Du lịch Hội An, ngoài tham quan phố cổ thì những ngôi chùa cổ trầm mặc được phố Hội “ôm ấp” qua bao năm tháng là điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ. Khác với chùa mới có kiến trúc bề thế sau này, chùa ở Hội An đa phần là những ngôi chùa cổ kính, quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn lưu giữ nét đẹp riêng và nổi tiếng linh thiêng. Trong đó, chùa Pháp Bảo Hội An là ngôi chùa có tuổi đời khá lâu tại đây mà Sơn Trà Travel nghĩ bạn không nên bỏ qua khi tới đây.
Đôi nét về lịch sử ngôi chùa Pháp Bảo Hội An
Đi cùng với sự phát triển lúc hưng thịnh của cảng thị Hội An thời trước, các ngôi chùa cổ chính là “nhân chứng” cho những đổi thay, “bãi bể nương dâu” của thời cuộc.
Giống như bao miền quê khác trên dải đất hình chữ S, chùa làng ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân. Chùa Pháp Bảo ở Hội An được xây dựng làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, nơi neo giữ tâm hồn, đức tin, để con người tìm đến chiêm bái, lễ chùa, nguyện cầu mong mắn, bình an.
Về lịch sử hình thành chùa Pháp Bảo, vào khoảng những năm 1980, Hội Phật Giáo Việt Nam thuê một ngôi nhà tạm tại Lakemba (Một vùng ngoại ô phía Tây Nam Sydney, thuộc bang New South Wales, Úc) làm chùa. Chùa ra đời tại ngôi nhà ấy được lấy hiệu là Pháp Bảo – Sydney vào năm 1981.
Tuy nhiên, đến năm 1984, chùa thay đổi địa điểm, chính thức được xây dựng trên một thửa đất 5.000m2 tại miền Tây Sydney. Tổng diện tích xây dựng chùa là 3000m2 với các hạng mục như: Chùa Một Cột, thư viện, Chánh điện hầu tổ, nhà đa dụng, nhà thờ linh..
Thượng tọa Thích Bảo Lạc (Thiền phái Lâm Tế Chánh tông đời thứ 34) khi sang Nhật Bản du học đã được Thượng tạ Thích Như Điển giới thiệu về chùa Pháp Bảo – Sydney. Ông chính là người đã khai sinh nên chùa Pháp Bảo Hội An – Quảng Nam. Công trình được xây dựng và chính thức tu sửa lại vào những năm 2000.
Định vị tọa độ và cách di chuyển tới chùa Pháp Bảo Hội An
+ Địa chỉ chùa Pháp Bảo
Chùa Pháp Bảo thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa có địa chỉ tại số 07, đường Hai Bà Trưng, nằm ngay tại trung tâm thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Ngày nay, ngôi chùa này vừa là địa điểm sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng, vừa trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách gần xa.
+ Hướng dẫn di chuyển
Tọa lạc chỉ cách trung tâm phố cổ Hội An chưa đến 1km, du khách có thể dễ dàng kết hợp vãn cảnh chùa Pháp Bảo Hội An trong hành trình du lịch phố cổ.
Từ trung tâm phố Hội, bạn đi thẳng theo hướng Bắc, sau đó rẽ trái vào đường Phan Chu Trinh. Tiếp tục di chuyển thêm khoảng chưa đến 200m sẽ gặp chùa Pháp Bảo nằm phía bên phải. Với vị trí thuận lợi, du khách có thể tùy chọn di chuyển bằng xe máy, xe đạp, ô tô hoặc dạo bộ để di chuyển đến đây.
Khoảng thời gian lý tưởng để viếng thăm chùa Pháp Bảo Hội An
Dulichsontra.com khuyên bạn nên chọn mùa Hè (Khoảng từ tháng 3 – tháng 8) để đi du lịch Hội An, tham quan chùa Pháp Bảo. Đây là thời điểm Hội An có nắng nhiều, ít mưa, tiết trời trong lành, khô ráo.
Ngoài ra, nếu muốn tham gia các lễ hội tại Hội An nói chung và chùa Pháp Bảo nói riêng, bạn có thể sắp xếp đến đây vào dịp đầu xuân năm mới hoặc rằm tháng giêng, tháng 7 Âm lịch hằng năm.
Hằng năm vào mùa Lễ hội Phật Đản, chùa Pháp Bảo thu hút đông đảo du khách, phật tử tìm đến. Bạn sẽ có cơ hội được hòa mình vào dòng người đổ về đây hành hương, nguyện cầu may mắn, tốt lành.
Nên tránh đến Hội An vào mùa mưa bão (Khoảng từ tháng 9 – tháng 12 hằng năm). Lúc này trời thường có mưa bão, sẽ bất tiện cho việc di chuyển và khám phá các địa điểm du lịch ngoài trời.
>>> Tham khảo: Ngắm trọn cảnh sắc Đảo Cẩm Nam ở phố cổ Hội An
Khám phá chùa Pháp Bảo Hội An có gì?
1. Chùa Pháp Bảo ở Hội An thờ ai?
Bước vào bên trong chùa, bạn sẽ ngay lập tức được chiêm ngưỡng khu vực Điện Phật của chùa Pháp Bảo được bài trí rất tôn nghiêm ngay chính giữa.
Đây là khu vực thờ đức Phật Thích Ca thuyết pháp. Phía trước đặt tượng Bồ tát Di Lặc và đức Phật A Di Đà. Tại khu vực án thờ hai là 2 pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.
2. Cách bài trí và không gian kiến trúc cổ kính, hoài niệm
Đến chùa Pháp Bảo Hội An, Sơn Trà Travel tin rằng du khách sẽ cực kỳ ấn tượng với không gian linh thiêng, kiến trúc độc đáo cùng cùng cách bài trí tinh tế, tôn nghiêm đến từng chi tiết.
Chùa có hai tầng tầng lầu, được xây dựng theo phong cách nhà cổ phố Hội. Nhờ sở hữu nét kiến trúc cổ kính nổi bật, chùa không chỉ là nơi các Phật tử đến sinh hoạt tâm linh, chiêm bái mà còn là điểm du lịch nổi tiếng của Hội An.
3. Vãn cảnh chùa, tìm chốn bình yên, an lạc cho tâm hồn
Nếu muốn rời xa phố thị xô bồ, ngược xuôi để tìm về một nơi chốn yên bình, thư thái cho tâm hồn thì chùa Pháp Bảo chính là lựa chọn dành cho bạn.
Chùa tọa lạc trong không gian rộng lớn với khuôn viên cây xanh mát mẻ, trong lành. Đến đây, du khách sẽ thực sự được hòa mình vào thiên nhiên, thư thái dạo chơi trong không gian yên bình, tĩnh mịch.
4. Tham gia khóa tu, lễ hội tại chùa Pháp Bảo Hội An
Chùa Pháp Bảo mở cửa tiếp đón du khách, phật tử tất cả các ngày trong tuần. Không chỉ đến chùa để tu hành, chiêm bái, cầu nguyện, nhiều người còn chọn chùa Pháp Bảo làm địa chỉ để thực hành các khóa thiền, khóa tu, làm lễ thành hôn…
Nếu muốn tạm gác lại những âu lo, áp lực trong cuộc sống để “thanh lọc” tâm hồn và tạo nếp sống chuẩn chỉnh, thanh tịnh của thiền môn, bạn có thể đến chùa Pháp Bảo đăng ký tham gia các khóa tu do chùa tổ chức. Các khóa tu này diễn ra thường xuyên, từ người lớn đến các bạn học sinh, sinh viên… đều có thể tham gia.
>>> Gợi ý: Đình Cẩm Phô | Ngôi đình cổ nổi tiếng bậc nhất Hội An
Những ngôi chùa linh thiêng khác bên cạnh chùa Pháp Bảo Hội An
Ngoài chùa Pháp Bảo, Hội An còn có nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác được du khách gần xa tìm đến tham quan, check-in. Những ngôi chùa cổ đã cùng nhau tạo nến nét đẹp trầm mặc, cổ kính cho phố Hội qua bao đời. Dulichsontra.com sẽ giới thiệu đến các bạn những chùa nổi tiếng khác có thể kết hợp để đến tham quan khi đến Hội An.
1. Chùa Bà Mụ Hội An
- Địa chỉ: Số 675 đường Hai Bà Trưng, Hội An, Quảng Nam.
Nếu là một tín đồ du lịch chính hiệu, chắc chắn bạn sẽ nhận ra hình ảnh chùa Bà Mụ – Ngôi chùa quen thuộc thường xuyên được du khách check-in và chia sẻ lên các diễn đàn mạng khi đi du lịch Hội An.
Chùa Bà Mụ nổi riếng với chiếc cổng tam quan ấn tượng, mang đậm phong cách Á Đông cùng vẻ đẹp rực rỡ sắc màu. Chắc chắn bạn sẽ trầm trồ khi được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của ngôi chùa này khi có dịp đặt chân đến. Đặc biệt, phía trước chùa còn có một hồ nước trong vắt tạo nên khung cảnh vô cùng nên thơ, hữu tình.
2. Chùa Phước Lâm Hội An
- Địa chỉ: Thôn Cửa Suối, xã Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam.
Chùa Phước Lâm được xây dựng vào giữa thế kỷ XVII. Đây là nơi lưu giữ nhiều tượng thờ, kinh sách, di vật có giá trị lịch sử – văn hóa, góp phần minh chứng cho vai trò quan trọng của Hội An trong quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong Việt Nam. Năm 1991, chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
3. Chùa Cầu – Linh hồn của phố cổ
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An, Quảng Nam.
Nếu so với chùa Pháp Bảo Hội An thì Chùa Cầu được nhiều người biết tới hơn. Đây là ngôi chùa đã làm nên thương hiệu, là linh hồn của phố Cổ được du khách trong nước và quốc tế nhớ đến khi nghĩ về Hội An.
Chùa Cầu được các thương nhân đến từ xứ sở hoa anh đào góp tiền xây dựng vào thế kỷ XVII. Do đó chùa còn có tên gọi khác là chùa Nhật Bản, Lai Viễn Kiều.
>> Tìm hiểu thêm về chùa Cầu Hội An | Biểu tượng đặc trưng của phố cổ
4. Chùa Viên Giác
- Địa chỉ: Số 34 đường Hùng Vương, phường Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam.
Chùa Viên Giác nguyên là chùa làng có tên Cẩm Lý ở Xuyên Trung. Năm Thiệu Trị 1841, chùa được di dời về địa phận phường Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Chùa Viên Giác sở hữu phong cách kiến trúc cổ đặc trưng của chùa Hội An.
Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, điểm tựa tinh thần cho người dân địa phương, thu hút đông đảo Phật tử đến tham quan, dâng hương. Chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1992.
5. Chùa Hải Tạng – Cù Lao Chàm, Hội An
- Địa chỉ: Tọa lạc trên Cù Lao Chàm – Hội An
Ngoài chùa Pháp Bảo Hội An, một ngôi chùa có quy mô rộng lớn và kiến trúc, phong cảnh đẹp đến ngỡ ngàng, không thể không nhắc đến ở Hội An chính là chùa Hải Tạng.
Chùa được xây dựng từ năm 1758, đến năm 1848 dời về vị trí hiện nay tại Cù Lao Chàm và tiếp tục được sửa chữa, tôn tạo khang trang hơn. Qua nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được gần như vẹn nguyên kiến trúc cổ ban đầu.
Không gian chùa vô cùng linh thiêng, rộng lớn và nổi tiếng đẹp nên thơ. Đây là địa chỉ tham quan mà Sơn Trà Travel tin rằng bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu bỏ lỡ khi đến Cù Lao Chàm, Quảng Nam.
6. Vạn Đức Tự – Ngôi chùa nổi tiếng Hội An
- Địa chỉ: Đồng Nà, phường Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam.
Chùa Vạn Đức – Vạn Đức Tự tọa lạc cách trung tâm Hội An khoảng 5km về hướng Bắc. Chùa có tuổi đời thuộc top những ngôi chùa cổ nhất Hội An – Cách đây đã 4 thế kỷ.
Chùa Vạn Đức lưu giữ nhiều tượng thờ, kinh sách cùng các hiện vật gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo ở Hội An.
Đến Hội An, bạn chắc chắn không thể không ghé thăm phố cổ. Hãy tham khảo tour du lịch Hội An để lên một lịch trình khám phá khu phố cổ trầm mặc, cổ kính nổi tiếng khắp trong nước và quốc tế nhé!
Mua gì làm quà sau chuyến thăm chùa Pháp Bảo Hội An
Trong mỗi chuyến du lịch, chắc chắn nhiều người luôn tò mò muốn tìm hiểu về các đặc sản, quà lưu niệm đặc trưng của địa phương để mua về làm quà tặng người thân, bạn bè. Các bạn cũng có thể mua vài món quà nhỏ như một cách lưu giữ kỷ niệm về chuyến đi đáng nhớ của mình.
Ngay sau đây, Sơn Trà Travel sẽ gợi ý cho các bạn những món quà có thể mua làm kỷ niệm sau chuyến thăm chùa Pháp Bảo.
Đèn lồng Hội An
Đèn lồng chính là một trong những biểu tượng mà bất kỳ ai khi nhắc đến Hội An sẽ đều ấn tượng. Đèn lồng được bày bán rất nhiều tại các hàng quán tại phổ cổ. Bạn có thể dễ dàng cho mua cho mình một chiếc đèn lồng với nhiều chủng loại, kích thước, màu sắc khác nhau, vô cùng phong phú.
Những chiếc đền lồng sặc sỡ sắc màu khiến cả phố cổ trở nên lung linh, huyền ảo về đêm, tạo nên vẻ đẹp khiến du khách “tan chảy”. Khi mua hàng, bạn có thể mặc cả một chút để được mua với mức giá hợp lý nhất!
Đọc thêm: Phố đèn lồng Hội An | Điểm check-in rực rỡ nhất phố cổ
Lụa – Món quà sang, xịn từ Hội An
Làng lụa Hội An là làng nghề cổ truyền nổi tiếng ở thành phố Hội An – Quảng Nam. Tại đây, các nghệ nhân tài hoa ngày đêm cho ra đời nhiều mặt hàng tơ lụa vô cùng chất lượng, đẹp mắt.
Có dịp tham quan chùa Pháp Bảo Hội An, bạn có thể ghé phố Hội, tìm mua các sản phẩm lụa tơ tằm chính hiệu. Có nhiều mặt hàng được chế tác từ tơ lụa như áo dài, sơ mi, veston, kimono, túi xách, khăn choàng, ví… với nhiều mức giá, kiểu dáng đa dạng cho du khách lựa chọn.
Bánh tổ
Ngoài các món đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, một lựa chọn khác để mua làm quà ở Hội An chính là các đặc sản địa phương. Trong đó, không thể không nhắc đến bánh tổ.
Đây cũng là món bánh là các Phật tử, du khách thường đặt mua để bày biện lễ khi đi dâng hương tại chùa Pháp Bảo Hội An nói riêng, các ngôi chùa khác nói chung.
Món bánh này có nguyên liệu chính bột nếp, đường bát, có màu nâu hoặc nâu đen đặc trưng. Bánh tổ thơm ngọt, cay nồng vị gừng, khi ăn có độ dai dẻo của bột nếp.
Giá bánh khoảnh từ 50.000 – 80.000 đồng/cái 500g. Bạn có thể tìm mua bánh tại chợ Hội An hoặc cửa hàng chuyên bán đặc sản địa phương.
Bánh đậu xanh đặc sản
Một món bánh đặc sản khác của Hội An mà Sơn Trà Travel muốn giới thiệu đến các bạn chính là bánh đậu xanh. Bánh đậu xanh Hội An bao gồm hai loại: Bánh khô và bánh ướt. Hoàn toàn khác biệt với bánh đậu xanh ở Hải Dương, bánh Hội An có khuôn hình tròn mỏng, màu vàng kem đặc trưng.
Nhân bánh mang vị ngọt thanh của đậu xanh, vị bùi, ngậy của thịt heo rán giòn. Mỗi hộp bánh có giá từ 30.000 – 40.000 đồng.
>>> Gợi ý: Top 24 đặc sản Hội An nhất định phải thử một lần trong đời
Kinh nghiệm cần nhớ khi đi chùa Pháp Bảo Hội An
- Đi lễ chùa Pháp Bảo, Sơn Trà Travel nhắn bạn nên lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục và không gian thờ phụng trang nghiêm.
- Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, không chuyện trò ồn ào, to tiếng trong không gian chùa. Đặc biệt nếu trong đoàn có trẻ nhỏ, hãy dặn dò trẻ không chạy nhảy, xô đẩy, chen lấn.
- Bạn có thể thoải mái chụp ảnh check-in ở bên ngoài chùa Pháp Bảo. Tuy nhiên, nếu muốn chụp ảnh, quay phim ở bên trong, đặc biệt là trước các ban thờ, trong không gian thờ phụng, nên đọc kỹ các quy định để đảm bảo không phạm phải quy tắc.
- Không tự ý động chạm hay quay phim, chụp ảnh các hiện vật, tránh gây hư hỏng các đồ vật bày biện trong chùa.
- Tuyệt đối không xả rác bừa bãi. Hãy chú ý giữ gìn để không gian cảnh quan ngôi chùa luôn xanh, sạch, đẹp.
- Chuẩn bị mâm lễ vật chay nếu muốn dâng lễ lên chùa. Lưu ý không thắp quá nhiều hương khi dâng hương tại các ban thờ.
Bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch Hội An ngắn ngày và mong muốn tìm đến một địa điểm tâm linh để được lắng lòng mình, tìm thấy sự an yên trong tâm hồn? Với giá trị lịch sử lâu đời cùng lối kiến trúc độc đáo, không gian cổ kính linh thiêng, chùa Pháp Bảo Hội An chính là gợi ý lý tưởng dành cho bạn và gia đình, người thân. Hãy đến đây để cảm nhận sự an nhiên, tĩnh lặng trong tâm hồn và nguyện cầu những điều bình an, may mắn.
XEM THÊM:
- Khu du lịch Bắc Trà My – Điểm đến mới, hấp dẫn dành cho du khách
- Ghé thăm Ục Giô: Điểm đến hoang sơ, thơ mộng ít người biết
- Cao lầu Hội An – Top 14 quán bán cao lầu ngon nức tiếng
Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com
Bài viết liên quan