Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng – Nét đẹp văn hoá mùa xuân Đà thành

Thành phố ven sông Hàn hằng năm cứ đến dịp đầu Xuân lại sôi động bởi lễ hội đua thuyền Đà Nẵng nổi tiếng. Người dân địa phương và cả du khách gần xa đều háo hức chờ đón lễ hội truyền thống đặc biệt này mỗi độ Tết đến Xuân về. Lễ hội đua truyền là nét đẹp văn hóa, như lời khẩn ước của người dân xứ Đà cầu mong cho mưa thuận gió hòa, đời sống người dân no đủ.

lễ hội đua thuyền Đà Nẵng

Giới thiệu về lễ hội đua thuyền Đà Nẵng

Lễ hội đua thuyền đã hình thành từ rất lâu và trở thành nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa của người dân Đà thành nói riêng và cả cư dân các làng biển duyên hải miền Trung khác nói chung. Lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm, thu hút hàng nghìn lượt du khách đến dự.

+ Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng được ra đời khi nào?

Đầu xuân năm mới là thời khắc đất trời giao thoa. Thời tiết lúc này ôn hòa, ấm áp với những cơn mưa xuân lất phất, làn gió mơn man dịu nhẹ. Đây là thời điểm đất trời, khí hậu đẹp một cách hoàn hảo, chiều lòng mọi hoạt động du Xuân, đón Tết của người dân.

Cũng chính vì vậy, đầu năm là mùa của các lễ hội. Khắp ba miền trên “dải đất hình chữ S”, có hàng trăm lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm. Trong đó có lễ hội đua thuyền.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Hội đua thuyền được tổ chức vào dịp đầu năm

+ Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng được tổ chức ở đâu?

Địa điểm du lịch Đà Nẵng tổ chức lễ hội đua thuyền ở đâu? Lễ hội được tổ chức trên dòng sông Hàn thơ mộng. Điểm chính của lễ hội có địa chỉ tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Trong những năm trở lại đây, người dân và chính quyền địa phương quận Liên Chiểu – Đà Nẵng rất quan tâm đến lễ hội văn hóa này.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Sông Cu Đê – Nơi diễn ra lễ hội

Dòng sông Cu Đê, nơi thuờng xuyên tổ chức lễ hội hội đua thuyền được người dân bảo vệ, trang hoàng với cờ hoa rực rỡ hai bên. Lễ hội thu hút đông đảo các đội thi tham gia và hàng nghìn lượt du khách đến cổ vũ.

+ Thời gian tổ chức lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng vào tháng mấy

Lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng vào tháng mấy? Hằng năm, vào tháng Giêng Âm lịch, Đà Nẵng tổ chức rất nhiều lễ hội. Trong đó, không thể không kể đến lễ hội đua thuyền. Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng được tổ chức đều đặn hàng năm, thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách thập phương đến tham gia, trải nghiệm.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Hằng năm, vào tháng Giêng Âm lịch, Đà Nẵng tổ chức hội đua thuyền

+ Ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng

Như Sơn Trà Travel đã chia sẻ, lễ hội đua thuyền là lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng đã có từ bao đời nay ở Đà Nẵng.

Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích khai thông sông rạch, cầu mong cho một năm “mưa thuận gió hòa”, trời yên biển lặng, cây cối tốt tươi, cuộc sống người dân được bình an, thịnh vượng.

Lễ hội đua thuyền còn là dịp các trai tráng ở địa phương phô diễn sức mạnh, sự khéo léo, tinh thần đoàn kết và tình yêu dành cho một bộ môn thể thao đặc biệt. Đội thi đến từ làng, xã, phường nào chiến thắng tại lễ hội được quan niệm sẽ gặp nhiều may mắn trong năm, làm gì cũng thuận lợi, tài lộc dồi dào.

Tất tần tật cách di chuyển đến lễ hội đua thuyền Đà Nẵng

Lễ hội đua thuyền diễn ra ngay trên sông Hàn, ở trung tâm thành phố. Do đó, bạn có thể chọn nhiều địa điểm khác nhau để đứng theo dõi cuộc đua kỳ thú này.

Hướng dẫn di chuyển đến Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố du lịch nổi tiếng bậc nhất ở nước ta. Để đến được Đà Nẵng, bạn có thể lựa chọn bất kỳ phương tiện nào. Tùy thuộc vào sở thích, điều kiện tài chính của mỗi người. Các chuyến bay, tàu hỏa và xe khách đến Đà Nẵng luôn sẵn sàng phục vụ du khách với cường độ cao.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Đến Đà Nẵng bằn tàu hỏa, du khách sẽ tha hồ chiêm ngưỡng cảnh đẹp bên đường

Hướng dẫn di chuyển đến nơi tổ chức lễ hội

Để đi tới lễ hội đua thuyền Đà Nẵng, du khách có thể lựa chọn các phương tiện như ô tô, xe máy hay “book” xe dịch vụ. Đường đi rất dễ tìm và thuận tiện cho việc di chuyển vì nằm ngay trung tâm thành phố. Du khách có thể thuê xe máy Đà Nẵng để di chuyển nhanh đến nơi tổ chức lễ hội nhé.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Toàn cảnh lễ hội

Bạn chỉ cần đi đến sông Hàn, đoạn qua quận Liên Chiểu. Đứng trên phía cầu sông Hàn hoặc hai bên bờ sông gần cầu là đã có thể chiêm ngưỡng được trọn vẹn không khí và sự náo nhiệt của lễ hội.

Nét đặc sắc của lễ hội đua thuyền Đà Nẵng

Hội đua thuyền được duy trì và tổ chức đều đặn hàng năm. Mỗi năm, lễ hội thu hút hàng nghìn lượt người xem và tham gia. Bấy nhiêu thôi đã đủ để chứng minh độ “HOT” của lễ hội này. Sơn Trà Travel sẽ giới thiệu về lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng đến bạn ngay bây giờ.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng – Nét đẹp trong văn hóa người Việt

Thuở ban đầu, lễ hội đua thuyền chỉ mang tính chất tự phát. Đội thi đến từ các làng, xã sẽ đăng ký tham dự và tự tổ chức đua thuyền với nhau. Tuy nhiên ngày nay, nhận thấy lễ hội là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ.

Đồng thời, đây còn lại hoạt động thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Do vậy, chính quyền thành phố đã dành sự quan tâm, chú trọng đặc biệt nhằm phát triển lễ hội cả về quy mô lẫn chất lượng.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Thông qua lễ hội này, những nét văn hóa dân gian được tái hiện

Lễ hội giờ đây không chỉ đơn thuần là một cuộc thi thể thao giữa các đội với nhau. Qua đó, những nét văn hóa dân gian được tái hiện. Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cũng thể hiện rõ nét.

Chưa kể, lễ hội đua thuyền Đà Nẵng là sự kiện thu hút du khách, được mong chờ, đón đợi nhất trong năm. Đây là nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Đà Nẵng.

Cách thức diễn ra lễ hội đua thuyền Đà Nẵng

Trước khi lễ hội đua thuyền trên sông Hàn Đà Nẵng diễn ra khoảng một tuần, người dân sẽ tụ họp để bàn bạc về việc tổ chức. Đây là dịp để các đội chơi thăm hỏi, chuyện trò cùng nhau sau một năm bộn bề. Từ đây, mỗi đội thi đến từ các làng sẽ cử ra những thanh niên trai tráng khỏe mạnh, tuổi từ 18-35 vào đội đua.

Mỗi đội có tối đa 30 thành viên. Họ sẽ tập trung, cùng nhau tập luyện, bàn bạc và thống nhất chiến lược thi đấu trước khi chính thức tham gia cuộc đua. Những người trên thuyền được phân chia vị trí mái chèo gồm: Lái thuyền, cầm phách, cầm tống và các chân bơi.

Trước ngày diễn ra cuộc thi, các làng, xã có đội đua thuyền tham gia lễ hội sẽ có một đêm không ngủ. Họ bận rộn cho các công tác chuẩn bị, ai cũng háo hức, mong chờ đón xem màn tranh tài nảy lửa với hy vọng đội thi làng mình giành chiến thắng.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Mỗi đội có tối đa 30 thành viên

Vào buổi sáng ngày lễ hội được tổ chức, từ sớm tinh mơ, các vị cao niên trong làng sẽ tới bờ sông Hàn để tiến hành lễ khai mạc. Hai bên bờ sông, người dân đến từ các vùng Nam Ô, Kim Liên, Thủy Tú… và du khách tập trung rất đông.

Tiếng cười nói, chuyện trò râm ran cả một vùng. Ai cũng háo hức tìm kiếm cho mình một vị trí đẹp để theo dõi trọn vẹn màn đua thuyền kịch tính, hấp dẫn.

Tham gia lễ hội đua thuyền Đà Nẵng du khách được trải nghiệm gì?

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi dịp lễ hội đua thuyền diễn ra, du khách lại tập trung đến xem rất đông. Đây là trải nghiệm cực thú vị mà những ai yêu thích không khí sôi động, nhộn nhịp nhất định không thể bỏ qua.

+ Hòa mình cùng không khí náo nhiệt háo hức trước khi lễ hội diễn ra

Như Sơn Trà Travel đã chia sẻ, một hội đua thuyền thường quy tụ rất nhiều đội thi đến từ các làng thi đấu với nhau. Ai cũng nung nấu tinh thần quyết chiến quyết thắng, khao khát giành giải thưởng về cho làng mình.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Người dân tụ họp rất đông để cổ vũ hội đua

Trước giờ diễn ra hội đua, người dân từ khắp nơi lần lượt nối đuôi nhau đổ về, nô nức như đi trẩy hội. Do đó, tham gia hội lễ hội đua thuyền tại Đà Nẵng, bạn sẽ thực sự tận hưởng bầu không khí sôi động, nhộn nhịp của một lễ hội thực thụ.

+ Chiêm ngưỡng không gian rộn ràng khi diễn ra lễ hội đua thuyền Đà Nẵng

Khi cuộc đua chính thức bắt đầu, sau hiệu lệnh từ tiếng còi báo hiệu vang lên, những chiếc thuyền được trang trí bắt mắt sẽ lập tức rẽ sóng nước, lao vun vút về phía trước. Các đinh tráng khỏe mạnh, sức vóc nhoài mình vươn sức chèo lái con thuyền theo nhịp đếm dứt khoát. Ai nấy đều ướt sũng mình vì mồ hôi, nhưng tràn đầy khao khát chiến thắng.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Không khí sôi nổi, kịch tính khi cuộc đua bắt đầu

Trên bờ sông, tiếng hò reo, cổ vũ, tiếng kèn trống rộn rã không ngừng vang lên. Hàng trăm người dân, khách du lịch dõi theo từng đoàn thuyền đang lướt trên dòng sông, ai cũng cổ vũ hết mình.

Kết thúc cuộc đua, sẽ có đội thắng, đội thua. Bất luận kết quả như thế nào, ai nấy đều hào hứng, vui tươi vì được tham gia cuộc đua giúp nâng cao tinh thần đoàn kết. Đây không chỉ là cuộc thi mà còn là một sân chơi để các thành viên đội đua rèn luyện sức khỏe, giao lưu, gắn kết với nhau.

Ăn gì khi tham gia lễ hội đua thuyền Đà Nẵng?

Vào dịp đầu năm, còn gì tuyệt vời hơn là hòa mình vào không khí vui tươi, rộn ràng của lễ hội tại Đà Nẵng. Trong chuyến đi, đừng quên tranh thủ chiêu đãi chiếc bụng đói bằng những đặc sản Đà thành nổi tiếng nữa nhé.

1. Bánh tráng thịt heo

Bánh tráng cuốn thịt heo là món ngon nổi tiếng của xứ Quảng – Đà. Có thể nói, đi Đà Nẵng mà chưa ăn bánh tráng cuốn thịt heo là một điều đáng tiếc với bất kỳ du khách nào. Đây là món ăn có sự kết hợp của nhiều thành phần nguyên liệu, gia vị. Tất cả hòa quyện, tạo nê một món ngon mang đậm tinh hoa ẩm thực trung bộ.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Bánh tráng cuốn thịt heo là món ngon nổi tiếng của Đà Nẵng

Món ăn này là sự kết hợp của bánh ướt, cuốn với bánh tráng, thịt heo, rau sống, đu đủ chua ngọt. Khi ăn, miếng bánh được chấm cùng mắm nêm cay nồng, thơm nức mũi.

2. Hải sản

Đi xem lễ hội đua thuyền Đà Nẵng, đừng quên “tự thưởng” cho mình bữa tiệc hải sản hoành tráng nhé. Hải sản Đà thành được du khách, đặc biệt là khách du lịch đến từ Hà Nội, Sài Gòn, khách Trung Quốc, Hàn Quốc cực kỳ yêu thích.

Người ta ấn tượng bởi sự tươi ngon của hải sản vừa đánh bắt từ biển lên. Cùng với đó là cách chế biến đậm đà hương vị theo phong cách ẩm thực Đà thành.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Hải sản Đà Nẵng nổi tiếng tươi ngon, giá rẻ

3. Bánh xèo

Một món ngon cực “hút” thực khách ở Đà Nẵng, không thể không kể đến bánh xèo. Đây là món bánh có vỏ làm từ bột gạo, khi chín có màu vàng ruộm, nóng giòn hấp dẫn.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Bánh xèo Đà Nẵng

Nhân bánh là đa dạng các topping. Từ thịt bò, thịt heo, chả, tôm, mực, cho đến các biến tấu như bánh xèo cánh kình, bánh xèo pate… Thêm chút giá đỗ và hành lá, chiếc bánh càng thêm thơm ngon và ăn không bị ngán.

4. Nem lụi

Kết hợp với bánh xèo, không thể thiếu nem lụi. Từng cuốn nem làm từ thịt xay được nặn trên chiếc đũa tre/cây sả. Sau đó đem nướng cho chín vàng, tỏa hương thơm nức mũi. Nem lụi Đà Nẵng cũng được cuốn cùng rau sống, bánh tráng và chấm nước lèo “thần thánh”.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Bánh xèo – Nem lụi là bộ đôi hoàn hảo

5. Bún mắm

Mắm nêm (mắm cái) là một loại mắm đặc trưng của miền Trung. Mắm nêm được dùng làm gia vị, nước chấm hay để ăn kèm với nhiều món khác.

Bún mắm là sự kết hợp giữa mắm nêm cay nồng với bún, rau sống, thịt ba chỉ, heo quay, chả, nem. Tạo nên một món ăn “gây nghiện”.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Bún mắm Đà Nẵng là món ăn rất dễ “gây nghiện”

6. Mì Quảng

Mỳ Quảng là món ăn dân dã, gắn bó với bao người Đà Nẵng – Quảng Nam. Người dân địa phương có thể ăn mỳ Quảng trong bữa sáng, trưa, chiều, tối… bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Mỳ Quảng có nhiều “topping” đa dạng cho bạn lựa chọn. Như: Mỳ tôm thịt trứng, hay mỳ Quảng gà, mỳ Quảng ếch, mỳ cá lóc.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Mỳ Quảng

>>> Tham khảo: Danh sách 21 Quán nhậu Đà Nẵng tươi ngon giá rẻ bình dân

Ngoài lễ hội đua thuyền, Đà Nẵng còn lễ hội nào đặc sắc?

Đà Nẵng không hổ danh là “thiên đường” du lịch của nước ta. Hằng năm, thành phố thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước. Ngoài lễ hội đua thuyền trên sông Hàn Đà Nẵng, thành phố còn nhiều lễ hội hấp dẫn khác.

+ Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF là sự kiện có quy mô lớn, được thành phố tổ chức 10 kỳ. Đây là sự kiện lễ hội quốc tế độc đáo, quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam. Lễ hội là một trong những sự kiện văn hóa khác biệt rõ nét, góp phần mang lại danh hiệu “Điểm đến sự kiện – lễ hội hàng đầu châu Á” cho Đà Nẵng.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF là sự kiện có quy mô lớn được thành phố tổ chức 10 kỳ

DIFF 2023 dự kiến diễn ra từ ngày 3/6-8/7/2023 với sự tham gia của 8 đội thi. Trong đó có 7 đội quốc tế và đội Đà Nẵng – Việt Nam.

+ Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng

Đây là hoạt động tâm linh lớn bậc nhất tại Đà Nẵng. Lễ hội được tổ chức ở khu du lịch Ngũ Hành Sơn, mang đậm yếu tố tín ngưỡng của đạo Phật.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng

Lễ hội bắt đầu ngày 19 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Hội Quan Thế Âm diễn ra 3 ngày với 2 phần: Phần lễ, phần hội. Dịp này, hàng ngàn du khách, Phật tử sẽ tập trung đến dự lễ hội, cầu mong cho quốc thái dân an, cuộc sống no đủ, bình yên, may mắn.

+ Lễ hội rước mục đồng

Lễ rước Mục Đồng là lễ hội dành cho trẻ chăn trâu ở làng Phong Lệ, nay thuộc thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Lễ hội ra đời với ý nghĩa cầu mong một năm mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi.

Tham sự lễ hội, du khách sẽ trông thấy nhiều hiện vật, linh vật được chuẩn bị từ trước để dâng lên các thần linh, gửi gắm những điều nguyện ước.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Lễ rước Mục Đồng là lễ hội dành cho trẻ chăn trâu

+ Lễ hội cầu ngư

Ngoài lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng, lễ hội Cầu Ngư (Lễ hội Cá Ông) cũng là một lễ hội truyền thống lớn của ngư dân thành phố.

Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở vùng biển Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà. Lễ hội diễn ra trong hai ngày, ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Nhằm thể hiện sự biết ơn của ngư dân đến mẹ biển cả, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, thuyền ra khơi vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Toàn cảnh lễ hội cầu ngư

>>> Gợi ý: Danh Sách 15 Quán Ốc Hút Đà Nẵng Ngon Cay Xé Lưỡi Khi Ăn

Lưu trú tại khách sạn nào để tiện di chuyển đến lễ hội đua thuyền Đà Nẵng

Đi Đà Nẵng xem lễ hội đua thuyền, bạn đang băn khoăn tìm kiếm một khách sạn Đà Nẵng ở trung tâm thành phố, tiện nghi để lưu trú? Đặc biệt, lễ hội diễn ra vào dịp đầu năm, đây là thời điểm nhu cầu du lịch đến Đà Nẵng tăng cao. Do đó, hãy “định vị” trước tọa độ khách sạn mình thích và “book” phòng sớm nhé.

Dương Gia Hotel

  • Địa chỉ: Số 08 đường Phạm Thiều, thành phố Đà Nẵng.

Dương Gia là khách sạn tiện nghi, sang trọng, đạt chuẩn 3 sao tọa lạc gần sát biển. Dương Gia Hotel thiết kế theo phong cách Châu Âu, phòng ốc và không gian rất đẹp, sang trọng. Khách sạn có tổng 45 phòng, nội thất rất mới, đầy đủ tiện nghi.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Dương Gia Hotel

Sun River Hotel

  • Địa chỉ: Số 134-136 đường Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng.

Sun River Hotel tọa lạc ở trung tâm thành phố, “view” nhìn ra sông Hàn xinh đẹp và chỉ cách bãi biển Đà Nẵng 10 phút lái xe. Giá cả phải chăng, nhưng phòng ốc ở đây vô cùng tiện nghi. Quý khách có thể xem các kênh truyền hình cáp trên TV màn hình phẳng để thư giãn và thưởng thức đồ uống lấy từ minibar.

Haian Riverfront Hotel

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Haian Riverfront Hotel
  • Địa chỉ: Số 182 đường Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng

Haian là một khách sạn khá nổi tiếng ở Đà Nẵng. Khách sạn có vị trí đắc địa, chỉ cách Trung tâm thương mại Indochina Riverside 500m.

Fivitel Boutique Da Nang

  • Địa chỉ: Số 202 đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Đà Nẵng

Fivitel Boutique tiếp tục là một khách sạn ở trung tâm thành phố mà bạn có thể lựa chọn để lưu trú trong hành trình khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống ở Đà Nẵng. Khách sạn có dịch vụ nhận phòng/trả phòng cấp tốc, phòng nghỉ, quầy bar, WiFi miễn phí và sân vườn rộng rãi.

Chia sẻ một số điểm cần lưu ý khi tham gia lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng

Theo kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng, trong quá trình tham gia, cổ vũ các đội đua thuyền, hãy “bỏ túi” những lưu ý sau:

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Khu vực xem, cổ vũ đua thuyền gần sông nước nên hãy tìm một vị trí an toàn để đứng
  • Lễ hội là hoạt động diễn ra ngoài trời. Tiết trời đầu Xuân đôi lúc còn mưa nhẹ với những cơn gió mang theo chút hơi lạnh. Do đó bạn nên khoác thêm áo khoác, quàng khăn quàng cổ vừa điệu đà, vừa ấm áp nữa.
  • Khu vực xem, cổ vũ đua thuyền gần sông nước nên hãy tìm một vị trí an toàn để đứng. Lưu ý giữ đúng khoảng cách để không làm ảnh hưởng đến bản thân và những người tham gia lễ hội.
  • Lễ hội đua thuyền tại Đà Nẵng tập trung đông người đến xem, cổ vũ. Do đó, giữa đám đông, hãy chú ý tự bảo quản tư trang cá nhân.
  • Cần chú ý các bảng nội quy để đọc và làm theo. Bởi quanh khu vực diễn ra lễ hội đua thuyền sẽ có phân chia khu vực dành cho khách du lịch đến xem.
  • Ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Nếu bạn mang theo đồ ăn, thức uống, hãy đảm bảo vứt rác đúng nơi quy định. Không xả rác khi đi xem đua thuyền và chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan.

Các hình ảnh được chụp khi diễn ra lễ hội đua thuyền Đà Nẵng

Cùng hòa mình vào không khí lễ hội thông qua một vài hình ảnh sau đây!

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Từng chiếc thuyền đua rẽ sóng nước, lao vun vút về phía trước
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Toàn cảnh hội đua thuyền
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Người dân tập trung cổ vũ rất đông
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Không khí đua thuyền vô cùng “nóng”
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Khung cảnh nên thơ nơi diễn ra lễ hội
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Từng chiếc thuyền đua rẽ sóng nước, lao vun vút về phía trước
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Cuộc đua diễn ra vô cùng gay cấn

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng là dịp đặc biệt, mỗi năm chỉ có một lần để bạn dừng chân khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Đà thành. Đến với lễ hội, du khách sẽ thực sự được hòa mình trong không khí vui tươi, rộn ràng và tràn đầy tinh thần đoàn kết trong những ngày đầu Xuân năm mới.

XEM THÊM:

Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *