Tham quan chùa Viên Giác | Tìm về chốn an lạc nơi phố Hội

Ngoài phố cổ thì những ngôi chùa cổ kính, trầm mặc nằm giữa lòng phố Hội cũng là điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới du lịch Hội An. Chùa cổ không chỉ là nơi lễ bái, vãn cảnh mà còn tiêu biểu cho vẻ đẹp vượt thời gian nơi này. Chùa tại Hội An có tuổi đời hàng trăm năm, nhưng vẫn lưu giữ vẹn nguyên kiến trúc cổ dù trải qua nhiều lần trùng tu. Trong đó, chùa Viên Giác là một ngôi chùa linh thiêng, có giá trị kiến trúc, văn hóa nổi bật mà Sơn Trà Travel muốn giới thiệu đến các bạn.

Giới thiệu chung về chùa Viên Giác

Các ngôi chùa cổ nằm giữa lòng phố Hội đều có tuổi đời hàng trăm năm, như chứng nhân chứng kiến bao biến thiên của thời cuộc, những đổi thay của cảng thị xưa.

Cùng với những ngôi đình, chùa là biểu tượng của làng quê đã có từ ngàn xưa khi người Việt Nam bắt đầu dựng nước, dựng làng. Trong tiến trình thành lập làng xã mới của cư dân ở đất phương Nam, cứ mỗi khi định cư và lập làng ở đâu là người dân lại dựng chùa ở đó.

Tương tự, ở Hội An – Cảng thị sầm uất một thời, những ngôi chùa cũng được xây dựng, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân. Chùa trở thành nét đẹp, biểu tượng trong tâm hồn của cư dân địa phương, để dân làng lễ bái, tu thân, trau dồi đức hạnh.

Chùa Viên Giác nguyên là chùa làng có tên Cẩm Lý ở Xuyên Trung
Chùa Viên Giác nguyên là chùa làng có tên Cẩm Lý ở Xuyên Trung

Ở Hội An, các ngôi chùa không có kiến trúc đồ sộ như các ngôi chùa mới, mà là kiến trúc trầm mặc, cổ xưa. Trong đó, phải kể đến chùa Viên Giác, từ bao đời nay không chỉ là biểu tượng cho đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân mà còn là điểm đến nổi tiếng, thu hút phật tử thập phương đến vãn cảnh, dâng hương.

Chùa Viên Giác nguyên là chùa làng, có tên Cẩm Lý ở Xuyên Trung. Năm Thiệu Trị 1841, do đất của chùa nằm sát bờ sông nên bị lở, chùa được di dời về địa phận phường Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam.

Năm 1990, chùa trải qua một lần đại trùng tu. Nhờ đó, chùa mang phong cách kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn lưu giữ được đặc trưng phong cách Á Đông. Đến năm 1992, chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

>>> Gợi ý: Nhà cổ Phùng Hưng | Kinh nghiệm khám phá từ A-Z update mới nhất

Chùa Viên Giác tọa lạc ở đâu?

Chùa Viên Giác có địa chỉ tại số 34 đường Hùng Vương, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chùa cổ đặc trưng của Quảng Nam, được Hòa thượng Thích Long Trí trùng tu vào năm 1990.

Chùa Viên Giác tọa lạc ngay ở trung tâm thành phố Hội An
Chùa Viên Giác tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hội An

Thời điểm thích hợp để viếng thăm chùa Viên Giác

Trước khi lên kế hoạch ghé thăm chùa Viên Giác, hãy update tình hình thời tiết tại Hội An – Quảng Nam để lựa chọn khoảng thời gian thích hợp.

Theo kinh nghiệm của Sơn Trà Travel, du khách có thể đến Hội An viếng thăm chùa Viên Giác vào dịp đầu xuân năm mới, hoặc tháng 4 và tháng 7 Âm lịch hằng năm. Đây là những dịp chùa tổ chức nhiều lễ hội lớn. Bạn có thể hòa mình vào không khí trang nghiêm và cũng không kém phần nhộn nhịp của các ngày hội lớn.

Vào các ngày lễ lớn như Đại lễ Phật Đản, Vu Lan... chùa Viên Giác thu hút hàng trăm du khách đổ về
Vào các ngày lễ lớn như Đại lễ Phật Đản, Vu Lan… chùa Viên Giác thu hút hàng trăm du khách đổ về

Ngoài ra, mùa khô – Khoảng từ tháng 3 đến tháng 8 cũng là thời điểm thích hợp để vãn cảnh chùa. Lúc này tiết trời khô ráo, mát mẻ, ít có mưa. Bạn sẽ được thoải mái dạo chơi, lễ chùa, kết hợp tham quan các điểm đến hấp dẫn khác của phố Hội.

Nên tránh đến Hội An vào mùa mưa bão – Khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm.  Lúc này thời tiết thường có mưa nhiều, thỉnh thoảng những cơn bão “ghé thăm” sẽ cản trở kế hoạch vi vu của bạn.

Khám phá chùa Viên Giác Hội An có gì hấp dẫn

+ Kiến trúc hiện đại nhưng vẫn đậm nét Á Đông của ngôi chùa cổ

Chùa Viên Giác được xây dựng theo kiểu kiến trúc chùa xưa đặc trưng của Quảng Nam. Trải qua một cuộc đại trùng tu vào năm 1990, chùa Viên Giác vẫn lưu giữ vẹn nguyên phong cách kiến trúc đậm nét Á Đông.

Đây là một ngôi chùa cổ, thuộc hệ phái Bắc tông giống như đa phần các ngôi chùa ở miền Bắc và miền Trung. Kiến trúc của chùa Viên Giác là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc của Việt Nam và Trung Hoa.

Chùa Viên Giác có kiến trúc cổ kính, trầm mặc
Chùa Viên Giác có kiến trúc cổ kính, mộc mạc

Chùa được bài trí đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn toát được vẻ cổ kính, trang nghiêm. Chính giữa gian thờ là tượng đức Phật Thích Ca thiền định ngồi trên một đài sen. Hai bên đặt tượng thờ Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng, phía trước có đặt tượng Thích Ca sơ sinh.

+ Vãn cảnh chùa, tìm chốn bình yên, an lạc cho tâm hồn

Tọa lạc trong không gian rộng lớn, khoáng đạt, bao quanh là cây cối xanh mướt một màu, do đó đến chùa Viên Giác, bạn sẽ có cơ hội thư thái dạo bước, thả hồn trong không gian yên bình.

Đến với ngôi chùa cổ này, du khách sẽ tìm thấy cho mình những phút giây an lạc, thư thái, bỏ lại đằng sau những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.

Du khách sẽ tìm thấy sự an lạc, thư thái trong tâm hồn khi đến đây
Du khách sẽ tìm thấy sự an lạc, thư thái trong tâm hồn khi đến đây

Đồng hành cùng với lịch sử dân tộc, trong các lần pháp nạn, Viên Giác là “cái nôi” của các cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng Tôn giáo và độc lập chủ quyền đất nước. Và cũng là nơi an ủi, vỗ về nhân dân trong thời quê hương ly loạn.

+ Tham gia các lễ hội được tổ chức tại chùa

Cùng với các ngôi chùa cổ khác như chùa Vạn Đức, chùa Phước Lâm, chùa Viên Giác là chùa cổ nổi tiếng xứ Quảng. Nếu đến đây vào dịp lễ Vũ Lan, lễ Phật Đản hằng năm, bạn sẽ có cơ hội hòa cùng hàng nghìn phật tử, du khách thập phương cùng tập trung đến lễ bái, tham quan.

Hằng năm, chùa có nhiều lễ hội lớn
Hằng năm, chùa có nhiều lễ hội lớn

Ngôi chùa cổ ở Hội An ngày nay là địa chỉ sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng quen thuộc của người dân. Họ đến để thắp hương, lễ bái, tu thân, nguyện cầu cho quốc thái, dân an.

Chùa Viên Giác ngày nay không chỉ là biểu tượng trong tâm hồn của cư dân xứ Quảng, nhắc nhở mọi người sống thuận hòa, biết chăm lo lao động để có cuộc sống ấm no, mà còn là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng.

Ngoài chùa Viên Giác, Hội An còn có những ngôi chùa cổ nổi tiếng nào?

Nét đẹp cổ kính của phố Hội được tạo nên bởi hệ thống những ngôi nhà cổ với mái ngói rêu phong, tường vàng nổi bật. Cùng với đó là các hội quán, đình và chùa cổ. Ngoài chùa Viên Giác, ở Hội An còn nhiều ngôi chùa khác cũng thu hút đông đảo du khách tìm đến. Hãy cùng Sơn Trà Travel ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng khác ở Hội An nhé!

Chùa Bà Mụ Hội An

  • Địa chỉ: Số 675 đường Hai Bà Trưng, Hội An, Quảng Nam.

Chùa Bà Mụ là điểm đến được các tín đồ mê chụp ảnh săn lùng bởi vẻ đẹp cổ kính nhưng không kém phần nổi bật, rực rỡ sắc màu của kiến trúc chùa.

Nét đặc biệt khiến ngôi chùa này trở nên nổi bật chính là chiếc cổng tam quan ấn tượng
Nét đặc biệt khiến ngôi chùa này trở nên nổi bật chính là chiếc cổng tam quan ấn tượng

Nét đặc biệt khiến ngôi chùa này trở nên nổi bật chính là chiếc cổng tam quan ấn tượng, mang đậm phong cách Á Đông. Phía trước chùa có một hồ nước với mặt nước trong xanh như tấm gương khổng lồ, soi bóng ngôi chùa khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng.

Do đó không có gì ngạc nhiên khi chùa Bà Mụ trở thành địa điểm tham quan, check-in “làm mưa làm gió” trong cộng đồng du lịch suốt thời gian qua.

Chùa Cầu – Ngôi chùa biểu trưng của phố cổ

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An, Quảng Nam.

Chùa Cầu Hội An là một trong những biểu tượng nổi tiếng khắp trong nước và thế giới của Hội An. Ngôi chùa này mang đậm dấu ấn kiến trúc, văn hóa và lịch sử của phố cổ. Chùa Cầu còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều – được các thương nhân Nhật Bảo góp tiền xây dựng vào thế kỷ XVII

Chùa Cầu Hội An do các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng nên
Chùa Cầu Hội An do các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng nên

Chùa Cầu là sự hòa trộn giữa tinh hoa kiến trúc Việt Nam – Nhật Bản, được xây dựng với ý nghĩa cầu mong cho cuộc sống của người dân luôn bình an, phát triển hưng thịnh.

Chùa Pháp Bảo

  • Địa chỉ: Số 7 đường Hai Bà Trưng, Hội An, Quảng Nam.

Chùa Pháp Bảo có khuôn viên rộng lớn, nhiều cây xanh và có quy mô rộng lớn nhất tại Hội An. Ngôi chùa tọa lạc ở vị trí đắc địa, ngay trung tâm thành phố, do đó cực kỳ tiện lợi cho du khách dừng chân tham quan, lễ bái trong hành trình khám phá Hội An.

Chùa Pháp Bảo là ngôi chùa có quy mô rộng lớn nhất ở Hội An
Chùa Pháp Bảo là ngôi chùa có quy mô rộng lớn nhất ở Hội An

Chùa Phúc Kiến – Di sản văn hóa phố cổ

  • Địa chỉ: Số 46 đường Trần Phú, Hội An, Quảng Nam.

Chùa Phúc Kiến – Hội quán Phúc Kiến là địa điểm gặp mặt, hội họp, sinh hoạt tín ngưỡng của người Trung Hoa thời trước ở cảng thị Hội An. Ngày nay, chùa là một trong những địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương.

Hội quán Phúc Kiến là địa chỉ được nhiều du khách tìm đến trong hành trình khám phá phố cổ
Hội quán Phúc Kiến là địa chỉ được nhiều du khách tìm đến trong hành trình khám phá phố cổ

Hội quán Phúc Kiến được xây theo lối kiến trúc đình chùa truyền thống, hòa quyện với tinh hoa kiến trúc Trung Hoa. Hội quán Phúc Kiến có cổng Tam Quan và mái ngói lợp âm dương.  Xung quanh chùa được trang trí bởi sắc đỏ bắt mắt cùng với những hoa văn tinh xảo, nổi bật giữa lòng phố Hội.

Chùa Ông Hội An

  • Địa chỉ: Số 24 đường Trần Phú, Hội An, Quảng Nam.

Chùa Ông còn có tên gọi khác là Quan Công miếu. Chùa được xây dựng từ giữa thế kỷ XVII nhằm thể hiện sự kính trọng, lòng ngưỡng mộ, tán dương của người dân dành cho Quan Vũ (Thời Tam Quốc).

Ông là một người nghĩa khí, tiết trung liệt, đại diện tiêu biểu cho triết lý sống: Nghĩa – Tín – Trung –  Dũng. Năm 1991, chùa Ông được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.

Chùa Ông còn có tên gọi khác là Quan Công miếu
Chùa Ông còn có tên gọi khác là Quan Công miếu

Đến Hội An, bạn chắc chắn không thể không ghé thăm phố cổ. Bởi lẽ chuyến đi của bạn sẽ là “có như không có” nếu bỏ lỡ dịp khám phá khu phố cổ trầm mặc, cổ kính nổi tiếng khắp trong nước và quốc tế. Hãy tham khảo tour Hội An để lên một lịch trình hợp lý cho mình ngay hôm nay nhé!

List các khách sạn/villa ở gần chùa Viên Giác

Dulichsontra.com sẽ gợi ý list những khách sạn, villa ở gần chùa Viên Giác để thuận tiện cho quá trình di chuyển, tham quan của du khách. Những địa chỉ lưu trú này nằm ngay trong địa bàn phường Cẩm Phô, cực kỳ gần với chùa Viên Giác.

1. Golden Holiday Hotel & Spa

  • Địa chỉ: Số 467 đường Hai Bà Trưng, phường Cẩm Phô, Hội An.

Nằm cách trung tâm Hội An chỉ 5 phút lái xe, cùng phường với chùa Viên giác, Golden Holiday Hotel & Spa sẽ là điểm lưu trú lý tưởng cho hành trình khám phá Hội An của bạn.

Golden Holiday Hotel & Spa
Golden Holiday Hotel & Spa

Đến đây, du khách có thể thư giãn bên hồ bơi ngoài trời, được phục vụ ở nhà hàng tiêu chuẩn với đa dạng các sự lựa chọn, từ đồ ăn Âu – Á đến vô số đặc sản địa phương khác.

2. Silkotel Hoi An

  • Địa chỉ: Số 14 đường Hùng Vương, phường Cẩm Phô, Hội An.

Silkotel Hoi An là một khách sạn có không gian rộng lớn và vô cùng yên tĩnh. Du khách sẽ được tận hưởng cảm giác nghỉ dưỡng thư thái khi đến đây. Khách sạn có nhiều tiện ích đi kèm như spa, trung tâm thể dục, hồ bơi, nhà hàng nằm ngay trong khuôn viên.

Khách sạn này có không gian rộng lớn và cực yên tĩnh
Khách sạn này có không gian rộng lớn và cực yên tĩnh

3. Threeway Riverside Villa

  • Địa chỉ: Số 74 đường Nguyễn Du, phường Cẩm Phô, Hội An.

Threeway Riverside Villa có xe đạp cho khách sử dụng miễn phí, hồ bơi ngoài trời, quán bar và sảnh khách chung. Nhà hàng ở đây cũng phục vụ bữa sáng gọi món, với nhiều món ngon đặc trưng của ẩm thực xứ Quảng.

Threeway Riverside Villa là địa điểm lưu trú gần với rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở Hội An
Threeway Riverside Villa là địa điểm lưu trú gần với rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở Hội An

4. Mai Chi Villa Hoi An

  • Số 38/27 đường Đào Duy Từ, phường Cẩm Phô, Hội An.

Mai Chi Villa Hoi An có hệ thống nhà hàng, quầy bar, hồ bơi ngoài trời cùng sân vườn rộng lớn. Đặc biệt, không gian của Mai Chi Villa vô cùng nên thơ, xanh mướt và cực chill để du khách “sống ảo” thả ga. Với các tín đồ mê chụp ảnh, đừng quên tận dụng background siêu chất lượng này để “thả dáng” check-in nhé.

Mai Chi Villa sở hữu không gian khiến các tín đồ sống ảo đổ đứ đừ!
Mai Chi Villa sở hữu không gian khiến các tín đồ sống ảo “đổ đứ đừ”!

>>> Tham khảo: Top 16 homestay Hội An giá rẻ và hấp dẫn cho 2 người

Kinh nghiệm cần nhớ khi đi chùa Viên Giác

  • Khi đến tham quan chùa Viên Giác nói riêng và các ngôi chùa cổ khác ở Hội An nói chung, du khách nên mặc trang phục gọn gàng, lịch sự và kín đáo. Đây là những điểm đến văn hóa, tâm linh, do đó, trang phục cần phù hợp thuần phong mỹ tục và không gian thờ phụng.
  • Bạn có thể thoải mái chụp ảnh check-in ở không gian bên ngoài ngôi chùa. Tuy nhiên, nếu muốn chụp ảnh ở bên trong, đặc biệt là trước các ban thờ, nơi thờ phụng, nên đọc kỹ các quy định để đảm bảo không phạm phải quy tắc của chùa nhé!
Không gian bên trong chùa Viên Giác
Không gian bên trong chùa Viên Giác
  • Nên chuẩn bị một “tâm hồn đẹp” khi đi thăm viếng đình chùa. Tuyệt đối không nói lớn tiếng, gây ồn ào, cười đùa. Hãy đi lại nhẹ nhàng, nói khẽ, cười duyên… để không làm ảnh hưởng đến không gian linh thiêng, thanh tịnh của chùa.
  • Không tự tiện động chạm vào các hiện vật giá trị, tránh gây hư hỏng đồ vật bày biện trong chùa. Tuyệt đối không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi trong không gian chùa.
  • Nếu muốn dâng lễ, cúng bái, bạn có thể sắm lễ vật tùy tâm, đảm bảo được sự thành kính, trang nghiêm. Mâm lễ có thể không quá cầu kỳ và không dâng lễ mặn.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về chùa Viên Giác mà Sơn Trà Travel muốn giới thiệu đến các bạn. Với giá trị lịch sử lâu đời cùng lối kiến trúc độc đáo và không gian cổ kính trầm mặc, đây là điểm đến du khách không thể bỏ lỡ khi có dịp ghé thăm phố Hội. Hãy đến đây để cảm nhận sự an nhiên, tĩnh lặng trong tâm hồn và nguyện cầu những điều may mắn, bình an đến cho bản thân, gia đình và mọi người nhé!

XEM THÊM:

 

Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *