Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là điểm đến bạn không nên bỏ qua khi đi du lịch Đà Nẵng. Nơi đây nổi lên thu hút du khách tới chiêm ngưỡng những di sản quý báu của dân tộc Chàm. Hãy cùng Sơn Trà Travel tìm hiểu thông tin chi tiết của bảo tàng Chăm duy nhất tại Việt Nam nhé.
Tổng quan về Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa Đà Nẵng là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa của Vương quốc Chăm Pa cổ. Nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách khi đến thành phố Đà Nẵng. Mọi người sẽ tận mắt chứng kiến những hiện vật quý giá và khám phá thêm về lịch sử của thời kỳ Chăm Pa hưng thịnh.
Lịch sử hình thành bảo tàng nghệ thuật điêu khắc chăm
Công trình Bảo tàng điêu khắc Chăm khởi công xây dựng từ năm 1915 do người Pháp đảm nhiệm. Ý tưởng xây dựng bảo tàng bắt nguồn từ việc những nhà khảo cổ người Pháp tiến hành khai quật khảo cổ với quy mô lớn. Họ cần một nơi để cất giữ và trưng bày các hiện vật được tìm thấy.
Bảo tàng khánh thành năm 1919 với 160 cổ vật. Đến năm 1930 thì tiến hành mở rộng lần thứ nhất vì số lượng cổ vật khai quật thêm khá lớn. Tuy nhiên đến năm 1946 chiến tranh Pháp-Việt nổ ra toàn nước nên Viện Bảo tàng Chàm bị cướp phá nặng nề.
Sau hơn 40 năm bảo tàng mở rộng quy mô lần thứ hai để tăng thêm diện tích trưng bày, phòng nghiên cứu, xưởng phục chế cổ vật vào năm 2002.
Từ năm 2005 đến 2016, thành phố Đà Nẵng tiến hành trùng tu, nâng cấp bảo tàng với sự hỗ trợ của các chuyên gia Pháp. Năm 2011 bảo tàng điêu khắc Chăm trở thành bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam. Qua đó khẳng định vai trò to lớn của bảo tàng trong công cuộc lưu giữ và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa Chăm Pa.
Địa chỉ tọa lạc bảo tàng điêu khắc Chăm
Bảo tàng điêu khắc của người Chăm Đà Nẵng nằm ngay ngã tư đường Trưng Nữ Vương và đường 2 tháng 9. Đối diện là Trung tâm truyền hình Việt Nam VTV8. Nhờ vị trí thuận lợi lại dễ tìm nên đây là địa điểm thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước ghé đến.
- Địa chỉ: số 2, đường 2 tháng 9, Đà Nẵng.
Giờ mở cửa và giá vé thăm quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Vé vào cổng bảo tàng điêu khắc Đà Nẵng giá bao nhiêu? Bảo tàng Chăm Đà Nẵng giờ mở cửa? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc mà du khách đặt ra khi có ý định ghé thăm bảo tàng nhé.
Thời gian mở cửa tham quan
Nếu có ý định tham quan Bảo tàng điêu khắc Chăm bạn cần lưu ý một chút về thời gian hoạt động của bảo tàng. Theo như thông báo mới nhất thì từ ngày 01/01/2023 bảo tàng sẽ mở cửa đón khách từ 7h30 đến 17h tối hàng ngày.
Giá vé tham quan bảo tàng điêu khắc chăm Đà Nẵng 2023
Vấn đề giá vé luôn là quan tâm đầu tiên của du khách khi có ý định khám phá các địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng. Hiện nay giá vé bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng năm 2023 đã được công bố rộng rãi như sau:
- Người lớn: 60.000đ/người/lượt.
- Sinh viên: 10.000đ/người/lượt.
Lộ trình và phương tiện di chuyển đến Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng điêu khắc Chăm cách trung tâm khoảng 3km. Trở thành điểm tham quan nổi tiếng dành cho mọi lứa tuổi tại Đà Nẵng. Dưới đây là gợi ý về lộ trình và phương tiện bạn có thể lựa chọn để di chuyển đến bảo tàng.
Xem ngay: Trải Nghiệm Tour du lịch Huế 1 ngày Thăng hoa cùng nét cổ kính và trầm mặc
Các tuyến đường di chuyển đến bảo tàng
Nhờ vị trí thuận lợi cho nên việc di chuyển đến đây cũng nhanh chóng hơn. Bạn có thể tham khảo hai lộ trình di chuyển đến Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng sau đây:
- Lộ trình từ sân bay đến bảo tàng:
Khoảng cách từ sân bay đến đây rất gần khoảng 3km. Từ sân bay bạn di chuyển trên đường Duy Tân, rẽ phải tới đường Nguyễn Văn Linh. Bạn chỉ cần đi thẳng một mạch đến gần cầu Rồng, nhìn bên phải là thấy bảo tàng thì rẽ vào đường 2 tháng 9.
- Lộ trình từ bến xe đến bảo tàng:
Nếu đi từ bến xe sẽ mất nhiều thời gian hơn vì quãng đường khá dài khoảng 10km. Từ bến xe bạn đi theo trục đường Nguyễn Văn Tạo – Tôn Đức Thắng tới cầu vượt ngã ba Huế.
Tiếp tục đi thẳng trên đường Điện Biên Phủ, đến công viên 29/3 thì rẽ phải ra đường Nguyễn Văn Linh. Bạn di chuyển thẳng đến gần cầu Rồng, nhìn tay phải là thấy bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng và rẽ vào đường 2 tháng 9.
Ngoài ra, đây là khoảng cách từ một số điểm tiêu biểu đến bảo tàng để bạn tham khảo:
- Từ chợ Hàn: 1,1km
- Từ nhà thờ Con Gà: 1km
- Từ biển Mỹ Khê: 4,2km
- Từ Công viên châu Á: 2,9km
- Từ ga xe lửa: 4km
- Từ bến cảng: 12km
Xem ngay: Thả mình vào suối khoáng nóng tự nhiên với Tour núi thần tài Thư giãn đỉnh cao
Các phương tiện di chuyển được nhiều du khách lựa chọn
Giao thông tại khu vực bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã được quy hoạch nâng cấp. Bạn có thể thoải mái lựa chọn phương tiện di chuyển mà mình yêu thích, chỉ cần bật google map lên là dễ dàng tìm đường rồi.
+ Xe máy: Xe máy là phương tiện phổ biến tại Đà Nẵng. Với khách du lịch có thể thuê xe máy Đà Nẵng tại các cơ sở cho thuê xe, khách sạn bạn ở. Giá dao động từ 100.000đ – 150.000đ/xe/ngày tùy loại xe và không bao gồm xăng.
+ Ô tô: Loại hình ô tô du lịch cũng rất phát triển tại Đà Nẵng. Các đoàn lớn thường có xe đưa đón theo tour trọn gói rất tiện lợi. Còn những nhóm nhỏ và gia đình có thể bắt xe qua ứng dụng, khách sạn hoặc thuê xe tự lái.
+ Taxi: Taxi luôn là phương tiện tối ưu nhất dành cho du khách vì không phải lo lắng về đường đi hay trở ngại về thời tiết. Giá taxi ở Đà Nẵng được niêm yết rõ ràng, dao động từ 11.000đ/km – 18.000đ/km tùy vào hãng và số km di chuyển.
+ Xe bus: Đây là lựa chọn tiết kiệm nhất dành cho du khách, giá vé chỉ từ 5.000đ – 10.000đ/lượt. Tuy nhiên tuyến đường đến bảo tàng Chăm khá ít, thời gian giữa các tuyến từ 20-30 phút.
Xem ngay: Một ngày trải nghiệm với Tour hội an ngũ hành sơn Giá rẻ bất ngờ!
Dịch vụ thuyết minh về Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Với mong muốn giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành bảo tàng điêu khắc Chăm và những giá trị văn hóa lâu đời. Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa Đà Nẵng cung cấp thêm dịch vụ thuyết minh dành cho mọi người. Có hai hình thức là thuyết minh tự động và hướng dẫn viên tại điểm.
Hình thức thuyết minh tự động
Hình thức thuyết minh tự động được đưa vào sử dụng từ năm 2015. Nhằm mục đích giới thiệu về bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng qua giọng đọc đã thu sẵn. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho những du khách đi một mình hay các nhóm nhỏ lẻ.
Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là bạn có thể dễ dàng truy cập ứng dụng và bắt đầu hành trình khám phá lịch sử.
- Bước 1: truy cập vào hệ thống Wifi tại bảo tàng
- Bước 2: mở trình duyệt web và truy cập địa chỉ https://chamaudio.com
- Bước 3: Du khách lựa chọn ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp và hiện vật muốn tìm hiểu thông tin. Bạn có thể quét mã QR cạnh hiện vật hoặc nghe theo trình tự sẵn trong app.
Thuyết minh bởi hướng dẫn viên tại điểm
Hình thức thuyết minh bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng do hướng dẫn viên phụ trách sẽ phù hợp với những đoàn, nhóm có số lượng người đông.
Các hướng dẫn viên thường có hiểu biết chuyên sâu về kiến thức lịch sử văn hóa. Một người hướng dẫn hay có thể khơi gợi những trang sử hào hùng của dân tộc và tiếp thêm ngọn lửa yêu nước trong mỗi chúng ta.
- Thời gian phục vụ: 7h30 đến 11h và 14h đến 17h.
- Ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp.
- Áp dụng cho đoàn từ 5 người trở lên
Lưu ý: Các đoàn yêu cầu hướng dẫn viên tiếng Anh hoặc tiếng Pháp phải liên hệ phòng giáo dục và thuyết minh đăng ký trước 3 ngày.
Xem ngay: Tận hưởng Tour hội an Hành trình trải nghiệm văn hóa và di sản
Những nét đặc trưng tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng điêu khắc Chăm nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo, điểm tụ giao thoa văn hóa phương đông và phương tây. Ấn tượng trước thiết kế và những câu chuyện lịch sử xung quanh triều đại Chăm Pa đã hấp dẫn du khách đổ về đây chiêm ngưỡng.
Hãy cùng Sơn Trà Travel tìm hiểu xem bảo tàng Chăm có gì mà lại thu hút du khách đến vậy nhé.
Không gian trưng bày những giá trị văn hoá lịch sử
Tổng diện tích lên đến 6.673m2 chia thành 16 khu vực khác nhau. Hiện nay bảo tàng điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng đang lưu giữ hơn 2.000 cổ vật quý giá, có khoảng 500 hiện vật đang trưng bày cho du khách tham quan.
Những hiện vật được sắp xếp chia thành từng gian tương ứng với vị trí địa lý đã khai quật gồm các phòng:
- Phòng Mỹ Sơn
- Phòng Trà Kiệu
- Phòng Đồng Dương
- Phòng Quảng Bình, Quảng Trị, Huế
- Phòng Đà Nẵng
- Phòng Quảng Nam
- Phòng Quảng Ngãi
- Phòng Tháp Mẫm
- Phòng Bình Định, Kon Tum
Đa phần các tác phẩm điêu khắc có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV. Người Chăm cổ sử dụng 3 chất liệu chính để tạo nên các cổ vật như bây giờ là đồng, sa thạch và đất nung.
Những tác phẩm thường phản ánh chân thực văn hóa, tín ngưỡng của đất nước Chăm Pa. Tại mỗi địa danh từng thuộc lãnh thổ Chăm Pa sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt trong tạo hình và kiến trúc.
Xem ngay: Khám Phá Tour cù lao chàm Hành trình thiên đường biển
Khám phá lối kiến trúc Gothic độc đáo tại bảo tàng Chăm
Dưới thiết kế của người Pháp, bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Gothic châu Âu và âm hưởng Chăm Pa cổ đại.
Đặc điểm dễ nhận thấy của phong cách này là những tòa nhà có mái vòm hình vòng cung và đỉnh đầu nhọn. Các gian phòng được thiết kế mở, nhiều cửa sổ kính để tận dụng ánh sáng tự nhiên tô điểm thêm cho hiện vật.
Khuôn viên bên ngoài bảo tàng vô cùng thoáng đãng nhờ hàng cây cổ thụ xanh mát. Điểm xuyến xung quanh là những bông hoa sứ trắng muốt.
Bảo tàng Chăm hiện lên trước mắt du khách đầy cổ kính với mảng tường vàng phủ kín rêu phong. Tất cả hòa quyện đã tạo nên một không gian cổ điển, sang trọng nhuộm màu thời gian.
Tái hiện cuộc sống của Vương quốc Chăm Pa
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã tái hiện lại một thời kỳ phồn thịnh của Vương quốc Chăm Pa.
Những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc phản ánh rõ nét đời sống tinh thần, tín ngưỡng tôn giáo người Chăm cổ. Qua hai lần trùng tu và nâng cấp bảo tàng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên thuở như lúc ban đầu.
Ngắm nhìn tam cổ vật quốc gia
Bên cạnh những cổ vật có giá trị lịch sử quý giá, bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện đang bảo tồn 6 cổ vật được công nhận là bảo vật quốc gia.
+ Tượng Bồ tát Tara: Có niên đại thế kỷ IX, được làm bằng đồng nguyên chất. Đây là tác phẩm nghệ thuật bằng đồng lớn nhất của điêu khắc Chăm Pa.
+ Đàn thờ Trà Kiệu: Là kiệt tác bất hủ của nghệ thuật điêu khắc Chăm. Đàn thờ Trà Kiệu với bên trên đặt bộ Linga – Yoni, bên dưới khắc họa trích đoạn trường ca Ramayana nổi tiếng của kinh sách Ấn Độ giáo.
+ Đàn thờ Mỹ Sơn E1: Được tìm thấy trong khi khai quật khối tháp E1 khu đền tháp Chăm Pa tại Mỹ Sơn. So với các đàn thờ khác thì đàn thờ Mỹ Sơn miêu tả đời sống sinh hoạt của những tu sĩ Ấn Độ giáo.
+ Đàn thờ Đồng Dương: Là một đàn thờ có kích thước lớn nhất trong tất cả các đàn thờ. Cổ vật được chạm nổi các câu chuyện liên quan đến cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
+ Tượng Ganesha: Theo thần thoại Ấn Độ Ganesha là vị thần may mắn, trí tuệ. Qua bàn tay của người Chăm cổ, thần Ganesha hiện ra trong hình dạng thân người và đầu voi.
+ Tượng Gajasimha: Tượng Gajasimha được làm bằng chất liệu sa thạch, có hình dạng đầu voi và thân sư tử. Đây là linh thú trong thần thoại Ấn Độ, biểu trưng cho quyền năng của thần linh và uy nghiêm của vị vua.
Ý nghĩa của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng từ xưa đến nay
Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa Đà Nẵng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đồng bào người Chăm, thành phố Đà Nẵng và cả đất nước. Đây trở thành địa điểm duy nhất bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm của cả nước.
Đối với người Chăm
Đất nước Chăm Pa là một đất nước lớn mạnh từ năm 192 đến 1832. Đến ngày nay, dân tộc Chăm đang sinh sống tại các tỉnh thành Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dù trải qua nhiều thay đổi, người Chăm vẫn giữ được truyền thống từ xa xưa để lại. Bảo tàng sẽ là nơi cất giữ ký ức hào hùng, thiêng liêng nhất của tổ tiên đồng bào Chăm để lại.
Xem ngay: Hành Trình Tour bà nà hill 1 ngày giá rẻ nhất
Đối với Đà Nẵng
Ban đầu đây chỉ là nơi để lưu giữ những hiện vật được tìm thấy của các nhà khảo cổ Pháp. Dần dà bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến thú vị cho du khách trong và ngoài nước.
Ngày nay, mọi người thường có xu hướng tìm kiếm, học hỏi những điều mới lạ ở thành phố mình đặt chân tới. Việc quảng bá bảo tàng Chăm mạnh mẽ sẽ góp phần phát triển thêm cho ngành du lịch địa phương. Đặc biệt, những kiến thức lịch sử và giá trị văn hóa sẽ được lưu truyền mãi mãi.
Đối với đất nước Việt Nam
Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa là bảo tàng lưu giữ giá trị độc đáo của dân tộc Chăm lớn nhất cả nước. Đền tháp, tượng thờ, tín ngưỡng, tôn giao, làng nghề truyền thống, lễ hội, âm nhạc, trang phục, chữ viết, hoa văn. Tất cả là những di sản vô cùng quý giá còn sót lại sau hơn một thiên niên kỷ trôi qua.
Những đặc sản nhất định phải thử khi tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Nếu khám phá bảo tàng Chăm Đà Nẵng xong mà lỡ có đói bụng thì đừng có lo. Hãy note lại ngay những món đặc sản tuyệt cú mèo nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng dưới đây nhé.
+ Bánh tráng cuốn thịt heo
Bánh tráng cuốn thịt heo không quá xa lạ trong ẩm thực của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ở Đà Nẵng món ăn này mang một hương vị khác biệt với những điều đặc trưng riêng.
Bánh tráng phơi sương tạo độ dẻo và dai, thịt heo được chọn phải là loại thịt có nạc mỡ xen kẽ. Nước chấm được xem là linh hồn của món ăn, vì ở Đà Nẵng mọi người chấm cùng mắm nêm thay vì nước mắm.
+ Bánh xèo
Bánh xèo Đà Nẵng to bằng bàn tay, lớp vỏ vừa phải, đổ vàng đều hai mặt. Khi ăn vỏ bánh giòn rụm như tan ra trong miệng và hậu vị có chút ngọt béo của nước cốt dừa.
Nhân bánh vô cùng đa dạng từ thịt bò, thịt heo, hải sản tùy bạn lựa chọn. Nước chấm bánh xèo tại Đà Nẵng cũng rất phong phú như: nước mắm chua ngọt, mắm nêm, tương đậu phộng.
Xem ngay: Hành trình về quá khứ tại Bảo tàng quân khu 5 Đà Nẵng Lưu giữ ký ức chiến tranh
+ Mì quảng
Xung quanh bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng có kha khá tiệm mì quảng chuẩn vị đấy. Sợi mì to bản ăn cùng các loại topping đã tẩm ướp đậm đà. Nước dùng có vị ngọt béo ngậy, lúc ăn người bán chan nước xâm xấp chứ không chan đầy.
Ăn kèm tô mì quảng thơm ngon là rau sống, đậu phộng rang, tương ớt, bánh tráng nướng. Mì quảng tại Đà Nẵng được biến tấu phong phú như: mì gà, mỳ bò, mì ếch, mì tôm thịt, mì cá lóc.
+ Bún chả cá
Một tô bún chả cá đúng điệu sẽ có vị ngọt thanh từ bí đỏ, cải bắp và chút vị chua nhẹ từ dứa và cà chua. Chả cá được sử dụng có 2 loại là chả cá chiên và chả cá hấp. Miếng chả cá có độ dai vừa phải,độ béo vừa phải không quá khô, thịt chắc không bị bở. Để tăng thêm hương vị món bún này phải ăn kèm với mắm ruốc, hành tím ngâm, tỏi ớt xay.
+ Chè Bà Liên
“Best seller” của quán là món chè thái với công thức gia truyền riêng. Phần nước cốt dừa béo ngậy cùng các topping phong phú. Ngoài ra, quán còn rất nhiều món khác cũng ngon không kém như: thạch rau câu, kem flan, chè khúc bạch, chè đậu xanh, tàu hũ sầu riêng, tàu hũ sữa, kem bơ,…
+ Gỏi cá Nam Ô
Gỏi cá Nam Ô được đặt tên theo nơi sản sinh ra món ăn này là làng chài Nam Ô. Cá trích phi lê sử dụng dấm hoặc chanh để làm tái.
Sau đó, nếu ăn gỏi khô thì trộn cùng bột thính còn gỏi ướt sẽ trộn cùng nước mắm đã pha. Ăn cùng gỏi cá có bánh tráng nướng, rau sống, rau rừng, chuối xanh, khế, xoài thái lát.
Khi du lịch bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng nên lưu trú ở khách sạn nào?
Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa ở ngay trung tâm thành phố cho nên số lượng khách sạn bị hạn chế, không quá phong phú để bạn lựa chọn. Nếu muốn ở trong khu vực này thì vẫn có một số khách sạn tiêu biểu như:
+ Vanda Hotel: khách sạn 4 sao nằm ngay trên con đường Nguyễn Văn Linh. Vị thế rất thuận lợi để bạn di chuyển đến các địa điểm du lịch.
- Địa chỉ: 03 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Số điện thoại: 02363.525.969
+ HAIAN Riverfront Hotel: Sở hữu thiết kế hiện đại, cung cấp đầy đủ tiện nghi cho du khách. Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng khi sử dụng dịch vụ tại HAIAN Riverfront.
- Địa chỉ: 182 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Số điện thoại: 02363.573.888
+ Mường Thanh Luxury Hotel Sông Hàn: Là một khách sạn sang trọng bậc nhất thuộc Tập đoàn khách sạn Mường Thanh. Tòa nhà có thiết kế mở, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi lưu trú.
- Địa chỉ: 115 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Số điện thoại: 0236.222.33.44
Ngoài bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng còn bảo tàng nào
Ngoài bảo tàng Chăm Đà Nẵng vẫn còn nhiều bảo tàng thú vị khác mà bạn có thể tham quan. Mỗi nơi sẽ bảo tồn, lưu giữ các hiện vật khác nhau theo từng chủ đề riêng.
1. Bảo tàng Đà Nẵng
Bảo tàng Đà Nẵng là nơi trưng bày những kỷ vật, tư liệu, hình ảnh có giá trị về văn hóa và lịch sử hình thành phát triển của thành phố. Không gian bảo tàng gồm có 3 tầng:
– Tầng 1: Trưng bày các hiện vật và hình ảnh về điều kiện tự nhiên; các làng nghề truyền thống; Đà Nẵng thời Tiền – Sơ sử; đời sống ngư dân và cảng biển; nông nghiệp cổ truyền; bộ sưu tập cổ vật; đô thị Đà Nẵng trước 1975; Đà Nẵng hội nhập – phát triển.
– Tầng 2: Thành phố trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và Pháp; chứng tích chiến tranh quân đội Mỹ ở chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng và miền Nam Việt Nam.
– Tầng 3: Công cụ lao động sản xuất, y phục, trang sức, tín ngưỡng và tập tục của đồng bào các dân tộc; nghề dệt vải và nghề đan của các dân tộc; nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào miền núi Đà Nẵng – Quảng Nam.
- Địa chỉ: 24 Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Thời gian hoạt động: 8h-11h30 và 13h30-17h, từ thứ 3 đến chủ nhật.
- Giá vé: 20.000đ/người. Miễn phí áp dụng cho trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người cao tuổi (>60t), người Đà Nẵng – Quảng Nam, khách ngoại giao.
2. Bảo tàng Đồng Đình
Bảo tàng Đồng Đình là bảo tàng tư nhân duy nhất được cấp phép xây dựng ở rừng quốc gia Sơn Trà. Tọa lạc ngay tại khu rừng cho nên du khách tham quan bảo tàng như được hòa mình vào không gian thiên nhiên hoang sơ.
Bên cạnh bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, bảo tàng Đồng Đình là nơi bảo tồn các hiện vật cổ của những nền văn hóa như: văn hóa Đại Việt, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Sa Huỳnh. Khu vực trưng bày gồm 4 khu chính: khu trưng bày cổ vật, khu trưng bày tác phẩm mỹ thuật, nhà trưng bày dân tộc học, nhà ký ức làng chài.
- Địa chỉ: Suối Bụt, đường Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng.
- Thời gian hoạt động: 8h-17h mỗi ngày
- Giá vé: 20.000đ/người (trẻ em dưới 12 tuổi được miễn phí)
3. Bảo tàng Mỹ Thuật
Bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng là đại diện cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên, lưu giữ và tôn vinh các di sản nghệ thuật có giá trị của cả khu vực. Tổng diện tích bảo tàng khoảng 1.185,5m2 chia thành 3 tầng trưng bày khác nhau theo từng chủ đề:
– Tầng 1: Không gian trưng bày chuyên đề ngắn hạn, không gian khánh tiết và khu vực mỹ thuật thiếu nhi.
– Tầng 2: Trưng bày các tác phẩm mỹ thuật hiện đại theo từng chất liệu khác nhau như sơn dầu, sơn mài, lụa và tác phẩm điêu khắc, đồ họa; khu vực đề tài chiến tranh cách mạng.
– Tầng 3: Giới thiệu về mỹ thuật dân gian truyền thống; nơi lưu giữ các hiện vật thủ công mỹ nghệ của Đà Nẵng và khu vực.
- Địa chỉ: số 78 Lê Duẩn, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Thời gian hoạt động: 8h – 17h hàng ngày.
- Giá vé: 20.000đ/người. (Sinh viên: 10.000đ/người còn trẻ em và học sinh miễn phí)
Gợi ý những địa điểm du lịch nổi tiếng gần bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Sau khi tham quan bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, bạn có thể tham khảo một số địa điểm du lịch nổi tiếng gần bảo tàng để tiếp tục hành trình khám phá Đà Nẵng.
– Cầu Rồng
Trước mặt bảo tàng điêu khắc Chăm, bạn sẽ bắt gặp ngay biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng. Cầu Rồng mang ý nghĩa quan trọng về xã hội, kinh tế, văn hóa của người dân và thành phố. Thiết kế độc đáo mô phỏng một con rồng uốn lượn trên thân cầu.
Vào 21h mỗi tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật cầu Rồng có chương trình trình diễn biểu diễn phun lửa và phun nước. Sự kiện diễn ra hàng tuần thu hút hàng trăm du khách đến thưởng thức và chiêm ngưỡng.
– Cầu Tình Yêu
Cầu Tình Yêu có thiết kế hình vòng cung, những chiếc đèn lồng hình trái tim và bức tượng cá chép hóa rồng. Đặc biệt, cầu Tình Yêu lấy cảm hứng từ những cây cầu trên thế giới, khi cho mọi người sử dụng ổ khóa khắc tên khóa vào thành cầu.
Từ đó cầu Tình Yêu trở thành minh chứng ước hẹn đôi lứa, biểu tượng cho sự bền chặt vĩnh cửu trong tình yêu. Đây là địa điểm sống ảo check – in nổi tiếng hấp dẫn du khách du lịch Đà Nẵng.
– Nhà thờ con gà
Cách bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng khoảng 2km về phía Bắc, Nhà thờ Con Gà là thánh đường được xây dựng từ thời Pháp thuộc.
Sở hữu thiết kế mang phong cách Gothic châu Âu cổ kính. Vòng cửa hình quả trám và các đường nét cao vút đặc trưng của những nhà thờ phương Tây. Tham quan nhà thờ vào buổi sáng hoặc buổi chiều sẽ cho ra đời những bức hình tuyệt đẹp.
- Địa chỉ: 156 Trần Phú, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Thời gian làm thánh lễ: Ngày thường có 2 lễ diễn ra vào 5h và 17h. Chủ nhật có 6 lễ diễn ra vào lúc 5h15, 8h, 10h, 15h, 17h, và 18h30. Đặc biệt vào 10h sáng chủ nhật sẽ có lễ bằng tiếng anh.
– Khám phá chợ Hàn
Chợ Hàn Đà Nẵng là lựa chọn thú vị cho những ai yêu thích ẩm thực và muốn trải nghiệm những món đặc sản của Đà Nẵng. Các hoạt động mua bán ở đây diễn ra tấp nập hàng ngày.
Những mặt hàng được bày bán vô cùng phong phú từ: giày dép, quần áo, phụ kiện, đồ lưu niệm, ăn uống, thực phẩm tươi sống,…
- Địa chỉ: 119 Trần Phú, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Thời gian hoạt động: 6h – 22h
– Công viên Châu Á Đà Nẵng
Công viên Châu Á là điểm đến hấp dẫn tiếp theo bạn nên trải nghiệm sau khi tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Asia Park là tổ hợp khu vui chơi giải trí hiện đại, tái hiện lại không gian kiến trúc văn hóa của 10 quốc gia châu Á.
Tại đây cũng thường xuyên tổ chức vô số sự kiện, lễ hội ấn tượng thu hút nhiều lượt khách tham gia.
- Địa chỉ: Số 1 Phan Đăng Lưu, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Thời gian hoạt động: 15h – 22h
Hình ảnh check – in của du khách tại bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng điêu khắc Chăm là điểm đến thu hút rất nhiều du khách và giới trẻ ở Đà Nẵng. Bên cạnh những giá trị lịch sử văn hóa mà bảo tàng đem lại, thì đây cũng là địa điểm được giới trẻ yêu thích check-in. Không gian đậm chất nghệ thuật qua ống kính càng trở nên cuốn hút hơn rất nhiều.
Những lưu ý khi đến thăm quan bảo tàng điêu khắc Chăm Pa tại Đà Nẵng
Mỗi bảo tàng sẽ có những quy định riêng dành cho du khách đến tham quan. Hãy note lại ngay một số lưu ý dưới đây để chuyến khám phá bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng của bạn được hoàn hảo hơn nhé.
- Nên mua vé vào ngay tại cổng, tránh bị lừa mua trúng vé giả không có con dấu của bảo tàng.
- Giữ gìn vệ sinh chung, không hút thuốc hay ăn uống trong khuôn viên.
- Trang phục lịch sự, gọn gàng khi tham quan.
- Không được sờ vào hiện vật, tranh ảnh trong không gian trưng bày.
- Không leo trèo, bẻ cây hay ngồi lên hiện vật và bục trưng bày.
- Không được phép quay phim, chụp ảnh hiện vật đăng tải lên các trang mạng xã hội nếu chưa có sự đồng ý của bảo tàng.
- Chỉ quay phim, chụp ảnh ở những nơi cho phép.
- Không mang theo vũ khí, các vật dụng nguy hiểm, dễ gây thương tích, chất gây cháy nổ vào trong bảo tàng. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
- Không mang hành lý vào bảo tàng, những hành lý lớn trên 3kg có thể gửi tại quầy để hành lý. Tráng gửi các tài sản có giá trị, nếu mất mát bên bảo tàng sẽ không chịu trách nhiệm.
Ngoài những địa điểm vui chơi nhộn nhịp, Đà Nẵng còn có bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là điểm đến văn hóa tín ngưỡng đầy mê hoặc. Trong không gian hoài niệm tĩnh lặng, chắn chắc du khách sẽ biết thêm về một đất nước hưng thịnh thời cổ đại.
Bài viết liên quan