Top 11 quán bánh ướt lòng gà Đà Lạt ăn là mê, quên cả lối về

Du lịch Đà Lạt từ lâu đã có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách. Ấy vậy nên nhiều tín đồ du lịch không chỉ đến đây một, hai lần mà còn trở lại xứ mù sương nhiều lần cho thỏa nỗi nhớ mong. Khí hậu trong lành, mát lạnh, nhiều phong cảnh đẹp và đặc biệt là các món ăn hấp dẫn là những yếu tố giúp Đà Lạt trở nên nổi tiếng. Mỗi khi nhắc đến đặc sản xứ mộng mơ, người ta lại nhớ ngay đến món bánh ướt lòng gà Đà Lạt. Trong tiết trời se lạnh, đây là món khoái khẩu được nhiều người truy lùng để thưởng thức.

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt có gì đặc biệt?

Lên Đà Lạt, ngoài check-in tại vô vàn những điểm du lịch “hot”, chắc chắn không thể thiếu trải nghiệm “Foodtour” ăn “sập” Đà Lạt phải không nào!?

Thành phố mù sương bốn mùa mát mẻ, về đêm lại càng lạnh hơn khi nhiệt độ xuống thấp và sương mùa bao phủ. Chính yếu tố thời tiết góp phần khiến trải nghiệm ăn uống ở Đà Lạt trở nên lôi cuốn hơn rất nhiều.

Ẩm thực Đà Lạt có vô số món ngon, đặc sắc không nơi nào có. Do đó đến đây, bạn nhất định phải dành thời gian đi nếm thử hết các món. Trong đó, nhất định không thể thiếu bánh ướt lòng gà Đà Lạt.

Thành phần chính của đặc sản này bao gồm bánh ướt, lòng gà. Bánh ướt được người dân địa phương làm tỉ mỉ, kể từ khâu chọn gạo.

Đơn giản vậy thôi, nhưng bánh ướt lòng gà đủ sức "gây thương nhớ" với thực khách
Đơn giản vậy thôi, nhưng bánh ướt lòng gà đủ sức “gây thương nhớ” với thực khách

Gạo làm bánh là gạo tẻ, trộn thêm chút ít bột năng cùng khoai mì nhằm giúp bánh có độ dẻo dai nhất định. Sau khi ngâm gạo, xay, trộn thêm các loại bột, cho thêm nước vào sẽ có được hỗn hợp bột để tráng bánh. Từ đôi bàn tay khéo léo của thợ làm bánh, từng chiếc bánh ướt mỏng mềm, dai dẻo, thơm nức mùi gạo ra đời.

Bánh ướt không ăn với thịt ba chỉ, chả, nem, thịt nướng… như ở các địa phương khác, mà sẽ ăn kèm với lòng gà. Ngoài lòng gà, còn có các “topping” được bổ sung để món ăn thêm phần hấp dẫn. Đó là thịt gà trộn gỏi, thịt gà phay, trứng gà non, mề – gan gà, lòng heo, rau răm, hành tây, ớt trái.

Lòng gà và thịt gà ăn kèm bánh ướt được chọn lựa, chế biến công phu. Để có được miếng thịt thơm ngon chất lượng, gà phải là gà tơ nuôi thả tự nhiên. Đây là những con gà cho thịt chắc, thơm, không bị bở.

Về phần lòng gà, người ta thường sơ chế bằng cách dùng muối sống rửa sạch. Sau ướp gia vị, hành, tỏi cho thấm, sau đó cho vào nồi xào chín. Làm vậy, miếng lòng sẽ không bị tanh, giữ được độ giòn thơm.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa bánh ướt dẻo mềm với lòng gà dai giòn, thịt gà thơm ngọt tạo nên hương vị cực lôi cuốn. Kèm theo tô bánh ướt lòng gà là một chén nước luộc gà và chén nhỏ nước mắm pha vừa ăn, cay cay, mặn mặn.

Tham khảo ngay : 37 món đặc sản Đà Nẵng mua về làm quà nổi tiếng

Cách thưởng thức bánh ướt lòng gà Đà Lạt đúng chuẩn

Trước đây, món bánh ướt lòng gà chỉ được bán vào buổi sáng hoặc bữa xế chiều. Tuy nhiên ngày nay, để phục vụ nhu cầu của đông đảo du khách thập phương, món ăn đặc sản Đà Lạt này được bán cả ngày. Bất kể khung giờ nào, chỉ cần “thích là nhích”, bạn sẽ được thưởng thức ngay tô bánh ướt lòng gà thơm ngon tại Đà Lạt.

Tùy vào sở thích, bạn có thể gọi cho mình tô bánh ướt lòng gà thập cẩm, hoặc chỉ đơn giản là bánh ướt ăn kèm lòng gà/thịt gà trộn.

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt dày hơn và mướt hơn bánh ướt Sài Gòn hay bánh ướt Huế
Bánh ướt lòng gà ở Đà Lạt dày hơn và mướt hơn bánh ướt Sài Gòn hay bánh ướt Huế

Về cách bài trí, bánh ướt sẽ được xếp phía dưới. Tiếp đến là lòng gà, mề, gan gà, thịt gà trộn cùng với hành tây, rau răm, rau quế. Cuối cùng là trứng gà non đặt lên trên. Thêm nước mắm chua ngọt, hạt tiêu để món bánh ướt lòng gà Đà Lạt thêm phần hấp dẫn.

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm mát của bánh ướt, vị ngọt của lòng gà, thịt gà. Tất cả hòa quyện trong nước chấm chua dịu ngọt vừa phải. Thêm chút cay của ớt, lẫn mùi thơm của các loại rau gia vị.

Bánh ướt Đà Lạt dày hơn và mướt hơn bánh ướt Sài Gòn hay bánh ướt Huế. Nước sốt ăn kèm cũng ngọt thanh, không quá chua ngọt hay mặn. Khi ăn, thực khách sẽ trộn đều các nguyên liệu như cách ăn gỏi gà. Giữa cái lạnh của buổi sớm mai hay khi màn đêm xuống, bạn sẽ không khỏi mê mẩn trước đặc sản trứ danh này!

>> Tham khảo: Top 22 địa điểm săn mây Đà Lạt đẹp ngất ngây tựa thiên đường

Top 11 quán bánh ướt lòng gà Đà Lạt nhất định phải thử  

1. Quán Hằng 68

  • Địa chỉ: Số 39 đường Đồng Tâm, phường 4, thành phố Đà Lạt
  • Giờ mở cửa: Từ 8 giờ đến 20 giờ.

Đây là quán bánh ướt lòng gà quen thuộc với người dân bản địa. “Tiếng lành đồn xa”, nhờ chất lượng món ăn và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, quán ngày càng được khách du lịch biết đến nhiều hơn.

Đây là quán bánh ướt lòng gà quen thuộc với người dân bản địa
Đây là quán bánh ướt lòng gà quen thuộc với người dân bản địa

Tại đây, phần bánh ướt lòng gà có giá khoảng 35.000 – 40.000 đồng. Mỗi phần bánh ướt với lòng, thịt gà đều được chọn lựa kỹ càng, bao gồm cả thịt gà phần đùi và thịt phần thân, đảm bảo bạn sẽ ăn hoài không chán.

Miếng thịt ngọt, chắc, ăn kèm bánh ướt và nước sốt chua ngọt, mặn cay vừa miệng “ghi điểm” trong lòng thực khách. Nếu đi sớm, bạn có thể thưởng thức thêm cả trứng gà non, lòng mề… Ngoài bánh ướt lòng gà, quán còn phục vụ món bột chiên bánh bèo, cháo… cũng đắt khách không kém.

2. Quán Long

  • Địa chỉ: Hẻm 202 đường Phan Đình Phùng, phường 2, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
  • Giờ mở cửa: Từ 7 giờ đến 19 giờ .

Đây là quán bánh ướt lòng gà Đà Lạt mà đa số người dân xứ mù sương đều biết tên. Quán nổi tiếng và tấp nập khách ra vào từ sáng đến tối. Do đó nếu đến đây vào giờ cao điểm, bạn sẽ phải đợi hơi lâu để được phục vụ.

uán nổi tiếng và tấp nập khách ra vào từ sáng đến tối
Quán Long nổi tiếng và tấp nập khách ra vào từ sáng đến tối

Nhưng sẽ không hề uổng phí công sức đâu! Bởi bánh ướt lòng gà ở đây thực sự ngon “đáng đồng tiền bát gạo”. Một tô bánh ướt lòng gà luôn đầy ú ụ những thịt gà, lòng mề, hành tây, rau thơm…  Ngoài bánh ướt, quán còn có cháo lòng, cháo gà nóng, thích hợp để xì xụp trong một tối se lạnh.

3. Bánh ướt lòng gà Liên – Tăng Bạt Hổ

  • Địa chỉ: Số 44 đường Tăng Bạt Hổ, phường 1, thành phố Đà Lạt.
  • Giờ mở cửa: Từ 14 giờ đến 21 giờ .

Nằm đối diện với tiệm bánh Cối Xay Gió – Địa điểm check-in “hot hòn họt” nên quán bánh này thu hút rất đông du khách đến thưởng thức. Mức giá ở đây có giá dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/phần.

4. Quán bánh ướt lòng gà Đà Lạt 18 Tăng Bạt Hổ

  • Địa chỉ: Số 18 đường Tăng Bạt Hổ, phường 1, thành phố Đà Lạt.
  • Giờ mở cửa: Từ 7 giờ 00 đến 20 giờ 00.

Tọa lạc ở vị trí đắc địa – Ngay giữa trung tâm thành phố, quán bánh ướt này được du khách lựa chọn vì cực dễ tìm. Nằm trên con phố có nhiều quán bánh ướt lòng gà san sát nhau, nhưng địa điểm 18 Tăng Bạt Hổ vẫn “được lòng” thực khách hơn cả.

Bánh ướt lòng gà 18 Tăng Bạt Hổ
Bánh ướt lòng gà ở địa chỉ 18 Tăng Bạt Hổ

Với mức giá chỉ khoảng 30.000 – 35.000 đồng/phần, quán đáp ứng được tiêu chí “ngon – bổ – rẻ – chất lượng”. Bạn sẽ cực hài lòng với tô bánh ướt lòng gà đầy ắp “topping” thịt gà, trứng non, mề, gan… Thịt gà chắc chứ không bị bở hay quá dai.

5. Quán Thông Thiên Học

  • Địa chỉ: Ngã 3 Bùi Thị Xuân – Thông Thiên Học, thành phố Đà Lạt
  • Giờ mở cửa: 12 giờ – 20 giờ

Không phải ngẫu nhiên mà quán Thông Thiên Học là địa chỉ ăn bánh ướt lòng gà quen thuộc của người dân sinh sống quanh vùng.

Đây là món có thể ăn vào bất kỳ bữa nào trong ngày
Đây là món có thể ăn vào bất kỳ bữa nào trong ngày

Một tô bánh ướt được bán với giá bình dân, chỉ 25.000 – 30.000 đồng, nhưng vẫn đảm bảo từ nguyên liệu tươi ngon đến cách chế biến đậm đà hương vị. Chưa kể, nước chấm lạ miệng so với những quán bánh ướt lòng gà Đà Lạt khác giúp Thông Thiên Học “ghi điểm” với thực khách.

6. Bánh ướt lòng gà Trương Công Định

  • Địa chỉ: Số 21 đường Trương Công Định, thành phố Đà Lạt.
  • Giờ mở cửa: 14 giờ  – 20 giờ

Nằm ngay gần chợ Đà Lạt, bánh ướt lòng gà Trương Công Định có không gian sạch sẽ, thoáng đãng. Phong cách phục vụ cũng chuyên nghiệp, nhanh nhẹn khiến khách hàng hài lòng. Ngoài bánh ướt lòng gà với phần sốt đặc biệt, riêng có, quán còn phục vụ kèm sữa đậu nành nóng rất hấp dẫn.

Thịt gà được lựa chọn kỹ càng, thơm ngon, chắc thịt và không hề bị bở
Thịt gà được lựa chọn kỹ càng, thơm ngon, chắc thịt và không hề bị bở

7. Quán Thu Phương

  • Địa chỉ: Số 202/23 đường Phan Đình Phùng, thành phố Đà Lạt.
  • Giờ mở cửa: Từ 14 giờ đến 20 giờ.

Quán Thu Phương không quá rộng rãi nhưng luôn đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ. Với mỗi phần bánh ướt lòng gà Đà Lạt từ 30.000 – 35.000 đồng, bạn sẽ có phần đồ ăn không quá nhiều.

Quán Thu Phương không quá rộng rãi nhưng luôn đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ
Quán không quá rộng rãi nhưng luôn đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ

Nhưng bù lại, chất lượng món bánh lại rất xứng đáng.  Ngoài ra, quán còn phục vụ cả bánh căn Đà Lạt cũng được thực khách “order” rất nhiều.

8. Quán Bảo Hân

  • Địa chỉ: Số 51 đường Yersin, thành phố Đà Lạt
  • Giờ mở cửa: Từ 11 giờ đến 20 giờ.

So với những quán bánh ướt lòng gà khác ở Đà Lạt, quán Bảo Hân có mức giá “mềm” hơn cả, chỉ khoảng 20.000 – 30.000 đồng/phần.

Một phần bánh ướt lòng gà Đà Lạt tại đây gồm bánh ướt, thịt gà xé phay, mề, lòng gà, rau thơm, hành tây. Rưới thêm nước sốt đặc trưng, quả thực không cưỡng lại được. Tuy nhiên, các “topping” tại đây hơi “khiêm tốn” so với những quán khác. Ngoài bánh ướt lòng gà, quán còn có món “best – seller” là bánh canh.

9. Bánh ướt lòng gà Thảo

  • Địa chỉ: Số 53 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Đà Lạt
  • Giờ mở cửa: Từ 8 giờ đến 20 giờ.

Không gian quán Thảo nằm khiếm tốn trên con đường Nguyễn Công Trứ, được bài trí bình dị, mộc mạc. Tuy nhiên, nơi đây vẫn khiến thực khách ấn tượng bởi cung cách phục vụ niềm nở, nhiệt tình của chủ quán.

Một phần bánh ướt lòng gà ở đây có giá khoảng 30.000 đồng
Một phần bánh ướt lòng gà ở đây có giá khoảng 30.000 đồng

Một phần ở đây có giá khoảng 30.000 đồng. Giá khá “mềm” nhưng tô bánh ướt luôn đầy ắp thịt, lòng gà. Đảm bảo chỉ cần một suất đã khiến bạn no nguyên buổi. Ngoài trứng gà non lòng đào, quán còn có đặc sản trứng gà bắc thảo cho những khách sành ăn.

10. Quán bánh ướt lòng gà Trang

  • Địa chỉ: Số 15F đường Tăng Bạt Hổ, thành phố Đà Lạt.
  • Giờ mở cửa: Từ 12 giờ đến 20 giờ.

Là một quán trong vô số những quán ăn trên phố bánh ướt lòng gà Đà Lạt – phố Tăng Bạt Hổ, quán Trang vẫn giữ cho mình được thương hiệu riêng.

món ăn này không nhiều dầu mỡ, hương vị thanh tao nên ăn rất nhẹ bụng
Món ăn này không nhiều dầu mỡ, hương vị thanh tao nên ăn rất nhẹ bụng

Mặc dù không gian quán hơi nhỏ, nhưng luôn gọn gàng, sạch sẽ. Một tô bánh ướt lòng gà của quán Trang gồm có thịt gà xé, bánh chiên giòn tan, lòng mề gà, lưỡi giòn sần sật…Cùng với đó là tổng hòa nhiều gia vị, rau thơm khiến món ăn trở ngon “hết nước chấm”.

11. Quán Chip Chip

  • Địa chỉ: Số 28 đường Tăng Bạt Hổ, thành phố Đà Lạt.
  • Giờ mở cửa: Từ 6 giờ đến 20 giờ.

Thêm một địa chỉ ăn bánh ướt lòng gà tại đường Tăng Bạt Hổ là quán Chip Chip. Quán có vị trí đắc địa với không gian rộng rãi, cực dễ tìm. Giá bánh ướt ở đây cao hơn những quán khác, giao động từ 40.000 – 50.000 đồng. Nhưng không vì thế mà thực khách ngần ngại “xuống tiền”.

Bởi đơn giản, giá thành đi đôi với chất lượng. Với mức giá nhỉnh hơn đôi chút, đến với quán Chip Chip, bạn sẽ được thưởng thức tô bánh ướt lòng gà “full topping” gồm: Thịt gà xé, mề gà, lòng gà, trứng non và cánh gà được tẩm ướt đậm đà.

>>> Gợi ý: Top 45+ điểm tham quan Đà Lạt đẹp siêu lòng nhất định phải ghé thăm

Cách làm bánh ướt lòng gà Đà Lạt ngon chuẩn vị ngay tại nhà

Bánh ướt lòng gà quả thực là một món ăn hấp dẫn mà bạn có thể thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ăn bánh ướt vào bữa sáng, trưa hay xế chiều đều hợp lý. Chưa kể, món ăn này không nhiều dầu mỡ, hương vị thanh tao nên ăn rất nhẹ bụng. Ngon lành, dễ ăn là thế, do đó bạn không cần phải đợi đến khi đi Đà Lạt mới có thể thưởng thức. Sơn Trà Travel sẽ chia sẻ đến bạn cách làm món ăn này ngay tại nhà.

+ Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh ướt lòng gà 

Nguyên liệu chính cho món bánh ướt lòng gà
Nguyên liệu chính cho món bánh ướt lòng gà

Chỉ có một phần bánh ướt lòng gà dành cho khoảng 2-3 người ăn. Bạn cần chuẩn bị:

  • Thịt đùi gà: 200gram
  • Lòng gà: 100gram
  • Bột gạo: 200gram
  • Bột năng: 70gram
  • Gia vị: Muối, nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt, dầu ăn…
  • Một số nguyên liệu: Tiêu, hành tây, rau răm, ray quế, chanh, tỏi, ớt

+ Cách chế biến món bánh ướt lòng gà Đà Lạt

  • Tráng bánh ướt:

Đầu tiên, cần chuẩn bị bột để tráng bánh ướt. Hãy rây mịn bột gạo, bột năng rồi trộn hai loại bột lại với nhau. Cho thêm ½ muỗng cà phê muối vào. Đổ khoảng 800ml nước lọc vào, khuấy đều cho bột tan ra hết. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 2 giờ đồng hồ.

Bột sau khi ngâm 2 tiếng, bỏ hết phần nước nổi lên bên trên đi. Sau đó thêm vào lượng nước bằng phần vừa đổ đi. Cuối cùng thêm vào 2 muỗng dầu ăn.

Cách chế biến món ăn này không hề khó
Món này tương đối dễ làm

Khi đã có hỗn hợp bột làm bánh, bạn đặt chảo chống dính lên, làm nóng. Phết lớn dầu ăn mỏng lên chảo, múc một muỗng bột trải đều lên mặt chảo.

Đậy nắp với lửa vừa phải cho đến khi thấy bánh trong lại, dẻo dai là được. Tiếp tục tráng bánh cho đến khi hết bột.

  • Chế biến lòng mề gà, thịt gà:

Lòng mề gà, đùi gà sau khi rửa và sơ chế sạch sẽ, đem luộc chín với gừng để khử mùi. Cắt nhỏ lòng, mề gà, thịt đùi gà cũng đem xé nhỏ.

Trộn lòng mề, thịt gà đã xé sợi vào tô lớn. Nêm nếm gia vị, mắm, muối, tiêu, chanh… vào sao cho vừa ăn rồi trộn đều. Cuối cùng, thêm hành tây, rau răm, ớt tươi vào. Như vậy là ta đã có món thịt gà và lòng mề gà trộn gỏi thơm ngon, dậy mùi hương hấp dẫn.

  • Pha nước sốt ăn kèm:

Chuẩn bị một chén khoảng 100ml nước lọc. Hòa tan 50gram đường, 2 muỗng nước mắm, thêm tỏi băm, ớt… vào cho vừa ăn, tùy thuộc vào khẩu vị của bạn và gia đình.

+ Thành phẩm

Bánh ướt lòng gà được du khách "truy lùng" thưởng thức bằng được khi đến Đà Lạt
Bánh ướt lòng gà được du khách “truy lùng” thưởng thức bằng được khi đến Đà Lạt

Khi ăn, ta xếp bánh ướt vào tô đầu tiên. Sau đó cho gỏi thịt gà, lòng gà trộn vào. Rắc thêm một chút tiêu, ớt, rau thơm, rau quế. Như vậy, bạn đã có thành phẩm là món bánh ướt lòng gà hoàn chỉnh, vừa ngon lành vừa đẹp mắt.

Gợi ý thêm một số mon ngon khác ngoài bánh ướt lòng gà Đà Lạt

Bánh căn

Những món ăn nóng hổi, khi phục vụ đến bàn ăn còn nghi ngút khói. Hoặc món có vị béo béo, mặn mặn, cay cay luôn là lựa chọn tối ưu cho thời tiết se lạnh quanh năm của thành phố sương mù.

Bánh căn có phần vỏ bánh được chiên vàng ruộng, giòn rum rúm
Bánh căn có phần vỏ bánh được chiên vàng ruộng, giòn rum rúm

Và bánh căn là món ăn đáp ứng tất cả các tiêu chi này. Bánh căn có phần vỏ bánh được chiên vàng ruộng, giòn rum rúm. Bánh có phần nhân trứng béo thơm, ăn cùng nước mắm hành và xíu mại.

Bánh tráng nướng Đà Lạt

Bánh tráng nướng Đà Lạt còn có tên gọi mĩ miều khác là “Pizza Việt Nam”. Bánh tráng nướng có hình dáng và cả cách chế biến hơi giống món pizza. Tuy nhiên, bánh tráng nướng mộc mạc, được làm từ nguyên liệu gần gũi và giá cũng “hạt dẻ” hơn rất nhiều.

Bánh tráng nướng Đà Lạt còn có tên gọi khác là “Pizza Việt Nam”
Bánh tráng nướng Đà Lạt còn có tên gọi khác là “Pizza Việt Nam”

Chiếc bánh tráng quen thuộc được nướng trên bếp than đến khi giòn rụm. Nhưng người ta không ăn ngay mà còn “bonus” thêm các topping. Có thêm trứng đánh, tôm khô, hành phi, tóp mỡ, tương ớt, hành lá, xúc xích… trải trên bề mặt chiếc bánh tráng khiến món ăn trở nên hấp dẫn, bùi bùi, béo béo. Đảm bảo thực khách ăn mãi cũng không biết chán!

Lẩu gà lá é

Ngoài bánh ướt lòng gà Đà Lạt, có một món ăn liên quan đến thịt gà nữa cũng nổi tiếng không kém. Lẩu gà lá é không có xuất xứ Đà Lạt. Nhưng cứ nhắc đến món ăn này, người ta lại nhớ ngay đến Đà Lạt. Phải chăng là vì thưởng thức lẩu gà ở xứ mù sương cảm giác ngon miệng, hấp dẫn hơn?

Lẩu gà lá é không có xuất xứ Đà Lạt. Nhưng cứ nhắc đến món ăn này, người ta lại nhớ ngay đến Đà Lạt
Lẩu gà lá é không có xuất xứ Đà Lạt. Nhưng cứ nhắc đến món ăn này, người ta lại nhớ ngay đến Đà Lạt

Thịt gà chặt miếng vừa ăn, đem nấu với lẩu, thêm chút lá é tạo vị chua thanh, hơi the như mùi sả. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng đã có một món ăn ngon “nhức răng”. Trong tiết trời mùa đông lạnh giá, còn gì tuyệt vời hơn là ngồi xì xụp bên nồi lẩu nghi ngút khói, vừa ăn vừa “tám” thả ga cùng bạn bè?

Bánh mì xíu mại

Bánh mì xíu mại Đà Lạt còn được người dân địa phương gọi mà bánh mì chấm/bánh mì chảo. Ổ bánh mì nóng giòn sẽ được ăn kèm với bát nước chấm “thần thánh” nóng hổi. Bên trong bát gồm có xíu mại được làm từ thịt nạc xay nhuyễn, mềm mềm, ngọt béo. Nước dùng là nước ninh xương thịt thơm ngọt, thêm chút hành lá dậy mùi thơm.

Bánh mì xíu mại
Bánh mì xíu mại

Sữa Đậu Nành

Dạo phố Đà Lạt về đêm, khi đôi chân đã thấm mỏi, hãy dừng chân tại bất kỳ quán sữa đậu nành nào ven đường để nghỉ ngơi. Vừa ngồi ngắm dòng người qua lại, vừa nhâm nhi ly sữa đậu nàng nóng hổi, ngọt thơm, đừng quên gọi thêm chiếc bánh ngọt ăn kèm. Chắc chắn đây sẽ là khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến du lịch Đà Lạt của bạn.

Thưởng thức ly sữa đậu nành nóng hổi giữa trời đêm Đà Lạt se lạnh là trải nghiệm không thể bỏ lỡ
Thưởng thức ly sữa đậu nành nóng hổi giữa trời đêm Đà Lạt se lạnh là trải nghiệm không thể bỏ lỡ

Bánh ướt lòng gà Đà Lạt chiếm trọn tình cảm của thực khách bởi hương vị đặc biệt, riêng có, không hề trộn lẫn với bất kỳ món ăn nào khác. Khác biệt là thế, nhưng món ăn này cũng rất dễ ăn, phù hợp với mọi người, có thể thưởng thức ở mọi thời điểm trong ngày. Chính vì thế, đây luôn là món ăn nằm trong top những đặc sản nhất định phải thử khi đến thành phố mù sương.

Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *