Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng là một trong những lễ lớn và quan trọng nhất của ngư dân vùng biển. Lễ hội này là dịp để ngư dân bày tỏ lòng thành kính, gửi gắm những nguyện vọng của mình tới Ngư thần. Nếu bạn chưa biết lễ hội cầu Ngư là gì thì hãy đọc bài viết sau đây của Sơn Trà Travel để hiểu rõ hơn nhé.
Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng – Nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
Du lịch Đà Nẵng bên cạnh những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, những địa điểm văn hoá tâm linh nổi tiếng còn có nhiều lễ hội truyền thống như: lễ cầu ngư, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, lễ hội làng Hòa Mỹ Đà Nẵng… Trong đó lễ hội cầu Ngư là một phần không thể thiếu của ngư dân biển miền Trung.
Nguồn gốc lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng
Theo sử sách ghi lại, ngày 23, 24/3 năm 1893 Âm lịch, những ngư dân làng chài Hà Khê và Thanh khê ra biển đánh bắt và gặp một cơn bão lớn khiến 1.500 ngư dân đã biến mất.
Sau mất mát đó, người dân làng chài đã lập miếu thờ Tập Linh để tưởng nhớ người xấu số. Năm 1991, miếu thờ Tập Linh đã được trùng và người dân dùng làm ghe, thuyền để thờ cúng và duy trì hoạt động đến tận ngày hôm nay.
Đây được xem là nguồn gốc của lễ hội cầu ngư hàng năm. Vào 2019, lễ hội cầu ngư Đà Nẵng được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Ý nghĩa văn hóa tâm linh lễ hội cầu ngư
Giới thiệu về lễ hội cầu ngư Đà Nẵng được xem là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông (Cá Voi). Theo quan điểm của cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ thì loài cá Voi giống như vị thần hộ mệnh của ngư dân.
Lễ hội cầu Ngư miền Trung chính là dịp để ngư dân bày tỏ lòng biết ơn vị thần đã nhiều lần giúp ngư dân vượt qua những lúc sóng to gió lớn trên biển cả. Đồng thời, lễ hội này ngư dân cũng cầu nguyện xin thần Linh Nam Hải cho một năm mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang.
Vai trò trong đời sống ngư dân Đà Nẵng
Lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng 2024 hay lễ hội Cá Ông Đà Nẵng không chỉ thể hiện bản sắc văn hoá dân gian đặc sắc, mang tính vùng miền. Lễ hội còn là nơi bảo tồn, phát huy sự đa dạng bản sắc dân tộc, giá trị văn hoá biển ở Việt Nam.
Lễ hội cầu ngư ở Đà Nẵng ngoài ý nghĩa tâm linh còn là hoạt động gắn kết cộng đồng, động viên bà con giữ gìn truyền thống bằng nhiều trò chơi dân gian, tạo động lực cho ngư dân trong mùa đánh bắt mới.
Ngoài ra, lễ hội cầu Ngư ở miền Trung còn đóng vai trò giúp thúc đẩy kinh tế, du lịch địa phương. Khi lễ hội diễn ra, du khách từ khắp nơi đổ về tạo cơ hội cho việc kinh doanh của nhà hàng, dịch vụ, khách sạn. Từ đó quảng bá cho hình ảnh du lịch của thành phố.
Các địa điểm tổ chức chính lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng
Vậy bạn có biết, lễ hội cầu ngư ở đâu Đà Nẵng không? Theo tìm hiểu của Sơn Trà Travel, lễ hội cầu ngư được tổ chức thường niên tại miếu Thuyền, toạ lạc ở đường Nguyễn Tất Thành, thuộc phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Lễ cầu ngư Đà Nẵng sẽ kéo dài từ vùng biển như Mân Thái, Thọ Quang, Xuân Hà, Hoà Hiệp, Thanh Lộc Đán… Đây cũng là dịp để du khách vừa kết hợp du lịch vừa khám phá nét văn hóa vùng miền và tham gia nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc.
Thời gian diễn ra lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng
Lễ hội cầu ngư được tổ chức khi nào, lễ hội cầu ngư diễn ra khi nào? Theo đó, lễ hội cầu Ngư quận Thanh Khê thường được tổ chức từ ngày 18 – ngày 20 tháng Giêng Âm lịch. Theo truyền thống xa xưa, cứ 3 năm 1 lần sẽ tổ chức lễ hội với quy mô lớn và long trọng nhất.
Những nội dung chính khi diễn ra lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng
Thuyết minh về lễ hội cầu ngư, trước đây thường diễn ra trong 3 ngày và mọi người sẽ tắt bếp, nấu cơm chung để ăn với nhau. Ngày nay, lễ cầu ngư chỉ diễn ra trong 2 ngày với 2 phần chính là phần lễ và phần hội kèm nhiều nghi thức, hoạt động đặc trưng.
Lắng đọng tâm hồn với phần lễ Cầu ngư
Ngày đầu tiên của lễ hội cầu ngư Đà Nẵng là phần lễ, bao gồm lễ Nghinh Ông, lễ cầu an và cầu ngư trên biển. Điểm đặc biệt của phần lễ là khu vực bàn thờ được trang hoàng trang nghiêm, rực rỡ.
Nhà của các ngư dân cũng được đặt bàn hương án nhỏ và bày đồ lễ cúng. Những chiếc thuyền sẽ được giăng đèn kết hoa và trang trí vô cùng bắt mắt, rực rỡ.
Với các nghi lễ chính trong lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng, các vị các niên uy tín trong làng sẽ mặt người dân dâng đồ lễ, đọc văn tế để thể hiện lòng biết ơn của ngư dân với Cá Ông.
Đồng thời gửi gắm các ước nguyện của ngư dân về một mùa đánh bắt bội thu, cầu an cho trời yên biển lặng, cho dân làng đánh bắt hải sản thuận lợi, tàu thuyền bình an quay về.
Rộn ràng khúc hát biển khơi trong phần hội Cầu ngư
Sau phần lễ đầy nghiêm trang của lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng là phần hội, chính là phần được mọi người mong chờ nhất trong lễ hội cầu ngư Thanh Khê Đà Nẵng. Mở đầu sẽ là cuộc thi đua thuyền đầy náo nhiệt với sự cổ vũ và tiếng reo hò đầy phấn khích của ngư dân và du khách.
Tiếp đó, mọi người có thể tham gia vào các trò chơi dân gian như: bơi lội, lắc thúng, đá bóng, kéo co… Kèm theo đó là các chương trình văn nghệ, đậm đà bản sắc dân tộc như: hát hò khoan, hát tuồng…
Trong đó, tiết mục múa hát bả trạo (bả là nắm, trạo là chèo đò) được xem là hình thức múa hát đặc trưng, diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên, cùng vượt qua sóng gió để mang về mùa bội thu.
Đến tối, lễ hội cầu ngư Đà Nẵng sẽ diễn ra thêm nhiều nghi lễ phụ khác như: lễ phóng đăng trên biển, lễ phóng sanh, lễ thả thuyền cúng các linh hồn đã khuất trên biển, lễ phá cỗ…
Những lưu ý khi tham gia lễ hội cầu Ngư tại Đà Nẵng
Lễ hội cầu Ngư là dịp đặc biệt để mọi người hoà vào không khí, tận hưởng đầy đủ các hoạt động thú vị, sôi nổi. Để giúp quá trình tham gia lễ cầu ngư được thuận lợi, du khách cần lưu ý các điều sau:
- Khi tham gia lễ hội nên ăn mặc thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi vì lễ hội đông người nên sẽ khá nóng bức. Đặc biệt, nên chọn trang phục kín đáo, lịch sự.
- Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng diễn ra ngoài trời và tổ chức cả ngày lẫn đêm. Vì thế, du khách cần chú ý đảm bảo sức khỏe để tham gia. Đặc biệt người già, trẻ em nên hạn chế tham gia để tránh trường hợp xen lấn, xô đẩy ảnh hưởng.
- Hãy nhớ bôi kem tránh nắng, mang theo áo khoác, mũ nón để bảo vệ làn da khi tham gia lễ hội cầu ngư miền Trung.
- Nên mang theo máy ảnh, điện thoại được sạc đầy pin để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt.
- Trong quá trình tham gia lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng, nhất là phần lễ, du khách nên giữ trật tự nhằm thể hiện tôn kính các vị thần.
- Khi tham gia lễ cầu ngư ở Đà Nẵng, du khách cần có ý thức giữ gìn vệ sinh, không xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến vẻ đẹp tôn nghiêm của chùa.
- Lễ hội là nơi diễn ra nhộn nhịp, đông người tham dự. Do đó, du khách cần chú ý giữ gìn tài sản cá nhân cẩn thận, không đeo các đồ trang sức đắt tiền tránh rơi rớt, mất cắp.
Ngoài lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng, du khách có thể kết hợp tour Bà Nà Hill trong ngày hay tour Núi Thần Tài để khám phá hai địa danh nổi tiếng Đà Nẵng. Nếu du khách nào muốn làm mới hành trình chinh phục miền Trung thì đăng ký thêm tour 1 ngày Đà Nẵng Hội An, tour Cù Lao Chàm 1 ngày từ Hội An, hoặc tour du lịch Huế từ Đà Nẵng. Hành trình tour sẽ giúp du khách ghi lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Như vậy, lễ hội cầu ngư Đà Nẵng là một hoạt động tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, quan trọng với các ngư dân vùng biển. Hoạt động văn hoá truyền thống này không chỉ cầu bình an may mắn mà còn là cơ hội phát triển du lịch tỉnh nhà. Nếu bạn có du lịch Đà Nẵng vào tháng 3 Âm lịch nhớ đừng bỏ lỡ những lễ hội Đà Nẵng độc đáo như thế này nhé.
Bài viết liên quan