Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước nên ở đây sở hữu rất nhiều ngôi chùa. Một trong số đó có chùa Thiên Mụ Huế. Không chỉ có kiến trúc độc đáo, nó còn ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền bí rất đáng khám phá. Cùng Sơn Trà Travel tìm hiểu về ngôi chùa linh thiêng này nhé.
Giới thiệu chùa Thiên Mụ Huế – Ngôi chùa linh thiêng của cố đô
Mặc dù Huế có rất nhiều ngôi chùa nhưng hầu như bất kỳ ai khi tới Huế cũng đều sẽ ghé qua chùa Thiên Mụ. Ngôi chùa đã trở thành một trong những biểu tượng của Cố đô.
Địa chỉ chùa Thiên Mụ Huế
Chùa thiên mụ nằm ở đâu? câu trả lời chính là Chùa Thiên Mụ ở Huế được xây dựng vào năm 1601, nằm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, Phường Kim Long, xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách trung tâm Huế khoảng 5km. Chùa Thiên Mụ là di sản văn hóa được UNESCO công nhận năm 1993, nằm trong 16 công trình được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Phía chính diện là dòng sông Hương thơ mộng, sau lưng là ngọn đồi xanh mướt. Với không gian non nước hữu tình, ngôi chùa này đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm hội họa, thi ca và ca dao tục ngữ Việt nam. Khơi nguồn cảm hứng cho không biết bao nhiêu tác phẩm. Trở thành điểm dừng chân của du khách mỗi lần tới du lịch Huế.
Ý nghĩa tên gọi chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ được xếp vào danh sách 20 thắng cảnh đất Thần kinh trong bài thơ về chùa Thiên Mụ Huế: Thiên Mụ Chung Thanh – do vua Thiệu Trị đích thân sáng tác và khắc vào bia đá dựng ở cổng chùa.
Năm 1862 (dưới thời vua Tự Đức) do đang cầu mong có con nối dõi. Vua sợ chữ Thiên đụng đến trời nên đã đổi thành Linh Mụ, nghĩa là bà Mụ linh thiêng.
7 năm sau đó, vào năm 1869 vua Tự Đức mới cho phép dùng lại cái tên Thiên Mụ. Kể từ đó, 2 cái tên Thiên Mụ và Linh Mụ vẫn được người dân dùng để gọi song song với nhau mỗi khi nhắc đến ngôi chùa này.
Chùa Thiên Mụ Huế thờ ai?
Giống như nhiều ngôi chùa khác trên cả nước, chùa Thiên Mụ thành phố Huế thờ Đức Phật Thích Ca và các vị La Hán, Quan Âm… Mọi người thường đến đây lễ Phật, thắp hương cầu may mắn, bình an cho bản thân và gia đình.
Không chỉ vậy, những ngày mồng 1, rằm hay lễ Phật Đản, Tết nguyên tiêu, nguyên đán,… chùa cũng có nhiều hoạt động.
Cách di chuyển đến chùa Thiên Mụ Huế như thế nào?
Chùa thiên mụ nằm cách cầu Trường Tiền Huế không xa. Do đó, việc di chuyển đến chùa tương đối thuận lợi.
+ Đường đi tới chùa Thiên Mụ
Về đường đi, bạn xuất phát từ Kinh thành Huế đi qua đường Đặng Thái Thân. Cứ đi thẳng đến khi thấy đường Yết Kiêu thì rẽ trái vào. Thêm một đoạn lại tiếp tục rẽ trái vào đường Lê Duẩn. Tới vòng xuyến thì rẽ vào Kim Long, men theo con đường này chừng 2km là tới nơi.
+ Phương tiện di chuyển đến chùa Thiên Mụ
Với vị trí lý tưởng, chỉ cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km, đường đi bằng phẳng nên bạn có thể di chuyển tới đây bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.
- Taxi: Đây là lựa chọn khá hợp lý nếu bạn lần đầu tới Huế và đang đi theo nhóm/gia đình. Đi taxi khá thoải mái, thuận tiện vì không phải tìm đường. Nhưng trước khi đặt xe, nhớ tham khảo bảng giá trước để tránh bị “chém” nhé!
- Xe ôm: Không khó để bạn bắt xe ôm tới chùa Thiên Mụ Huế, xe ôm tự phát của người dân hoặc xe ôm công nghệ đều được. Giá cả hợp lý và cũng không mất nhiều thời gian chờ đợi.
- Xe máy: Việc di chuyển bằng xe máy sẽ giúp bạn chủ động, tự do và thoải mái hơn. Nếu không phượt Huế bằng xe máy thì bạn thuê theo ngày, giá từ 80.000 – 150.000 vnđ/ngày. Sau khi thăm thú chùa Thiên Mụ xong có thể vi vu khám phá thêm nhiều địa điểm khác mà không tốn thêm chi phí đi lại.
- Xe đạp: Một loại hình khá thú vị chính là thuê xe đạp vi vu. Con đường tới chùa khá nắng nhưng rất đẹp, vừa đi vừa ngắm cảnh cũng khá thú vị. Tuy nhiên bạn nên đạp xe vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cái nắng gắt và lưu ý xe cộ lưu thông trên đường.
> Có thể bạn quan tâm: Top 10 địa chỉ thuê xe máy Huế uy tín giá rẻ giao tận nơi
Thông tin về giờ mở cửa và giá vé chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ mở cửa mấy giờ?
Cũng như các ngôi chùa khác ở Huế, chùa Thiên Mụ mở cửa vào tất cả các ngày, từ 8h sáng. Du khách tới đây được tham quan, chụp ảnh thoải mái, không quy định về giờ giấc miễn nằm trong khung giờ cho phép của chùa là được.
Giá vé tham quan chùa Thiên Mụ bao nhiêu?
Giá vé tham quan sẽ chiếm một khoản trong chi phí du lịch Huế của bạn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Sơn Trà Travel thấy thì giá vé ở hầu hết các điểm không hề cao, phù hợp với điều kiện của mọi đối tượng.
Hơn nữa Huế cũng có rất nhiều địa điểm miễn phí vé (bên cạnh các điểm có vé). Chùa Thiên Mụ Huế là một trong số đó. Vậy nên, nếu bạn đang có ý định tới đây tham quan thì đừng lo.
Chùa Thiên Mụ mở cửa tự do cho khách vào tham quan tất cả các ngày trong tuần. Nếu tự di chuyển bằng xe máy bạn phải mất 5.000 đ/vé giữ xe.
Nên đi chơi chùa Thiên Mụ Huế vào thời điểm nào lý tưởng?
Theo kinh nghiệm du lịch Huế, nếu du khách có ý định đi chùa Thiên Mụ thì có thể chọn 1 trong 2 thời điểm sau:
+ Từ tháng 1 – tháng 2: Lúc này thời tiết ở Huế vô cùng dễ chịu, không quá nóng cũng không quá lạnh. Trời ít mưa, se se lạnh, quá lý tưởng cho việc ngắm cảnh, du lịch và cả nghỉ dưỡng.
+ Từ tháng 5 – tháng 6: Thời điểm này cũng được nhiều người ghé tới. Bởi lúc này Huế bắt đầu vào hè, những cây phượng bung nở làm đỏ rực cả một vùng trời khiến cảnh sắc nơi đây càng thơ mộng. Tuy nhiên, lưu ý đây cũng là các tháng nắng nóng đỉnh điểm đó.
Các tháng còn lại như tháng 3, tháng 4 hay từ tháng 7 – tháng 9. Bạn có thể cân nhắc đi nhưng mùa khô ở trời khá nắng gắt. Hạn chế đi vào các tháng cuối năm, nhất là tháng 11, 12 vì mùa mưa bão, các cơn mưa kéo dài dai dẳng, thậm chí có lũ, bão. Rất không thuận lợi cho các hoạt động, vui chơi của bạn.
Nếu dự dịnh ghé Huế để du lịch thì bạn hãy đăng ký ngay tour Huế 1 ngày giá rẻ của Sơn Trà Travel nhé. Lý do là đây:
Chỉ với 660.000 VNĐ bạn sẽ có:
- Mức giá rẻ, người lớn là 660.000 VNĐ, nhưng trẻ em 5-9 tuổi sẽ được giảm giá 50%, và em bé dưới 5 tuổi sẽ được miễn phí hoàn toàn.
- Xe du lịch chất lượng cao đưa đón tận nơi, trả về tận nơi, được trang bị 1 chai nước suối và khăn lạnh nhé.
- Tham quan những địa điểm đẹp ở Huế như: Vịnh Lăng Cô, Đại Nội Huế hay còn gọi là Hoàng Thành Huế (vé 200k – đã nằm trong tour), lăng Khải Định (vé 150k – đã nằm trong tour), Chùa Thiên Mụ, Sông Hương, Cầu Tràng Tiền.
- Xuất ăn trưa trị giá 150.000 VNĐ tại nhà hàng Biệt Phủ Thảo Nhi
Tìm hiểu về lịch sử chùa Thiên Mụ Huế
Nhắc đến ngôi chùa này, có một số người biết đây là ngôi chùa hơn 400 năm tuổi. Nhưng ít ai biết được cụ thể nó có từ khi nào, lịch sử hình thành nó ra sao.
– Sự tích chùa thiên Mụ Huế
Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở Huế. Theo tương truyền rằng, chúa Nguyễn Hoàng trong một lần đến làng Thượng Hòa, Quảng Nam đã đích thân xem xét địa thế dựng cơ hồ cho họ Nguyễn.
Trong một lần cưỡi ngựa dọc sông Hương lên đầu nguồn, ông nhìn thấy ngọn đồi nhỏ bên sông Hương. Nhìn nó giống như rồng quay đầu lại nên vào năm 1601 ông đã cho lệnh xây một ngôi chùa trên đồi mặt hướng ra sông và đặt tên là Thiên Mụ.
Đến năm 1665, chúa Nguyễn Tần xin trùng tu chùa và đúc một quả chuông đồng nặng 3285 kg. Sau đó đến năm 1714, Nguyễn Phúc Chu cho xây tiếp những công trình khác bên trong quần thể ngôi chùa.
Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây dựng tháp Từ Nhãn bằng gạch, mỗi lầu thờ một tượng phật. Sau đổi thành tháp Phước Duyên. Đến đầu thế kỷ 20 chùa bị trận bão năm 1906 đánh và bị hư hại nặng. Sau nhiều lần trùng tu mới được như bây giờ.
– Chùa Thiên Mụ Huế được xây dựng vào năm nào
Trong các tài liệu thuyết minh về chùa Thiên Mụ Huế cho biết, chùa được khởi công vào năm 1601. Dưới thời chúa Nguyễn Hoàng. Đến thời Quốc Tổ Nguyễn Phúc Chu, theo đà phát triển của Phật giáo ở khu vực miền Nam Việt Nam. Ông đã tự tay mình viết bia ký và ghi nhớ việc xây dựng các công trình tại Huế.
Người dân địa phương đã đến Trung Quốc mua hơn 1000 cuốn kinh Phật để trưng bày như một cách để ca ngợi triết lý của đạo Phật. Với quy mô được mở rộng cộng với vị trí tọa lạc và vẻ đẹp tự nhiên, chùa Thiên Mụ đã trở thành một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam.
– Thực hư các lời nguyền về ngôi chùa Thiên Mụ Huế
Sở dĩ, chùa Thiên Mụ nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng và đầy bí ẩn. Bởi trong quá trình hình thành và phát triển nó gắn với những sự tích thần bí, những lời nguyền mà đến đời sau vẫn còn nhắc mãi. Trong đó có câu chuyện oán tình duyên.
Theo lời kể, ở vùng đất đó có một chàng trai và cô gái yêu nhau say đắm. Nhưng tư tưởng lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” quá nặng nề nên không chấp nhận chàng trai nghèo, thân phận thấp hèn lấy con nhà tiểu thư đài các. Do đó mà tình yêu của họ bị phản đối kịch liệt.
Vì quá tuyệt vọng nên cả 2 quyết định nhảy xuống sông để được chết cùng nhau. Nhưng trớ trêu thay chỉ có chàng trai ra đi, còn cô gái trôi vào bờ và được người dân cứu sống. Qua thời gian, nỗi đau của cô gái dần nguôi ngoai. Trong khi đó chàng trai đợi mãi vẫn không thấy cô gái.
Uất ức, chàng đã nhập hồn vào chùa Thiên Mụ Huế. Từ đó về sau mọi người truyền tai nhau rằng. Bất kỳ cặp đôi nào tới đây đều không có kết cục đẹp trong tình yêu và lời nguyền này đến giờ vẫn chưa được giải bỏ.
Tuy nhiên, giới Phật giáo cho rằng, đây chỉ là câu chuyện được thêu dệt để răn đe các cặp đôi đừng lợi dụng điều này làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của ngôi chùa. Nó hoàn toàn không có thật nhé!
Vẻ đẹp của ngôi chùa Thiên Mụ Huế
Vẻ đẹp trong lối kiến trúc độc đáo của chùa Thiên Mụ
Dù đã trải qua khá nhiều lần tu sửa. Nhưng sau mỗi lần sửa quy mô ngôi chùa lại được cải thiện, trở thành ngôi chùa có kiểu kiến trúc ấn tượng. Không giống như các ngôi chùa bình thường khác, ở đây các công trình nằm tách rời nhau tạo nên tổng thể hài hòa trên đồi An Khê.
Đến chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các quần thể kiến trúc như: tháp Phước Duyên, Điện Quan Âm, Khu mộ tháp, điện Đại Hùng,… Bao quanh là bức tường thành bằng đá vững chãi.
>> Xem thêm: Đến Lăng Cô Huế chiêm ngưỡng vịnh biển đẹp nhất Việt Nam
Vẻ đẹp nên thơ của khung cảnh xung quanh
Không chỉ gây ấn tượng với kiểu kiến trúc cổ kính, uy nghiêm. Chùa Thiên Mụ Huế còn khiến du khách lưu luyến với khung cảnh nên thơ nơi đây. Khi nhìn từ xa, tổng thể ngôi chùa giống như một con rồng khổng lồ cõng trên lưng tòa tháp, đầu cúi xuống sông Hương.
Lạc bước vào khuôn viên chùa, bạn như có cảm giác lạc giữa chốn tiên cảnh trần gian, trong lành và thanh tịnh vô cùng. Kiến trúc và cảnh quan hòa quyện tạo nên bức tranh độc đáo đã đi vào nhiều tác phẩm thi ca.
Chùa Thiên Mụ Huế có gì để tham quan?
Được xem như một chứng nhân lịch sử, chùa Thiên Mụ sống mãi trong tâm thức của người Huế và cả người Việt Nam
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được trùng tu lại nhiều lần. Nhưng các công trình trong khuôn viên vẫn giữ được nét đẹp lịch sử, thể hiện cái hồn của văn hóa dân tộc. Các địa điểm mà bạn không nên bỏ qua như:
1. Cổng Tam Quan
Đây là điểm đầu tiên mà bạn sẽ bước chân qua đầu tiên trước khi vào chùa. Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ gồm 2 tầng, 8 mái và 3 lối đi. Mỗi lối đi có cửa bằng gỗ sơn màu đỏ, được bó bằng đinh đồng và đai kiên cố.
Hai bên cổng đặt các bức tượng thần Hộ Pháp có ý nghĩa trấn giữ cho ngôi chùa trước những tác động, giữ cho nó luôn được bình yên.
>> Đến Sông Hương Huế chiêm ngưỡng vẻ đẹp trường tồn thơ mộng
2. Tháp Phước Duyên
Có lẽ đây là điểm check-in nổi bật nhất mà hầu như ai khi tới chùa Thiên Mụ đều không thể bỏ qua. Tháp Phước Duyên nằm ngay sau khu vực cổng, nó được ví như linh hồn của ngôi chùa.
Tháp được xây dựng vào năm 1844 bởi vua Thiệu Trị và lấy tên là Từ Nhân Tháp, sau đổi tên thành Phước Duyên. Tháp cao 7 tầng, mỗi tầng cao 2m. Các tầng nhìn chung có thiết kế giống nhau và được tô màu hồng. Trải qua nhiều năm, nó đã mang dấu ấn của thời gian nhưng như một điểm nhấn tô đậm thêm cho vẻ đẹp xứ Huế.
>> Tìm hiểu ngay: Cầu Trường Tiền – Biểu tượng đẹp của xứ Huế
3. Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng ở ngay chính điện, là nơi thờ cúng Phật Di Lặc. Bức tượng Phật được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng, sơn màu gỗ. Có dáng vẻ hiền hòa, đôi tai to, nụ cười nhân hậu và một chiếc bụng lớn như chứa đầy sự bao dung.
Không chỉ vậy, Điện Đại Hùng của chùa Thiên Mụ Huế còn lưu trữ bức đại tự có từ năm 1974 cùng một chiếc chuông lớn hình nhật nguyệt, đúc bằng đồng. Vào bên trong, bạn sẽ thấy có tượng Tam Thế Phật nằm ở giữa. Khoảng đất phía sau là nơi chôn cất vị chủ trì của chùa – Pháp sư Thích Đôn Hậu.
Xem thêm: Lăng Khải Định – lăng vua có kiến trúc đẹp nhất Huế
4. Khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
Khu mộ nằm cuối khu vườn trong khuôn viên chùa. Công trình lập nên để chôn chất và tôn thờ vị hòa thượng Thích Đôn Hậu – vị chủ trì của chùa. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp người và giúp đời, cả góp phần phát triển nền Phật giáo Việt Nam.
5. Đinh Hương Nguyên
Đây là một công trình bằng gỗ rất độc đáo, được xây dựng vào thời vua Lê Thiệu Trị, nằm ngay trước mặt tháp Phước Duyên.
Năm 1904, một cơn bão lớn đổ bộ vào Huế đã làm hư hỏng nặng ngôi đình cổ. Sau này, người dân dựng lại ngôi đền tại điện Di Lặc thời xưa, làm nơi thờ cúng Đức Địa Tạng. Đến bây giờ, Đinh Hương Nguyên vẫn tồn tại và thu hút nhiều du khách ghé tới.
6. Chiếc xe cổ Austin
Trong chùa Thiên Mụ Huế có một chiếc ô tô cũ được mọi người gìn giữ rất cẩn thận. Chiếc xe Austin Westminster tham gia diễu hành và đưa tiễn vị Hòa thượng Thích Quảng Đức – người tự thiêu mình để chống lại chính quyền Diệm vào ngày 11/6/1963.
Gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng chiếc xe cổ Austin vẫn giữ được vẻ đẹp hiện đại, sang trọng. Tuy ngày nay bề ngoài đã có đôi chút hoen gỉ nhưng nó vẫn còn sống mãi với sự kiện hào hùng, đáng tự hào của vị Tổ sư yêu nước này. Du khách hãy ghé qua và chụp ảnh kỷ niệm với nó nhé.
Gần chùa Thiên Mụ Huế có khách sạn, nhà hàng nào không?
– Về chỗ nghỉ gần chỗ Thiên Mụ
Do nằm ở vị trí gần trung tâm nên không khó để tìm một chỗ dừng chân cho chuyến du lịch thành phố mộng mơ này.
Tại Huế có nhiều khách sạn, resort từ cao cấp đến bình dân và cả các homestay. Tùy vào sở thích cũng như nhu cầu, điều kiện của bạn mà lựa chọn điểm lưu trú phù hợp. Nếu mục đích thiên về nghỉ dưỡng nhiều hơn thì chọn các khách sạn cao cấp. Còn mục đích là để trải nghiệm thì các khách sạn, homestay bình dân là được.
Gợi ý một vài khách sạn cho bạn lựa chọn:
- Vinpearl Hotel Huế 5 sao
- Charming Riverside
- Khách sạn Beaulieu Boutique
- Eva Homestay
– Ăn gì khi tới tham quan chùa Thiên Mụ?
Sau khi thăm thú xong chùa và các điểm xong thì chắc chắn bạn sẽ muốn tìm chỗ để “lấp dạ”. Huế có vô vàn món ăn đặc sản, từ các món chính đến món ăn vặt, chè,… Món nào cũng ngon, hương vị hấp dẫn mà giá lại “bèo nhèo”.
Các món nên thử khi tới Huế như bún bò trên đường Lê Lợi, bánh canh cua đường Phạm Hồng Thái, bánh bèo, nậm ở đường Nguyễn Thái Học, bún hến trên đường Nguyễn Sinh Cung, chè hẻm trên đường Hùng Vương,…
Chùa Thiên Mụ Huế gần với các địa điểm du lịch nào?
Dù có tới Huế 1 ngày, thời gian ít ỏi nhưng bạn vẫn có thể đi được chùa Thiên Mụ và nhiều địa điểm du lịch gần đó. Các điểm nằm khá sát nhau nên việc di chuyển tương đối thuận lợi.
+ Đại Nội Huế
Đây là Kinh thành được xây dựng vào thời nhà Nguyễn. Dùng làm nơi sinh hoạt và làm việc của các vị vua và dòng tộc của mình. Đại Nội Huế là quần thể kiến trúc rộng lớn với nhiều hạng mục công trình lớn nhỏ khác nhau như Điện thái hòa, hoàng thành, tử cấm thành,…
Du khách tới ngoài tham quan thì có thể thuê những bộ trang phục của vua chúa xưa hóa thân thành các nhân vật trong lịch sử để chụp ảnh kỷ niệm. Chắc chắn đây sẽ là địa điểm cho bạn nhiều cảm xúc khó quên.
+ Chợ Đông Ba
Hầu như ai khi tới cố đô, đều ghé chợ Đông Ba sau chùa Thiên Mụ Huế. Nổi tiếng là khu chợ truyền thống lâu đời và lớn nhất nhì Huế. Chợ Đông Ba không chỉ là nơi buôn bán, giao thương mà còn như một nét văn hóa.
Ghé tới khu chợ này bạn có thể tìm hiểu về nhịp sống của người dân địa phương. Tìm mua vài món đồ làm quà và đặc biệt nhất là có thể khám phá ẩm thực Huế. Ở chợ hội tụ đầy đủ các món ăn hấp dẫn của Huế, tha hồ mà thưởng thức nhé.
+ Sông Hương
Sông Hương, núi Ngự và cầu Trường Tiền là những địa danh nổi tiếng của Huế đã đi vào lòng người. Dòng sông với nét đẹp tĩnh lặng khiến cho bao người khi đứng trước nó phải vấn vương, nhớ về.
Đây được xem là biểu tượng của Huế, cũng là địa điểm mang đến cho du khách nhiều kỷ niệm. Bạn có thể đi thuyền trên sông Hương nghe ca Huế hay đứng một góc nào đó lặng nhìn dòng sông trôi. Hay tham quan cây cầu Tràng Tiền bắc qua sông,…
+ Kỳ đài Huế
Kỳ đài hay còn gọi là cột cờ Huế là một công trình được xây dựng phái trong mặt tiền kinh thành. Nơi này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của đất nước và là điểm thu hút rất nhiều du khách tới thăm.
Kỳ đài gồm 2 phần là đài cờ với 3 tầng chóp cụt chồng lên nhau và cột cờ cao khoảng 17,5 m. Không chỉ mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử to lớn mà còn là nơi cho ra đời những tấm hình “sống ảo” lung linh.
>> Tham khảo: Cầu Trường Tiền Huế ở đâu, có gì đẹp đáng để khám phá?
Những điều cần biết thêm khi tham quan chùa Thiên Mụ Huế
Tuy chùa Thiên Mụ không đặt ra nhiều quy định đối với khách đến tham quan. Nhưng bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau trước khi đến nhé!
+ Thứ nhất: Khi đến chùa Thiên Mụ hay bất cứ ngôi chùa nào ở Huế, bạn cũng cần ăn mặc lịch sự, kín đáo, không được ở hang vì đây là nơi trang nghiêm, linh thiêng.
+ Thứ hai: Không nói chuyện to, đùa giỡn hay nói bậy, chửi tục trong khuôn viên chùa. Như vậy vừa làm ảnh hưởng đến những người xung quanh vừa ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh của chùa.
+ Thứ ba: Vì phải ham quan khá lâu, hơn nữa quá trình du lịch ở đây đều phải đi bộ và di chuyển khá nhiều. Do đó bạn nên mang theo nước uống để không bị khát và nhớ sau khi uống hết nhớ bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt lung tung đấy.
+ Thứ tư: Nếu đi vào mùa hè, bạn nên chuẩn bị mũ rộng vành, ô che nắng, kính râm để tránh cái nắng gay gắt của miền Trung và để bảo vệ làn da của mình không bị đen sạm.
+ Thứ năm: Trong chùa có nhiều gian hàng bày bán các món hàng lưu niệm của Huế như nón lá, áo dài, trang sức, thiệp nổi,… Nếu có nhu cầu mua về làm quà cho người thân, bạn bè thì có thể tới tham khảo, lựa chọn rồi trả giá sao cho hợp lý.
Hình ảnh chùa Thiên Mụ Huế đẹp được du khách lưu lại
Chùa Thiên Mụ không chỉ trở thành biểu tượng của thành phố Huế thơ mộng. Đây còn là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Trong đó có cả các bạn trẻ.
Cùng chiêm ngưỡng những bức hình tại chùa Thiên Mụ Huế. Để cảm nhận vẻ đẹp cổ kính và không gian thơ mộng của ngôi chùa này nhé!
Một số câu hỏi của du khách khi tham quan chùa Thiên Mụ Huế
Du khách lần đầu đến với chùa Thiên Mụ Huế hẳn sẽ có 1001 câu hỏi thắc mắc về địa điểm này. Do đó Sơn Trà Travel xin tổng hợp lại và giải đáp luôn.
Đi chùa Thiên Mụ cầu gì?
Như đã nói ở trên, chùa Thiên Mụ nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây cũng như nhiều ngôi chùa khác, cũng thờ Phật và cũng diễn ra các sự kiện, hoạt động thường niên của Phật giáo. Du khách khi có dịp đến Huế đều ghé chùa để cầu bình an cho bản thân và người thân và tìm sự thư giãn cho tâm hồn.
Chùa Thiên Mụ Huế được xếp vào di sản nào?
Có thể nói, dưới triều Nguyễn chùa Thiên Mụ là ngôi Quốc tự lớn nhất với kiểu kiến trúc cổ kính, uy nghiêm, khung cảnh thơ mộng. Nơi đây đang lưu giữ nhiều báu vật độc đáo, vì thế đã được Bộ Văn Hóa và Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia vào ngày 27/8/1996.
Có cần sắm lễ khi tới viếng chùa Thiên Mụ không?
Về lễ vật đi chùa thì không bắt buộc, nhưng nếu có ý định thì bạn nên sắm sửa mâm lễ từ nhà. Không nên mua đồ tại những gian hàng đặt trước cổng chùa vì nếu không khéo trả giá thì rất dễ bị “hớ”. Lưu ý mâm lễ dâng hương lễ Phật, bạn chỉ nên bày đồ chay, không bày đồ mặn nhé.
Khám phá chùa Thiên Mụ khi đến Huế là một trong những điều hấp dẫn mà dulichsontra.com nghĩ bạn không nên bỏ qua khi đến cố đô. Phong cảnh nên thơ, nét kiến trúc cổ kính cộng với nhiều câu chuyện huyền bí, hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những cảm xúc, kỷ niệm khó quên.
XEM THÊM:
- Lăng Minh Mạng Huế ấn tượng bởi kiến trúc đậm chất cổ kính
- Khám phá đầm Chuồn Huế – Chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn mê ly
- Lăng Tự Đức Huế – Công trình lăng tẩm đẹp nhất Cố Đô
Theo Ngân Hà – dulichsontra.com
Bài viết liên quan