài, ăn mãi không ngán.

Kinh nghiệm tham quan làng mộc Kim Bồng Hội An

  • Vì phải đi bộ nhiều nên hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi. Một đôi giày thể thao giúp du khách không bị đau chân. Đem theo mũ, nón, kem chống nắng để không bị cái nắng Hội An bủa vây.
  • Vào mùng 6 tháng giêng hàng năm, ở làng mộc Kim Bồng có lễ giỗ tổ rất lớn. Với rất nhiều hoạt động thú vị, đặc sắc mà bạn nên tới.
  • Tới thật sớm để khám phá hết làng mộc trong 1 ngày.
  • Tại đây có dịch vụ cho thuê xe đẹp giá rẻ, nếu muốn bạn có thể sử dụng.

Gợi ý những điểm du lịch gần làng mộc Kim Bồng Hội An

Du lịch Hội An sẽ là chuyến hành trình đáng nhớ nhất cho mỗi người. Và nếu muốn du khách có thể khám phá rất nhiều địa điểm cực hay ho tại vùng đất này.

Làng gốm Thanh Hà 

Kiến trúc độc đáo của công viên đất nung

Cũng nằm dọc ven sông Thu Bồn, làng gốm Thanh Hà trở thành điểm tham quan đáng tới ở Hội An. Tới đây, du khách sẽ bị lạc vào chốn bình yên, nơi bạn được tận mắt chứng kiến quá trình làm đồ gốm. Được tự tay làm ra một sản phẩm gốm sứ hay tham quan công viên đất nung vô cùng độc đáo nơi đây.

Làng lụa Hội An

Trải nghiệm tự tay dệt lụa tại làng lụa Hội An

Được ví như bảo tàng sinh động về nghề dệt lụa cổ truyền. Làng lụa Hội An mang vẻ đẹp của thiên nhiên cùng sắc màu đa dạng. Tới đây, du khách được chiêm ngưỡng những sản phẩm tinh xảo từ tơ lụa thủ công. Tham quan quy trình trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa để thấy trong đó nét mộc mạc, chân quê.

Làng rau Trà Quế

Cánh đồng rau xanh tươi mát

Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây được biết tới là vùng trồng rau nổi tiếng khắp gần xa. Du khách tham quan trải nghiệm cuộc sống nơi đây sẽ được hướng dẫn, giới thiệu cách trồng rau, xới đất…. Tuy đó là công việc khá mệt nhọc nhưng nó mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Tuy làng mộc Kim Bồng Hội An đã không còn hưng thịnh như xưa. Thế nhưng, với những người yêu văn hóa Việt, yêu nét bình dị, mộc mạc nơi đây thì nó vẫn là nơi hấp dẫn tới lạ kỳ. Với những thông tin trong bài viết, chắc chắn bạn sẽ tự lên cho mình lịch trình tham quan làng Kim Bồng cho riêng mình. Nhấc chân lên và tới thôi nào!

XEM THÊM:

Thu – Dulichsontra.com 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *