Nhà cổ Phùng Hưng | Kinh nghiệm khám phá từ A-Z update mới nhất

Đến du lịch Hội An, du khách ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp lãng mạn và cổ kính của những ngôi nhà rêu phong, những chiếc đèn lồng rực rỡ… Thì còn có cơ hội khám phá những ngôi nhà cổ. Nhà cổ ở Hội An không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là chứng nhân lịch sử của thương cảng sầm uất một thời. Trong đó, nhà cổ Phùng Hưng là một trong những ngôi nhà cổ có tuổi đời lâu nhất, đứng giữa lòng phố Hội đã gần 250 năm mà Sơn Trà Travel nghĩ bạn nên khám phá.

Giới thiệu về nhà cổ Phùng Hưng – Ngôi nhà có tuổi đời gần 250 năm

Được xây dựng vào năm 1780, tính đến nay nhà cổ này đã được Hội An “ôm ấp” vào lòng gần 250 năm. Thời điểm ngôi nhà cổ này ra đời cũng là lúc cảng thị Hội An đang phát triển vô cùng hưng thịnh, sầm uất.

Nhà cổ tọa lạc tại vị trị đắc địa, nơi hoạt động giao thương, mua bán diễn ra sôi động nhất thương cảng Hội An thời bấy giờ. Gần 250 năm qua, ngôi nhà cổ đã chứng kiến biết bao thăng trầm, biến thiên của thời cuộc tại vùng đất này.

Tên gọi “Phùng Hưng” mang ý nghĩa gửi gắm ước mong về hiệu buôn luôn làm ăn phát đạt, thịnh vượng.
Tên gọi “Phùng Hưng” mang ý nghĩa gửi gắm ước mong về hiệu buôn luôn làm ăn phát đạt, thịnh vượng.

Nguồn gốc cái tên “Phùng Hưng” mang ý nghĩa gửi gắm ước mong của gia chủ về một ngôi nhà kiêm hiệu buôn luôn làm ăn phát đạt, thịnh vượng. Ngược dòng lịch sử, chủ nhân của nhà cổ Phùng Hưng là một thương nhân người Việt. Ông xây dựng ngôi nhà này làm nơi ở và kinh doanh các mặt hàng như đồ gốm sứ, thủy tinh, muối, quế…

Ngôi nhà được gia chủ chọn xây theo lối kiến trúc đặc biệt, là sự kết hợp tổng hòa của văn hóa, kiến trúc Việt Nam với Trung Hoa và Nhật Bản. Chủ nhân hiện tại của nhà cổ là con cháu đời thứ 8 của chủ nhân đầu tiên, người xây dựng nên ngôi nhà.

Nhà cổ Phùng Hưng tọa lạc ở đâu?

Ngôi nhà cổ có địa chỉ tại số 4, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, ngôi nhà có vị thế rất đắc địa và vô cùng dễ tìm, hầu như bất kỳ ai ở đây cũng biết đến ngôi nhà cổ này.

Ngôi nhà này nằm kế bên chùa Cầu Hội An nổi tiếng – ngôi chùa nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn. Nằm trên đoạn tiếp giáp giữa đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai, bạn chỉ cần đi qua cầu, cách một căn nhà là đến.

hà cổ Phùng Hưng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.
Đây là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia.

Ngày nay, đến tham quan một trong những nhà cổ có tuổi đời bậc nhất phố Hội này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, kiến trúc, nột thất xưa còn lưu giữ gần như vẹn nguyên. Qua bao đời, các chủ nhân ngôi nhà vẫn giữ gìn, trùng tu và bảo quản ngôi nhà vô cùng cẩn thận.

Họ còn mở thêm một xưởng may, thêu thủ công gia đình ngay tại đây. Xưởng may thêu làm ra các sản phẩm lưu niệm tinh tế, đẹp mắt để du khách ngắm nhìn, mua về làm quà khi đến tham qua. Năm 1993, nhà cổ Phùng Hưng được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia.

Giờ mở cửa, giá vé vào cửa nhà cổ Phùng Hưng

  • Thời gian mở cửa đón khách của Nhà cổ Phùng Hưng

Nhà cổ này mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến Chủ Nhật. Bạn có thể đến đây mua vé và vào nhà tham quan, trong khoảng thời gian từ 8h đến 18h00 hằng ngày.

Nhà cổ tọa lạc ngay gần chùa Cầu Hội An
Nhà cổ tọa lạc ngay gần chùa Cầu Hội An
  • Giá vé nhà cổ Phùng Hưng

Giá vé để vào tham quan cả 3 ngôi nhà cổ là nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Đức An và nhà cổ Quân Thắng là 80.000 đồng/người/vé.

>>> Tham khảo: Nhà cổ Đức An: Chứng tích ghi dấu gần 200 năm lịch sử phố Hội

Thăm nhà cổ Phùng Hưng mùa nào hợp lý nhất?

Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công, vui vẻ cho chuyến du lịch của bạn. Do đó, trước khi xách ba lô lên và đi, nên lưu ý lựa chọn thời điểm lý tưởng để khởi hành.

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để đi thăm nhà cổ
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để đi thăm nhà cổ

Nếu đến phố cổ Hội An, khoảng thời gian hợp lý nhất chính là vào dịp đầu xuân năm mới. Lúc này, phố cổ được trang hoàng vô cùng lung linh, rực rỡ. Đây cũng là thời điểm người dân địa phương tổ chức nhiều lễ hội, bạn có thể hòa mình vào dòng người nhộn nhịp, tham gia các hoạt động vui chơi, lễ hội tại đây.

Hoặc bạn cũng có thể đến phố cổ, tham quan những ngôi nhà cổ vào mùa hè. Khoảng thời gian này sẽ từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm. Đây là mùa khô ở Hội An – Quảng Nam, thích hợp để du khách có các trải nghiệm, hoạt động tham quan ngoài trời. Thời tiết đa phần có nắng đẹp, khô ráo, ít mưa. Trước ngày đi, nên chú ý theo dõi thời tiết để cập nhật thông tin, đảm bảo chuyến đi được trọn vẹn nhất.

Những điều đặc biệt của nhà cổ Phùng Hưng

Phùng Hưng là một trong những ngôi nhà nổi tiếng bậc nhất phố Hội, được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia. Vậy bên trong ngôi nhà có tuổi thọ vào hàng nhất nhì phố cổ có gì đặc biệt mà trải qua bao năm tháng vẫn luôn giữ cho mình chỗ đứng vững chắc trong lòng du khách khi đến Hội An?

+ Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến nhà cổ

Trước tiên, chúng ta hãy đứng từ bên ngoài nhìn vào để chiêm ngưỡng tổng quát nhà cổ Phùng Hưng. Ngôi nhà này được xây theo dạng hình ống với mặt tiền rộng. Dụng ý là cầu mong nơi đây luôn được phát triển hưng thịnh, phát tài phát lộc.

Nhà cổ có tuổi đời gần 250 năm
Nhà cổ có tuổi đời gần 250 năm

Nhà có 4 mái, cao 2 tầng với 2 nếp nối nhau theo hướng Tây Bắc. Ngay cửa chính là hai mắt cửa nhìn vô cùng uy nghiêm. “Môn thần” này vừa là vật trang trí, vừa như linh vật bảo vệ, canh giữ nhà, xua đuổi tà ma và những điều xấu.

Nhà chia làm 3 gian, được xây bằng vật liệu chính là gỗ lim cùng các loại gỗ quý khác, tạo nên nét đẹp sang trọng, cổ kính và cảm giác ấm cúng.

+ Chìm đắm trong không gian cổ kính của tầng trệt ngôi nhà

Bước vào nhà cổ Phùng Hưng, bạn sẽ ngay lập tức bị ấn tượng với không gian cổ kính của tầng trệt. Ở giữa nhà là lối đi chính và hai bên là hai cửa lớn. Thuở ngôi nhà mới được xây dựng, tầng trệt trở thành cửa tiệm để bày bán các mặt hàng gốm sứ, quế, muối…

Tầng trệt trưng bày nhiều cổ vật có giá trị của gia chủ
Tầng trệt trưng bày nhiều cổ vật có giá trị của gia chủ

Hiện nay, tầng trệt cũng chính là nơi lưu trữ cổ vật của gia chủ lúc sinh thời. Nhiều đồ gốm sứ cổ, tranh ảnh, nội thất… vẫn còn được lưu giữ trọn vẹn.

Ngay chính giữa nhà là bộ bàn ghế gỗ sang trọng, dành để tiếp khách đến thăm nhà. Các bức tường xung quanh được trang trí bằng các bức chạm trổ tinh tế. Những bức chạm khắc tuyệt vời này được chế tác nên bởi chính những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.

+ Nét đặc sắc trong kiến trúc của tầng 2 nhà cổ Phùng Hưng

Khám phá xong tầng 1, Sơn Trà Travel mời các bạn tiếp tục đặt chân lên tầng 2 để không bỏ lỡ những điều đặc sắc khác của nhà cổ này. Tầng 2 là nơi gia chủ đặt bàn thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và bàn thờ tổ tiên. Điều này khiến không gian tầng 2 mang vẻ uy nghiêm, trầm mặc và vô cùng linh thiêng.

Trước các bệ thờ có đặc một chiếc bàn, trên bàn có chiếc chén đặt bảy quân xúc xắc bằng đá cẩm thạch. Mỗi khi đi xa, chủ nhà luôn gieo xúc xắc để quyết định thời gian khởi hành.

Các cánh cửa ở tầng 2 của ngôi nhà
Các cánh cửa sập ở tầng 2 của ngôi nhà

Trên sàn của căn gác này có các cửa sập là những ô trống hình vuông có thể tháo lắp dễ dàng. Công dụng của những chiếc cửa sập chính là để phục vụ nhu cần vận chuyển đồ đạc, hàng hóa từ tầng trệt lên tầng 2 “trú ẩn” mỗi khi xảy ra ngập lụt.

Dạo quanh một vòng tầng 2, bước ra phía trước, bạn sẽ dễ dàng nhận ra phần hiên của nhà được thiết kế theo phong cách Trung Hoa. Trần của mái hiên trước là trần bỏ cua với khung đỡ chạm hình cá chép. Biểu tượng cá chép trong văn hóa phương Đông – cụ thể là Việt – Nhật – Trung mang ý nghĩa của sự thịnh vương, quyền lực và may mắn.

+ Chiêm ngưỡng nội thất và nhiều món đồ cổ giá trị

Dù trải qua bao biến thiên của thời cuộc, đặc biệt là qua nhiều lần ngôi nhà bị ngập lụt, các thế hệ chủ nhân nhà cổ Phùng Hưng vẫn hết sức giữ gìn, bảo quản cẩn thận vật dụng, nội thất căn nhà.

Nhờ vậy, trong nhà còn lưu giữ vẹn nguyên nhiều món đồ nội thất, vật dụng, tranh ảnh và đồ cổ  có giá trị với tuổi đời hàng trăm năm. Những món đồ này đều được chế tác vô cùng tỉ mỉ, tinh tế, mang nét đẹp cổ kính, nghệ thuật. Dulichsontra.com tin rằng bạn sẽ được dịp trầm trồ, xuýt xoa khi chiêm ngưỡng những món đồ cổ trưng bày tại đây.

Nhà cổ Phùng Hưng có 2 tầng, xây chủ yếu bằng gỗ quý
Nhà cổ có 2 tầng, xây chủ yếu bằng gỗ quý

Nhìn lên phía trên tầng 2, bạn sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn phần mái của ngôi nhà cổ có tuổi đời gần 250 năm. Mái nhà được lợp ngói âm dương, chạm khắc hình cá chép. Mái âm dương giúp ngôi nhà luôn mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Nếu muốn “một công đôi ba việc”, đi một lần là khám phá được hết các địa điểm thú vị ở Hội An, hãy tham khảo Tour Hội An để lên một lịch trình khoa học, hoàn hảo cho chuyến đi của bạn.

Địa điểm du lịch gần nhà cổ Phùng Hưng có thể kết hợp ghé thăm

Nhà cổ này tọa lạc ngay tại trung tâm phố Hội, cực gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Do đó, sẽ rất tiện lợi để du khách kết hợp tham quan nhiều điểm cùng lúc mà không phải mất nhiều thời gian, công sức di chuyển. Sơn Trà Travel sẽ gợi ý cho các bạn một vài địa chỉ có thể ghé thăm trong hành trình của mình.

1. Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu ở Hội An còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản – được các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào thế kỷ XVII. Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết con quái vật mang tên Namazu. Con quái vật khổng lồ này có phần đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và phần đuôi nằm ở Nhật Bản. Mỗi khi quái vật Namazu cựa mình, sẽ có xảy ra lũ lụt, động đất.

Xuất phát từ ý nghĩa trấn áp quái vật, giữ gìn cuộc sống bình yên, phát triển thịnh vượng cho cả 3 vùng đất, người ta xây dựng nên chùa Cầu. Ngôi chùa tựa thanh kiếm, chắn ngang lưng, kìm hãm quái vậy không thể cựa mình gây náo loạn cuộc sống của con người.

Chùa Cầu - Địa điểm check-in vạn người mê ở Hội An
Chùa Cầu – Địa điểm check-in vạn người mê ở Hội An

Ngày nay, ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc Nhật Bản trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng khắp thế giới của Hội An. Nếu bạn đến đây mà chưa check-in tại chùa Cầu thì quả thực vô cùng đáng tiếc!

2. Hội quán Quảng Đông

  • Địa chỉ: Số 176 đường Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Nằm khá gần với nhà cổ Phùng Hưng còn có hội quán Quảng Đông. Đây là nơi người Hoa xưa tại Hội An thường tập trung chuyện trò, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Do đó, hội quán Quảng Đông được xây dựng theo lối kiến trúc của người Hoa.

Đến đây, đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan hội quán Quảng Đông để chiêm ngưỡng công trình mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa độc đáo này.

Hội quán Quảng Đông là nơi người Hoa thời trước tập trung về giao lưu, gặp gỡ nhau
Hội quán Quảng Đông là nơi người Hoa thời trước tập trung về giao lưu, gặp gỡ nhau

3. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An

  • Địa chỉ: Số 33 đường Nguyễn Thái Học, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
  • Giờ mở cửa: Từ 7h00 – 21h00 hàng ngày (Trừ ngày 20 hàng tháng)

Nếu muốn tìm hiểu văn hóa dân gian của Hội An từ A đến Z một cách bao quát, trọn vẹn nhất thì Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An là một gợi ý lý tưởng mà dulichsontra.com dành cho bạn.

Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An
Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An

Bảo tàng này là một ngôi nhà cổ có hai tầng, trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc, chạm trổ ấn tượng. Các tác phẩm tái hiện tinh hóa văn hóa phố Hội. Tại đây còn lưu giữ nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như: Hát bả trạo, bài chòi…

4. Chợ đêm Hội An

Đến phổ cổ vào ban ngày, có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn chờ đón bạn khám phá. Vậy về đêm, phố cổ Hội An có gì “hot”? Dạo chợ đêm nằm ngay giữa lòng phố Hội lung linh, rực rỡ sắc màu khi màn đêm buông xuống, trăng thanh gió mát là một lựa chọn không tồi chút nào!

Chợ đêm Hội An lung linh, sôi động mỗi khi màn đêm buông xuống
Chợ đêm Hội An lung linh, sôi động mỗi khi màn đêm buông xuống

Chợ đêm Hội An là điểm vui chơi quen thuộc với du khách khi đến đây. Bạn sẽ vừa được dạo chơi, ngắm cảnh, vừa được thưởng thức vô số đặc sản thơm ngon của địa phương. Đừng quên mua về một vài món đồ lưu niệm, đặc sản làm quà sau chuyến đi nhé.

Gợi ý khách sạn, homestay gần nhà cổ Phùng Hưng Hội An

Bạn đã lựa chọn được khách sạn mà mình yêu thích ở Hội An chưa? Sơn Trà Travel sẽ gợi ý cho bạn những khách sạn “điểm 10 cho chất lượng”, nằm ngay trong địa phận phường Minh An, Hội An.

Lantana Boutique Hoi An Hotel

  • Địa chỉ: Số 9 đường Thoại Ngọc Hầu, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hội An, có vị trí đắc địa, thuận lợi cho việc di chuyển giữa các địa điểm. Thế nhưng, Lantana Boutique Hoi An Hotel vẫn giữ được không gian yên tĩnh, thanh bình riêng biệt.

Lantana Boutique Hoi An Hotel có không gian yên tĩnh, sang trọng
Lantana Boutique Hoi An Hotel có không gian yên tĩnh, sang trọng

Khách sạn có view nhìn ra sông, bầu không khí cực trong lành, thoáng mát. Tại đây phục vụ bữa sáng theo kiểu Tây và cả các món truyền thống của Việt Nam cho thực khách.

Little Boss Homestay

  • Địa chỉ: Số 89 đường Nguyễn Phúc Tần, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam

Nếu muốn tiết kiệm chi phí, thay vì ở các khách sạn, resort “sang chảnh”, bạn có thể lựa chọn homestay xinh xắn tại phố Hội.

Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn lưu trú tại homestay
Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn lưu trú tại homestay

Little Boss Homestay chỉ cách nhà cổ Phùng Hưng khoảng 300 mét, được thiết kế theo phong cách hiện đại. Phòng ốc ở đây cực sạch sẽ, đa dạng các loại phòng với nhiều mức giá hợp lý để du khách thoải mái chọn lựa.

>> Tham khảo: Nhớ đời với 28 món ngon Hội An đậm nét ẩm thực phố cổ

Golden River Hotel

  • Địa chỉ: Số 4 đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.

Golden River Hotel nằm cách phố Hội chỉ một vài bước chân, cách biển Cửa Đại và biển An Bàng từ 3 – 4km. Ngay tại khách sạn cũng có nhiều tiện ích phục vụ du khách như bể bơi, nhà hàng, sân vườn…

Khách sạn này có view sông mát mẻ, không khí trong lành
Khách sạn này có view sông mát mẻ, không khí trong lành

>>> Gợi ý: Nhà Thờ Tộc Trần Hội An Ở Đâu Và Có Gì Đặc Biệt?

Đi thăm nhà cổ Phùng Hưng, cần chú ý điều gì?

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa của mình, nhà cổ Phùng Hưng chắc chắn là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi vi vu Hội An. Vậy, để hành trình khám phá ngôi nhà cổ này được trọn vẹn, ý nghĩa nhất, chúng ta cần lưu ý những gì? Dulichsontra.com sẽ có lời giải đáp ngay sau đây dành cho các bạn.

Nhà cổ Phùng Hưng là điểm đến không thể bỏ lỡ khi bạn đến phố cổ
Đâylà điểm đến không thể bỏ lỡ khi bạn đến phố cổ
  • Vì là địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử cổ kính, trang nghiêm nên khi đến đây, du khách cần mặc trang phục gọn gàng, lịch sự và kín đáo.
  • Hãy giữ trật tự, văn minh, lịch sự khi vào tham quan nhà cổ. Và dù đã mua vé để thăm nhà, nhưng cũng sẽ không hề thừa thãi nếu bạn chào hỏi gia chủ trước khi vào đây.
  • Không chen lấn, xô đẩy, khạc nhổ hay xả rác bừa bãi. Với những không gian là nơi sinh hoạt riêng hoặc nơi thờ cúng, du khách tuyệt đối không “vượt rào” nếu thấy có biển cấm.
  • Không tự ý xê dịch đồ đạc trong nhà hoặc sờ tay vào các món đồ cổ, vật dụng… nếu không được cho phép.
  • Khi tham quan tầng 2, hãy hỏi chủ nhà hoặc tìm hiểu nội quy nếu muốn quay phim/chụp hình. Đặc biệt lưu ý hỏi trước khi muốn chụp ảnh ở khu vực thờ cúng linh thiêng, trang nghiêm.
  • Tránh đi tham quan nhà cổ vào mùa mưa vì sẽ hơi bất tiện cho bạn khi dạo chơi, di chuyển và ngắm nhìn phố xá.

Dulichsontra.com đã đưa các bạn ghé thăm không gian nhà cổ Phùng Hưng một cách chi tiết nhất. Thế nhưng, sẽ chẳng hề trọn vẹn và sinh động nếu bạn chưa trực tiếp đặt chân đến đây và chiêm ngưỡng di tích này. Hãy lên kế hoạch cho chuyến đi ngay từ bây giờ để không bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị đang chờ đón bạn!

XEM THÊM:

Theo Ngân Hà – Sơn Trà Travel

4.8/5 - (96 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *