Khám phá đầm Chuồn Huế – Chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn mê ly

Đầm Chuồn Huế sở hữu vẻ đẹp trữ tình, đậm chất thơ của xứ sở mộng mơ. Đến đây, du khách sẽ được chìm đắm trong khung cảnh sông nước nên thơ. Cùng với đó là được hòa mình cùng cuộc sống của người dân địa phương. Gạt qua muộn phiền, xô bồ của nhịp sống thường nhật, hãy theo chân Sơn Trà Travel về với chốn bình yên này.

Đầm chuồn Huế
Đầm Chuồn là một trong những điểm đến thơ mộng, được du khách yêu thích.

Giới thiệu chung về Đầm Chuồn Huế

Kinh đô Huế nổi tiếng với hệ thống lăng tẩm, cung điện, đại nội nguy nga tráng lệ. Vốn là chốn kinh thành xưa, Huế khoác lên mình nét đẹp cổ kính, trầm mặc. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một Huế rất khác.

Đó là mảnh đất cố đô trữ tình, mộng mơ với nhiều địa điểm du lịch sinh thái hòa cùng thiên nhiên. Đầm Chuồn Huế là một trong những điểm đến thơ mộng, được du khách yêu thích.

Dù là địa điểm tham quan nổi tiếng từ lâu, lại sở hữu nét đẹp mộc mạc, hoang sơ. Nơi này ít có sự đầu tư xây dựng các dịch vụ mới mẻ. Nhưng đầm Chuồn với khung cảnh như bức tranh thiên nhiên đặc sắc vẫn luôn khiến lòng người thổn thức.

Đầm chuồn Huế
Hệ thống cọc chắn lối, những ngôi nhà chồi trên sông góp phần tạo nên nét chấm phá độc đáo cho nơi này.

“Đặc sản” nức tiếng của đầm Chuồn Huế chính là khung cảnh sông nước mỹ miều khi bình minh lên hay lúc hoàng hôn buông xuống. Là những chuyến đò của người dân địa phương quanh năm cần mẫn, lênh đênh trên đầm phá. Là những món hải sản đầm Chuồn Huế tươi ngon “nức lòng” thực khách, được đánh bắt ngay tại đầm.

Có dịp đi tour Huế, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm đầm Chuồn. Bạn sẽ ngay lập tức ấn tượng với khung cảnh và cuộc sống bình dị của người dân vùng sông nước.

Sinh ra gắn liền với đầm phá, mưu sinh cũng nhờ con tôm, con cá. Vì vậy, khi đầu tư du lịch, người dân địa phương cũng mở ra các dịch vụ cực dân dã.

>>> Tham khảo: Top 13 quán bún bò Huế ngon ai cũng muốn thử một lần

Đầm Chuồn Huế ở đâu, cách trung tâm thành phố bao xa?

Bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu bỏ qua không gian sông nước thơ mộng này trong chuyến đi Huế. Cùng khám phá từ A-Z về đầm Chuồn ngay bây giờ nhé!

Địa chỉ đầm Chuồn Huế

Đầm Chuồn còn có tên gọi khác là Cầu Hai. Đầm có diện tích hơn 100 ha. Đây là một phần lớn trong hệ thống đầm phá Tam Giang nổi tiếng, địa điểm check-in gây ấn tượng cực mạnh với giới trẻ.

  • Địa chỉ: Đầm Chuồn Huế thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Đầm chuồn Huế
Đầm Chuồn còn có tên gọi khác là Cầu Ha

Đầm Chuồn cách Huế bao nhiêu km?

Đầm Chuồn tọa lạc cách trung tâm cố đô Huế khoảng 15km về phía Đông. Tuyến đường từ trung tâm dẫn thẳng vào đầm Chuồn cực kỳ dễ tìm và dễ đi.

Đầm chuồn Huế
Đầm Chuồn cách trung tâm Huế khoảng 15km

Hướng dẫn chi tiết đường đi đầm Chuồn Huế

Tọa độ đầm Chuồn nằm khá gần trung tâm. Đường về đầm Chuồn Huế được trải nhựa hoàn toàn. Do đó, bạn có thể lựa chọn mọi loại phương tiện để đi đến đây.

+ Đầm Chuồn Huế – Google map 

Đầm Chuồn (Đầm Cầu Hai) là phần lớn nhất trong hệ thống đầm phá Tam Giang. Đầm Chuồn Phú Vang, Thừa Thiên Huế vốn nổi tiếng, đã đi vào thơ ca từ bao đời:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Để du khách dễ dàng định vị tọa độ đầm Chuồn Huế, hãy tham khảo bản đồ Google đầm Chuồn ngay bây giờ:

Đầm Chuồn Huế
Bản đồ Google đầm Chuồn

+ Cách di chuyển đến đầm Chuồn

Từ trung tâm thành phố, chạy xe dọc Quốc lộ 49 về phía làng cổ An Tuyền. Đi qua cầu Tư Hiền, băng qua con đường men giữa những cánh đồng. Bạn sẽ nhìn thấy đầm Chuồn Huế dần hiện ra trước mắt.

  • Di chuyển bằng xe máy, ô tô, taxi:

Theo kinh nghiệm du lịch Huế, để chủ động hành trình, có thể đi chuyển đến nhiều điểm đến khác, du khách nên ưu tiên di chuyển bằng xe máy. Tại Huế – thành phố du lịch nổi tiếng, dịch vụ cho thuê xe máy Huế rất phổ biến. Bạn sẽ chỉ phải bỏ mức phí thuê xe từ 100.000 – 120.000 đồng/chiếc/ngày.

Đầm chuồn Huế
Để chủ động hành trình, du khách nên ưu tiên di chuyển bằng xe máy.
  • Di chuyển bằng xe bus:

Nếu bạn chưa có phương tiện hoặc không muốn phải dò đường đi, có thể bắt xe bus đi từ trung tâm đến đầm Chuồn. Đi xe bus vừa tiết kiệm, vừa ăn toàn. Trước khi xuất phát, hãy theo dõi lịch trình các tuyến bus trong thành phố nhé!

Du lịch đầm Chuồn Huế nên đi vào thời điểm nào đẹp?

Cố đô Huế là vùng đất duyên hải miền Trung. Nơi đây có 4 mùa rõ rệt. Đặc biệt, mùa Thu – Đông, Huế thường có mưa kéo dài. Do đó, để trả lời câu hỏi đi đầm Chuồn Huế thời điểm nào lý tưởng? Sơn Trà Travel khuyên bạn nên đến đây vào mùa Hè.

Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, lúc này thời tiết khô ráo. Ban ngày nắng nhiều, ít mưa. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng bình minh rực rỡ tại đầm Chuồn vào sáng sớm.

Đầm chuồn Huế
Từ tháng 4 đến tháng 9 là mùa khô ở Huế

Khi chiều buông xuống, cảnh tượng hoàng hôn nơi đây cũng khiến du khách thổn thức. Ánh mắt trời vàng rực chiếu xuống mặt nước, in bóng, lấp lánh đến diệu kỳ.

Tất cả làm nên vẻ đẹp thanh bình, yên ả, khác hẳn với sự xô bồ nơi phố thị. Chưa kể, mùa khô cũng lý tưởng để du khách chụp ảnh trong không gian thơ mộng, trong lành tại đầm Chuồn Huế.

>>> Nhà thờ Phủ Cam: “Châu Âu thu nhỏ” giữa lòng cố đô

Review đầm Chuồn Huế cò gì chơi? Những hoạt động thú vị không thể bỏ lỡ

Đầm Chuồn như một điểm nhấm trong bức tranh du lịch, tạo nên phong vị cố đô. Theo chân Sơn Trà Travel trực tiếp mục sở thị để chiêm ngưỡng tuyệt cảnh trữ tình của đầm Chuồn Huế.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tựa tranh của đầm Chuồn

Đầm Chuồn Huế có những đầm phá trải dài. Không gian yên bình, mát lành, phảng phất hương vị mặn mòi của biển cả trong làn gió thoảng qua. Đứng ở bất kỳ vị trí nào tại đầm, du khách đều có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng không gian mênh mông của mặt đầm.

Những ngôi nhà chồ nhỏ xinh, chiếc cọc chắn lối… làm nét chấm phá độc đáo cho bức tranh đầm Chuồn. Bạn sẽ thích mê khi ngồi tại những dãy nhà nổi ngay giữa đầm, chiêm ngưỡng bốn bề khung cảnh đầm phá.

Đầm chuồn Huế
Vẻ đẹp của đầm Chuồn tựa bức tranh sơn thủy hữu tình

Hoặc du khách cũng có thể ngồi trên đò, thả trôi giữa dòng nước để ngắm cảnh với góc nhìn đặc biệt hơn.  Đảm bảo bạn sẽ cảm thấy tinh thần thư thái, cân bằng trở lại sau chuỗi ngày bận rộn.

Ngoài ra, đến đầm Chuồn, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh đẹp tại một số điểm tham quan khác. Như: Gà Đá Bạc, Cửa Tư Hiền, đình làng An Truyền, chùa Túy Vân.

Ngắm bình minh và hoàng hôn trên đầm Chuồn Huế

Ngắm bình minh và hoàng hôn đầm Chuồn là trải nghiệm khiến du khách nhớ mãi không quên khi đến đầm Chuồn Huế. Sáng sớm, khi ánh mặt trời đỏ rực từ từ nhô lên, in bóng xuống mặt nước. Bạn sẽ thấy cả vùng đầm phá như sáng rực lên. Ánh nắng ban mai lung linh soi chiếu xuống mặt nước, lấp lánh như bức tranh dát vàng.

Đầm chuồn Huế
Bình minh đẹp đến nao lòng trên đầm Chuồn

Cảnh tượng rực rỡ không kém thứ hai trong ngày là khi hoàng hôn buông. Khoảng thời gian từ 16h00 đến 17h30 chiều hằng ngày. Lúc này, sắc tím đỏ nhuộm khắp không gian bầu trời, mặt nước. Bức tranh hoàng hôn rực rỡ, lãng mạn, hứa hẹn giúp bạn có “background” cho loạt ảnh “so deep”.

Đầm chuồn Huế
Bình minh là hoàng hôn là hai thời khắc đẹp nhất tại đây

Sáng sớm và chiều cũng là khoảng thời gian ngư dân đi thả lưới, đánh bắt cá tôm trên đầm Chuồn Huế. Cảnh tượng mua bán, đánh bắt nhộn nhịp từ trên các con thuyền mang đến cảm giác yên bình, hiền hòa đến lạ.

Check-in “sống ảo” thu về những bức hình cực chất

Như Dulichsontra.com đã bật mí, hoàng hôn và bình minh là hai thời điểm đẹp nhất tại đầm Chuồn Huế. Hãy cố gắng canh đúng khoảng thời gian này để “săn” được loạt ảnh “nghìn likes” tại đầm Chuồn nhé.

Đầm chuồn Huế
Check-in tại Đầm Chuồn là “nhiệm vụ” không thể thiếu với các tín đồ du lịch

Ánh sáng mặt trời rực rỡ, lung linh huyền ảo sẽ ủng hộ bạn tha hồ “sống ảo”. Ngồi dạo chơi trên những chiếc thuyền nhỏ, vừa ngắm cảnh, đánh bắt hải sản, câu cá, vừa chụp ảnh. Hay đi trên cây cầu tre nối liền với các nhà chồ. Tất cả đều là góc chụp ảnh thần thánh dành cho các tín đồ mê “xê dịch”

>>> Tham khảo: Bảng giá vé tham quan Huế  mới nhất

Hòa mình và tìm hiểu về cuộc sống của ngư dân địa phương

Bình dị, mộc mạc, thanh bình – Đó là những từ dùng để miêu tả cuộc sống của người dân địa phương chân chất nơi đây. Quanh năm họ gắn bó với nghề chài lưới, lênh đênh trên sóng nước. Mọi hoạt động, sinh hoạt diễn ra một cách đơn giản, nhẹ nhàng, nương theo quy luật của tự nhiên, sông nước, Mặt Trời, Mặt Trăng.

Đầm chuồn Huế
Đầm Chuồn được thiên nhiên ưu ái nguồn loại thủy sản phong phú, tươi ngon.

Cũng giống như người dân ở bao làng chài khác, người dân đầm Chuồn Huế cần mẫn với công việc từ 6 giờ tối hôm trước đến tận sáng sớm hôm sau.

Cuộc sống mưu sinh tuy vất vả, nhưng niềm vui của họ là nguồn cá tôm luôn có sẵn, mang lại thu nhập ổn định. Cuộc sống dẫu còn nhiều nhọc nhằn, nhưng họ vẫn vui niềm vui được gắn bó với sống nước quê hương thanh bình.

Thưởng thức ẩm thực trên truyền ngay giữa đầm Chuồn Huế

Một trải nghiệm “độc nhất vô nhị” khi đến đầm Chuồn mà bạn sẽ khó bắt gặp ở những nơi khác. Đó chính là theo chân ngư dân đi thả lưới, đánh bắt cá tôm, cào lươn.

Sau những giây phút vất vả đánh bắt, bạn sẽ được tự thưởng thành quả cho chính mình. Đó là trực tiếp chế biến các món hải sản, thưởng thức ngay tại chỗ.

Đầm chuồn Huế
Đầm Chuồn có hàng trăm loài cá, tôm, bạch tuộc, ghẹ, cua.

Bạn cũng có thể “order” thêm các món ăn cực phong phú trong menu. Thủy hải sản tại đầm Chuồn Huế nổi tiếng tươi, ngon, ngọt thịt, đặc biệt hoàn toàn tự nhiên. Giá cả tại đầm Chuồn cũng “hạt dẻ” vô cùng.

Các món hải sản được chế biến công phu, chuẩn hương vị ẩm thực cố đô. Đảm bảo ăn một lần, thực khách sẽ nhớ mãi không quên.

Tham quan làng An Truyền, trải nghiệm sự bình yên

An Tuyền (Làng Chuồn) là ngôi làng cổ có lịch sử hơn 600 năm hình thành, phát triển. Làng An Truyền tọa lác cách trung tâm thành phố khoảng 10km về hướng Đông Bắc. Làm nằm rất gần đầm Chuồn Huế – phá Tam Giang.

Đến đây, bạn sẽ được ghé thăm đình làng Chuồn (Đình làng An Truyền), đình Thành Hoàng ở Đồng Miệu. Ngoài ra, làng An Truyền còn có nhà thờ họ Hồ, lăng cụ tổ họ Hồ. Đây đều là những nơi lưu giữ nét văn hóa tâm linh của xóm vạn đò.

Đầm chuồn Huế
Làng An Truyền tọa lác cách trung tâm thành phố khoảng 10km

Tại làng, còn có cửa Tư Hiền, khu ga Đá Bạc, chùa Túy Vân, chợ nổi Vinh Hiền. Du khách sẽ có thể cảm nhận trọn vẹn nét đẹp cùng miền quê sông nước giữa lòng cố đô khi đặt chân đến các địa điểm này.

Hòa mình vào lễ hội làng Chuồn độc đáo

Nếu sắp xếp được thời gian du lịch cố đô vào tháng 7 Âm lịch, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội làng Chuồn. Hội làng Chuồn (làng An Truyền) là lễ hội lớn nhất trong năm diễn ra tại đầm Chuồn Huế. Đây cũng là một trong những lễ hội truyền thống nổi bật trong văn hoá mảnh đất cố đô.

Hầu hết các cẩm nang du lịch Huế đều điểm tên lễ hội này. Lễ hội làng Chuồn diễn ra vào các ngày 15, 16 và 17/7 Âm lịch. Lễ hội bắt đầu vào sáng sớm.

Đầm chuồn Huế
Lễ hội Làng Chuồn có nhiều nét tưởng đồng, nhưng cũng có điểm đặc sắc khác biệt so với các lễ Tế ở các vùng miền khác.

Ấn tượng đầu tiên của du khách khi hòa mình vào không khí náo nhiệt của lễ hội chính là vô số sắc màu rực rỡ. Các thành viên trong đám rước hội sẽ mặc những bộ lễ phục cổ truyền nhiều màu sắc.

Đám rước thu hút hàng trăm người dân địa phương và cả du khách. Tất cả tạo nên bầu không khí trang nghiêm nhưng không kém phần rộn ràng. Không khí của lễ hội đầm Chuồn Huế vừa bình dị, vừa đậm chất tâm linh.

Khu du lịch đầm Chuồn Huế có món gì ngon nên thử

Ngoài chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên mỹ miều. Hòa mình cùng cuộc sống thường nhật của người dân địa phương. Hay chụp ảnh “sống ảo” thả ga. Thì thưởng thức thủy hải sản, đặc sản đặc sắc tại đầm Chuồn cũng lôi cuốn du khách.

Các loại hải sản

Như Dulichsontra.com đã chia sẻ, đầm Chuồn Huế có nguồn lợi cá tôm cực dồi dào. Trong đó có 5 loài cá quý, ngon “nức nở” mà bạn nhất định phải thử. Từ cá, tôm đất, cua sông, ghẹ, nghêu, sò, ốc… tất cả đều được chế biến ngay tại đầm.

Đầm chuồn Huế
Đầm Chuồn có nguồn lợi cá tôm cực dồi dào

Nguyên liệu vốn tươi ngon, nên chỉ cần hấp với rau, nấu lẩu. Hay đem nướng chín là đã thơm ngon khó cưỡng, lại giữ nguyên được hương vị. Hải sản tươi sống được đánh bắt tại chỗ nên giá cả tương đối “hạt dẻ”. Ngoài thưởng thức ngay tại quán, du khách đến đầm Chuồn Huế còn thường mua hải sản tươi sống mang về.

Bánh khoái cá kình

Nhắc đến món ngon nổi tiếng của khu đầm nước lợ, không thể thiếu món bánh khoái cá kình. Sở dĩ được gọi là bánh khoái, xuất phát từ chính cách làm bánh.

Đầm chuồn Huế
Bánh khoái cá kình là món ăn độc đáo, chỉ có ở Huế.

Bánh khoái cũng có phần vỏ bánh làm từ bột gạo. Nhưng thay vì kích thước to như bánh xèo Đà Nẵng, bánh khoái đầm Chuồn Huế nhỏ hơn, phần vỏ cũng dày, giòn rụm hơn. Khi đổ bánh trên các chảo nhỏ trên bếp củi hay bếp than, thường có khói nghi ngút bốc lên.

Bạn có thể thưởng thức bánh khoái tôm thịt, bánh khoái thịt, chả, mực, hay bánh khoái cá kình khi đến đầm Chuồn Huế. Mỗi chiếc bánh có nguyên một con cá kình to vừa phải. Thịt cá mềm, ngọt, thơm phức. Hòa quyện với vỏ bánh giòn tan. Thêm chút rau hành, giá… Tất cả tạo nên món bánh ngon nức lòng.

Cháo bột sắt

Cháo bột sắt – bánh canh tiếp tục là món ngon không nên bỏ lỡ khi đến đầm Chuồn Huế. Cháo bột sắt –  Cháo bánh canh nức tiếng gần xa nhờ cách chế biến cầu kỳ của các bà, các cô người Huế.

Đầm chuồn Huế
Cháo bột được nấu từ bột gạo, bột mỳ hoặc bột lọc

Món bánh canh Huế được nấu từ bột gạo, bột mỳ hoặc bột lọc. Bột được nhồi tay, cắt thủ công, sau đó nhúng vào nồi nước dùng đang sôi sùng sục cho tới khi sợi bánh chín đều.

Ngoài sợi bột, “linh hồn” của món cháo bột sắt còn nằm ở nước dùng. Nước dùng được ninh từ tôm, cua, cá lóc, chả cua, chả heo… nêm cùng gia vị, mắm Huế. Tất cả khiến nước dùng đậm đà, ngọt thanh tự nhiên.

Bún nghệ xào lòng

Bún nghệ xào lòng là món ăn đặc biệt, ít nơi nào có. Món ăn này gồm 3 thành phần chính là lòng lợn, bún, nghệ tươi. Khi thực khách “order” tô bún nghệ, chủ hàng gắp một vắt bún. Tiếp đó, múc lòng xào, thêm một thìa nghệ tươi xay, tiêu, ớt tươi, rau răm, hành…

Đầm chuồn Huế
Món ăn này gồm 3 thành phần chính là lòng lợn, bún, nghệ tươi.

Bát bún nghệ nóng hổi có sự hòa quyện của bún gạo thơm nức hương nghệ tươi. Cùng với đó là vị béo ngậy, dai giòn của lòng heo, gan, huyết heo. Thêm chút thơm của rau răm, cay nồng của tiêu ớt. Đảm bảo bạn sẽ ăn hoài cũng không thấy chán!

Bánh bột lọc

Đi du lịch đầm Chuồn Huế, đừng bỏ qua món bánh bột lọc. Bánh lọc Huế được mệnh danh là món bánh đã làm nên thương hiệu của ẩm thực chốn kinh kỳ.

Món ăn ra đời ra rất lâu, gắn liền với người dân xứ Huế bao đời. Bánh bột lọc có nhiều loại, đó là bánh lọc trần hay bánh lọc gói lá.

Đầm chuồn Huế
Phổ biến nhất là bánh lọc nhân tôm thịt

Ấn tượng đầu tiên khi thưởng thức món bánh lọc chính là lớp vỏ bánh trong suốt, được làm từ bột lọc. Vỏ bánh dẻo mềm, trong veo, nhìn rõ được phần nhân đầy đặn bên trong. Cắn một miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận ngay đầu tiên vị dai dẻo của phần vỏ và hương vị đậm đà của nhân.

Gợi ý những quán ăn, nhà hàng ở đầm Chuồn Huế

Tại địa điểm du lịch nổi tiếng này, có vô số lựa chọn dành cho thực khách. Đa số các hàng quán đều có phong cách bình dân, gần gũi. Menu quán phong phú, tất cả đều tươi ngon, giá thành hợp lý.

Dưới đây là LIST những hàng quán tại đầm Chuồn Huế mà Sơn Trà Travel sưu tầm được:

  • Đầm Chuồn Hội Quán Huế
  • Đầm chuồn Hương Quán Huế
  • Chuon Lagoon Restaurant
  • Đầm Chuồn An Phú
  • Cơm hến Hoa Đông
Đầm chuồn Huế
Khu nhà hàng, quán ăn tại đầm Chuồn Huế mang đến cho thực khách cảm giác dùng bữa trong không gian thoáng mát.

Những nhà hàng, quán đầm Chuồn Huế này tọa lạc ngay trên mặt đầm. Được tạo nên từ những căn nhà chòi nhỏ xinh, kiên cố, nối với nhau bằng cầu tre. Khu nhà hàng, quán ăn tại đầm Chuồn Huế mang đến cho thực khách cảm giác dùng bữa trong không gian mới lạ, thoáng mát.

Các nhà hàng, quán ăn đầm Chuồn Huế chuyên phục vụ các món hải sản nước lợ đặc trưng. Tất cả đều tươi rói, thơm ngon vì được đánh bắt ngay tại đầm.

Đi chơi đầm Chuồn Huế mua gì làm quà?

Sau mỗi chuyến du lịch, chắc hẳn du khách đều muốn mang sản vật địa phương về làm quà. Đầm Chuồn là chốn lý tưởng để bạn tham quan, vui chơi và mua các đặc sản cố đô.

+ Các đặc sản đầm Chuồn Huế thích hợp mua làm quà

Vùng sông nước đầm phá được thiên nhiên ưu đãi nguồn lợi hải sản phong phú. Do đó, nếu ở những địa phương gần Huế, bạn có thể mua thủy hải sản, trữ lạnh mang về làm quà. Đảm bảo, sản vật đặc biệt tươi ngon này khiến ai nhận cũng thích mê.

Nếu không tiện bảo quản, di chuyển, bạn cũng hoàn toàn yên tâm. Bởi tại đầm Chuồn Huế còn nhiều đặc sản khác cũng đặc sản không kém.

Đầm chuồn Huế
Nhiều thức quà đặc sắc được bày bán quanh khu vực đầm Chuồn

Rượu làng Chuồn nổi danh đất Huế, bánh Tét làng Chuồn, tôm chua Huế, cá khô. Hay các loại ruốc, mắm sò Lăng Cô, mắm rò, nước mắm, mắm nêm, mắm tôm. Tất cả đều là đặc sản được lòng du khách.

Bạn có thể tìm thấy ngay ngay tại phá đầm Chuồn những sản vật này. Ngoài ra, kẹo mè xửng Huế, kẹo cau, kẹo lạc, bánh ép Huế… cũng là những thức quà phổ biến, được du khách chọn mua nhiều.

Đầm chuồn Huế
Nem tré Huế nổi tiếng thơm ngon

+ Chợ đầm Chuồn Huế – Địa chỉ mua sắm lý tưởng

Một địa điểm lý tưởng để bạn có thể tìm mua tất tần tật các sản vật Huế kể trên chính là chợ đầm Chuồn. Chợ là nơi các ngư dân tập trung buôn bán hải sản đánh bắt được trong ngày. Ngoài ra, còn vô số đặc sản khác cũng được bày bán tại đây.

Đầm chuồn Huế
Bạn có thể mua hải sản tươi, sau đó nhờ người dân chế biến bánh khoái khi đi chợ

Chợ địa phương còn là nơi để du khách hòa mình cùng nhịp sống thường nhật, tìm hiểu văn hóa, nếp sống người dân. Một điều đặc biệt thú vị khi đến chợ đầm Chuồn là bạn có thể mua hải sản tươi, sau đó nhờ người dân chế biến bánh khoái ngay tại chỗ.

Địa điểm du lịch nổi tiếng gần đầm Chuồn Huế nhất

Bức tranh bình minh hay hoàng hôn trên đầm Chuồn là những cảnh tượng mỹ lệ của tự nhiên ban tặng mà du khách đừng bỏ lỡ. Ngoài ra, gần đầm Chuồn còn một số điểm đến khác mà bạn có thể kết hợp để hành trình thêm phong phú, trọn vẹn.

Rừng ngập mặn Rú Chá

Rời khỏi đầm Chuồn Huế, di chuyển thêm khoảng 15 phút trên mặt sông, bạn sẽ tới rú Chá. Đây là khu rừng ngập mặn đặc hữu của phá Tam Giang. Lạc vào Rú Chá, du khách sẽ tưởng chừng như mình đang lênh đênh giữa chốn sông nước miền Tây ngay trong lòng kinh đô.

Đầm Chuồn Huế
Rú Chá – khu rừng ngập mặn đặc hữu của phá Tam Giang

Không gian yên bình, mát lạnh, hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Bởi bao quanh Rú Chá là hệ thống cây rừng trên mặt nước, che phủ cả một khu vực rộng lớn. Đây là điểm hẹn không nên bỏ qua, hứa hẹn mang đến cho du khách trải nghiệm khó quên.

Biển Thuận An

Bãi biển Thuận An thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 15km, đây là bãi biển nổi tiếng bậc nhất cố đô.

Biển Thuận An nằm gần Đầm chuồn Huế
Biển Thuận An nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ

Theo kinh nghiệm của các tín đồ du lịch, thời gian vi vu biển Thuận An lý tưởng nhất cũng trùng với thời gian khám phá đầm Chuồn. Do đó, bạn có thể kết hợp tắm biển Thuận An trong chuyến đi khu du lịch đầm Chuồn Huế.

Không hổ danh là một trong những bãi biển đẹp nhất xứ Huế. Biển Thuận An nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ. Cảnh vật thơ mộng nhờ bãi cát trắng mịn trải dài. Làn nước xanh trong, dịu êm, thích hợp để du khách thỏa thích vẫy vùng.

Du lịch đầm Chuồn Huế và một số lưu ý khi khám phá

Trên đây là toàn bộ REVIEW chi tiết về khu đầm phá nổi tiếng bậc nhất Huế mộng mơ. Đảm bảo, bạn sẽ không hề hối tiếc khi thêm địa điểm này vào hành trình rong ruổi xứ Huế. Cuối cùng, hãy “bỏ túi” một vài kinh nghiệm mà Dulichsontra.com dành cho bạn ngay bên dưới:

  • Là khu du lịch sông nước, do đó bạn nên cẩn thận khi vui chơi tại đây. Đặc biệt, nếu đi cùng người già, trẻ em, hãy chú ý cẩn thận, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi di chuyển trên nhà chòi,các cây cầu giữa đầm.
  • Nếu muốn ngồi thuyền lênh đênh dạo chơi trên mặt đầm, nhớ mang áo phao đầy đủ.
Đầm chuồn Huế
Du lịch đầm Chuồn mùa khô là lý tưởng nhất
  • Đừng quên chuẩn bị kem chống nắng, mặc áo dài tay, nón vành rộng để bảo vệ làn da. Ưu tiên trang phục mát mẻ, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Bởi thời tiết ở đầm Chuồn ở Huế có nắng nhiều, đặc biệt vào buổi trưa, đầu giờ chiều.
  • Thời gian thích hợp nhất để “săn” bình minh trên đầm là từ 04h30 – 06h00. Còn khoảnh khắc đón hoàng hôn sẽ là từ khoảng 16h00 – 17h00.
  • Tham quan đầm Chuồn, du khách còn thường kết hợp ghé thăm đình làng Chuồn, chùa làng, nhà thờ họ. Đây là những điểm đến trang nghiêm, yêu cầu du khách mặc trang phục kín đáo, lịch sự.
Đầm chuồn Huế
Đầm Chuồn có không gian thoáng mát, thơ mộng

Bức tranh hoàng hôn hay khoảnh khắc bình minh lên trên đầm Chuồn Huế là cảnh tượng đẹp đến nao lòng. Do đó, bạn sẽ trầm trồ khi ghé thăm nơi đây nào những thời điểm này. Ngoài ra, đầm Chuồn còn vô vàn điều đặc sắc đón chờ du khách trải nghiệm. Điều này có đúng hay không? Hãy trực tiếp mục sở thị để có cho mình cảm nhận riêng, trọn vẹn nhất nhé!

XEM THÊM:

Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *