Top 5 hội quán ở Hội An – Tất tần tật những điều bạn muốn biết

“Hội quán” là tên gọi dùng để chỉ “ngôi nhà chung” của những Hoa Kiều ở Hội An trong khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Hội quán được người Hoa xây dựng xuất phát từ nhu cầu gặp gỡ đồng hương để chuyện trò, giao thương và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Ngày nay, các hội quán trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn. Đến du lịch Hội An, bên cạnh khám phá phố cổ, thưởng thức ẩm thực, Sơn Trà Travel khuyên bạn không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm top 5 hội quán ở Hội An.

Giới thiệu chung về top 5 hội quán ở Hội An

Hội An là một đô thị cổ, tọa lạc ở phía hạ lưu sông Thu Bồn, vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam. Khoảng thế kỷ XVII – XVIII, nơi này với những lợi thế về khí hậu, vị trí địa lý: Vừa có sông, cảng biển, phố thị… đã trở thành một thương cảng quốc tế hưng thịnh, sầm uất, trên bến dưới thuyền.

Các thương nhân Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha Trung Quốc… đến Hội An giao thương, buôn bán tấp nập. Hội An cũng dần trở thành nơi sinh sống và làm ăn của một bộ phận người Trung Hoa. Cộng đồng Hoa Kiều tại Hội An thường xuyên gặp gỡ, hội họp, từ đó nảy sinh nhu cầu có một “ngôi nhà chung”.

Trong thời gian này, họ đã xây dựng các hội quán để làm nơi gặp gỡ, sinh hoạt tâm linh chung của cộng đồng. Cho đến nay, những công trình kiến trúc này vẫn lưu giữ vẹn nguyên nét kiến trúc cổ xưa, hài hòa và tô điểm thêm cho vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của phố Hội.

Các hội quán là nơi gặp gỡ, sinh hoạt tâm linh chung của cộng đồng người Hoa ở Hội An
Các hội quán là nơi gặp gỡ, sinh hoạt tâm linh chung của cộng đồng người Hoa ở Hội An

Top các hội quán ở Hội An bao gồm 5 hội quán, nhưng hãy yên tâm là bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể khám phá hết toàn bộ những hội quán này.

Bởi, 5 hội quán đều tọa lạc ngay trung tâm Hội An. Du khách sẽ không phải bỏ quá nhiều thời gian di chuyển và chỉ mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ để khám phá hết 5 kiến trúc hội quán cổ. Các hội quán nằm trên trục đường trung tâm nhất phố cổ, bắt đầu từ đường Nguyễn Duy Hiệu đến hết con đường Trần Phú.

Thời gian lý tưởng nhất để khám phá top 5 hội quán ở Hội An

Nếu bạn là một tín đồ du lịch yêu lịch sử, văn hóa, lại muốn thỏa thích check-in ở nhiều địa điểm du lịch thì Hội An chính là điểm đến lý tưởng dành cho bạn.  Đến Hội An, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm các hội quán.

Các hội quán đều là địa điểm du lịch trong nhà, do đó du khách có thể đến thăm vào bất kỳ mùa nào trong năm, tùy vào điều kiện về lịch trình, thời gian. Mỗi mùa, Hội An đều khoác lên mình một vẻ đẹp riêng, quyến rũ du khách thập phương tìm đến.

Mỗi mùa, Hội An mang một vẻ đẹp riêng
Mỗi mùa, Hội An mang một vẻ đẹp riêng
  • Mùa mưa (Khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm): Nếu đến Hội An vào thời điểm này, bạn sẽ được ngắm nhìn đô thị cổ chìm trong màn mưa chiều lất phất. Những mái ngói rêu phong, bức tường vàng cổ kính sẽ càng thêm nhuốm màu thời gian, tạo nên không gian cực “deep”, nhẹ nhàng, lãng mạn vô cùng.
  • Mùa khô (Khoảng từ tháng 3 đến tháng 12 hằng năm): Sơn Trà Travel tin rằng đây là thời điểm lý tưởng nhất để du khách đến phố cổ và khám phá hội quán của Hội An. Bởi thời tiết lúc này có nắng đẹp suốt cả ngày, ít mưa. Bạn sẽ dễ dành di chuyển giữa các địa điểm du lịch khác nhau.
  • Dịp đầu xuân, năm mới, lễ Tết: Bạn cũng có thể chọn đến Hội An, thăm các hội quán trong dịp này. Tại phố cổ, các hội quán, chùa cổ… thường tổ chức nhiều lễ hội thu hút du khách thập phương đổ về vào dịp đầu xuân năm mới.

Giờ mở cửa, giá vé tham quan những hội quán ở Hội An

+ Giờ mở cửa: Các hội quán ở Hội An mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần, từ 7h00 sáng đến 17h00 hàng ngày.

+ Giá vé:

  • Hội quán Dương Thương; Hội quán Hải Nam: Miễn phí.
  • Hội quán Quảng Đông; Hội quán Phúc Kiến; Hội quán Triều Châu: 80.000 đồng/3 địa điểm.
Có 2/5 hội quán mở cửa đón khách miễn phí
Có 2/5 hội quán mở cửa đón khách miễn phí

Sơn Trà Travel sẽ đưa bạn khám phá vẻ đẹp của top 5 hội quán ở Hội An

Có thể ví von rằng, các hội quán chính là những “người bạn” đã đồng hành cùng với phố Hội trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến thiên của thời cuộc. Bởi lẽ, các hội quán đều được xây dựng từ hàng trăm năm qua, từ khi Hội An còn là một thương cảng hưng thịnh cho đến phố cổ nổi tiếng khắp thế giới, trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận như ngày nay.

Các hội quán ở Hội An không đơn thuần là nơi thờ cúng các vị thần, địa điểm giao lưu, sinh hoạt tâm linh của Hoa Kiều mà ngày nay còn trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng.

1. Hội quán Phúc Kiến

  • Địa chỉ: Số 46 đường Trần Phú, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.

Sở dĩ đây là hội quán đầu tiên mà Sơn Trà Travel giới thiệu đến các bạn, là bởi trong số 5 hội quán phố cổ, hội quán Phúc Kiến có quy mô rộng lớn, thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người, được du khách tìm đến tham quan nhiều nhất.

Tiền thân hội quán Phúc Kiến Hội An là một gian miếu nhỏ, được dựng lên năm 1697 để thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa với sự hỗ trợ và đóng góp của đồng bào người Trung Hoa ở Hội An, hội quán Phúc Kiến ngày được mở rộng quy mô.

Hội quán Phúc Kiến thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người
Hội quán Phúc Kiến thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người

Công trình có kiến trúc theo kiểu chữ Tam, theo thứ tự: Cổng tam quan; Sân; Hai dãy nhà Đông Tây; Chính điện; Sân sau Hậu điện. Kiến trúc hội quán được đầu tư xây dựng vô cùng tinh xảo, tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Trung Hoa nhưng vẫn hài hòa với vẻ đẹp đô thị cổ Hội An.

2. Hội quán Quảng Đông

  • Địa chỉ: Số 176 đường Trần Phú, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.

Hội quán tiếp theo trong 5 hội quán ở Hội An mà Sơn Trà Travel muốn giới thiệu chính là hội quán Quảng Đông (Hội quán Quảng Triệu).

Hội quán này được người Hoa góp công sức, tiền của xây dựng vào năm 1885. Mục đích ban đầu là để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử.

Hội quán Quảng Đông được xây dựng vào năm 1885
Hội quán Quảng Đông được xây dựng từ năm 1885

Từ năm 1911, hội quán Quảng Đông chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hội quán Quảng Đông sử dụng kết hợp hai chất liệu đá và gỗ để xây dựng, tạo nên không gian bề thế, uy nghiêm và không kém phần lộng lẫy.

Trước sân của hội quán có hồ nước lớn, đắp nổi hình rồng uốn lượn uyển chuyển theo tích “lý ngư hoá long”. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm sứ, các văn bản ghi lại cuộc sống của cộng đồng người Quảng Đông ở Hội An.

3. Hội quán Dương Thương

  • Địa chỉ: Số 64 Trần Phú, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.

Hội quán Dương Thương còn được gọi với tên gọi khác là hội quán Trung Hoa hay hội quán Ngũ Bang. Sở dĩ còn có tên gọi là hội quán Ngũ Bang là bởi nơi này được các thương nhân của 5 ban là: Gia Ứng, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Quảng Đông đóng góp xây dựng vào năm 1741.

Cũng chính vì vậy, kiến trúc hội quán Dương Thương in đậm nét phong cách kiến trúc Trung Quốc. Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Dương Thương vẫn giữ gần như nguyên trạng kiến trúc nguyên thủy.

Hội quán Dương Thương còn có tên gọi là hội quán Ngũ Bang
Hội quán Dương Thương còn có tên gọi là hội quán Ngũ Bang

Hội quán Dương Thương ngoài thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu còn thờ thần Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ và mô hình thuyền buồm – mẫu thuyền được người Hoa dùng làm phương tiện hàng hải giao thương.

4. Hội quán Hải Nam

  • Địa chỉ: Số 10 đường Trần Phú, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.

Hội quán Hải Nam (Quỳnh Phủ hội quán) được người Trung Hoa bang Hải Nam góp tiền xây dựng nên vào năm 1875.

Ra đời sau các hội quán còn lại, nhưng hội quán Hải Nam vẫn khẳng định được vai trò và nét đặc sắc riêng có. Hội quán Hải Nam ra đời ban đầu làm nơi thờ cúng 108 thương nhân người Hoa – những “Nghĩa Liệt Chiêu ứng”.

Hội quán Hải Nam được thiết kế theo mô hình chữ “Quốc”
Hội quán Hải Nam được thiết kế theo mô hình chữ “Quốc”

Hội quán Hải Nam được thiết kế theo mô hình chữ “Quốc”, có quy mô rộng lớn với Nhà tiền điện; Chính điện và 2 nhà Đông, Tây. Chính điện là không gian lộng lẫy, trang nghiêm với các hàng cột lớn đứng trên những chân tảng bằng đá cẩm thạch.

>>> Gợi ý: Tham quan chùa Viên Giác | Tìm về chốn an lạc nơi phố Hội

5. Hội quán Triều Châu

  • Địa chỉ: Số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu, phường Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam.

Nếu 4 hội quán trên đều nằm trên trục đường Trần Phú thì hội quán Triều Châu lại tọa lạc trên tuyến đường Nguyễn Duy Hiệu – Hướng về biển Cửa Đại.

Được xây dựng năm 1845. Đây là nơi thờ thần Phục Ba – Vị trần chuyên chế ngự sóng gió, gửi gắm mong cầu của người dân về những chuyến ra khơi trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió.

Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu

Cũng như các hội quán của Hội An khác, hội quán Triều Châu ra đời phục vụ nhu cầu gặp gỡ hội đồng hương và sinh hoạt văn hóa – tâm linh của người Hoa Kiều thời bấy giờ. Đây là một trong những công trình có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc cổ tại Hội An.

Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch, hội quán Triều Châu tổ chức lễ cúng Nguyên tiêu và giỗ tổ tiền hiền rất linh đình, thu hút đông đảo du khách thập phương, người Hoa gốc Triều Châu ở Hội An và các tỉnh thành lân cận đến tham gia.

Hội An có vô số địa điểm nổi tiếng cùng nhiều món ăn hấp dẫn mà chắc chắn bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu bỏ lỡ. Do đó, hãy lên một lịch trình khoa học trước khi lên đường vi vu phố Hội. Sơn Trà Travel gợi ý bạn có thể tham khảo tour Hội An 1 ngày để lên kế hoạch cho chuyến đi đến phố Hội.

Những trải nghiệm thú vị đang chờ bạn khi đến Top 5 hội quán ở Hội An

Ngày nay, những hội quán ở phố cổ được trùng tu, gìn giữ cẩn thận và trở thành là điểm tham quan nổi tiếng. Tất cả đều nằm gần nhau, thuận tiện cho du khách kết hợp khám phá. Đến đây, các bạn sẽ được trải nghiệm những gì?

Tìm hiểu lịch sử, khám phá kiến trúc độc đáo

Các hội quán tại Hội An là nơi sinh hoạt đồng hương, thờ cúng các vị thần bảo trợ và những bậc tiền hiền của từng bang. Do đó đến đây, những du khách yêu thích văn hóa, lịch sử sẽ có cơ hội tìm hiểu, làm giàu thêm vốn kiến thức của mình.

Bạn sẽ được biết lịch sử ra đời, nguồn gốc tên gọi hay các lần trùng tu sửa chữa cụ thể của từng hội quán. Chẳng hạn như khi khám phá hội quán Phúc Kiến – Hội quán lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Hội An, du khách sẽ không khỏi bất ngờ khi biết được rằng xưa kia, khu vực hội quán Phúc Kiến tọa lạc là một rừng cây rậm rạp. Còn dãy phố trước hội quán ngày nay là một dòng sông.

Đồng thời, trong hành trình khám phá hội quán, du khách còn được tìm hiểu, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, đẹp đến ngỡ ngàng, in đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa của các hội quan.

Tham gia các lễ hội, hoạt động tín ngưỡng

Cổng hội quán Triều Châu
Cổng hội quán Triều Châu

Hằng năm, xuân thu nhị kỳ, tại các hội quán đều tổ chức lễ hội, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thu hút đông đảo người dân, cộng đồng người Hoa tại Hội An – Quảng Nam và các tỉnh thành lân cận về dự. Do đó, nếu sắp xếp được thời gian, bạn có thể chọn thời điểm khám phá hội quán của Hội An và các dịp này.

Chẳng hạn, hàng năm, hội quán Triều Châu sẽ tổ chức lễ cúng tiền hiền, cầu bình an, cầu phước rất lớn vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng).

Check-in trong không gian cổ kính

Các hội quán tọa lạc trong không gian cổ kính, rộng lớn và yên bình của Hội An. Do đó đến đây, du khách còn được dịp dạo chơi, ngắm cảnh và đừng quên lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong không gian đậm chất phố cổ nhé!

Sơn Trà Travel gợi ý các bạn nữ nên chọn cho mình những bộ áo dài truyền thống/áo dài cách tân vừa trang trọng, lịch sự vừa không kém phần thướt tha, duyên dáng. Đảm bảo bạn sẽ có bộ ảnh vô cùng ấn tượng trong hành trình khám phá các hội quán.

Kinh nghiệm tham quan các hội quán ở Hội An

  • Trong số các hội quán ở phố cổ, hội quán Phúc Kiến, hội quán Hải Nam, hội quán Dương Thương và hội quán Quảng Đông đều nằm trên đường Trần Phú. Duy chỉ có hội quán Triều Châu tọa lạc tại tuyến đường Nguyễn Duy Hiệu (từ đường Trần Phú chạy về hướng biển Cửa Đại). Do đó, hãy nắm rõ địa chỉ đến các hội quán để sắp xếp lịch trình cho phù hợp.
  • Khi đi thăm một trong 5 hội quán ở Hội An, hãy mặc trang phục lịch sự, kín đáo bởi đây là những điểm đến văn hóa, tâm linh trang trọng.
Nên mặc trang phục kín đáo, lịch sử khi đến các địa điểm trang nghiêm như hội quán, nhà cổ, chùa cổ
Nên mặc trang phục kín đáo, lịch sử khi đến các địa điểm trang nghiêm như hội quán, nhà cổ, chùa cổ
  • Nhớ chuẩn bị mũ nón, áo khoác, bôi kem chống nắng đầy đủ trước khi đi để bảo vệ làn da trong hành trình vi vu phố cổ.
  • Không chen lấn khi tham quan hội quán. Luôn giữ tác phong lịch sự. Không ăn uống trong hội quán, đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung.
  • Không nên chỉ tay vào các đồ vật, các tượng thờ bên trong các hội quán bởi đây là một hành động khiếm nhã.
  • Vào dịp đầu xuân năm mới hay các ngày rằm Âm lịch, tại hội quán thường tổ chức các lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương về dự. Hãy nhớ lịch diễn ra các lễ hội để sắp xếp lịch trình của bạn nếu muốn tham gia.
  • Nếu được, hãy chuyển điện thoại sang chế độ im lặng, đảm bảo tính trang nghiêm trong không gian tâm linh.

Ngoài 5 hội quán ở Hội An, đừng bỏ lỡ những địa điểm check-in hấp dẫn không kém

+ Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An là một địa điểm check-in mà bất kỳ du khách nào khi đến với phố cổ cũng không thể bỏ qua. Nếu không bạn sẽ cực kỳ luyến tiếc đấy. Chùa Cầu còn có tên gọi là chùa Nhật Bản, được các thương nhân người Nhật xây dựng vào thế kỷ XVII.

>> Tìm hiểu về chùa Cầu Hội An | Biểu tượng đặc trưng của phố cổ

Chùa Cầu còn có tên gọi là chùa Nhật Bản
Chùa Cầu hay còn gọi là chùa Nhật Bản

+ Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch

  • Địa chỉ: Số 80 đường Trần Phú, Hội An, Quảng Nam

Bảo tàng gốm sứ Hội An là một căn nhà gỗ hai tầng giản dị nằm ngay trên tuyến đường trung tâm phố cổ. Thiết kế ngôi nhà mộc mạc, tỏa ra nét trầm lặng, an nhiên như người dân nơi đây.

Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch lưu giữ hơn 400 hiện vật tìm thấy tại các điểm khảo cổ của phố Hội
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch lưu giữ hơn 400 hiện vật tìm thấy tại các điểm khảo cổ của phố Hội

Đây là nơi lưu giữ hơn 400 hiện vật tìm thấy tại các điểm khảo cổ của phố Hội. Các hiện vật cổ này giúp phản ánh sinh động về gốm sứ mậu dịch trên biển ở thời điểm Hội An còn là một thương cảng quốc tế sầm uất.

Tìm hiểu thêm: Bảo Tàng Gốm Sứ Mậu Dịch Hội An minh chứng 1 thời phồn vinh

+ Làng lụa Hội An

  • Địa chỉ: Số 28 đường Nguyễn Tất Thành, Tân An, Hội An, Quảng Nam.
  • Giờ mở cửa: 8h00 – 21h00
  • Giá vé: 50.000 đồng/người

Làng lụa Hội An là nơi hồi sinh, lưu giữ và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa thủ công của xứ Quảng. Nơi đây lưu giữ công thức dệt lụa truyền thống với nhiều khung cửi từ thời xa xưa.

Không gian làng lụa vô cùng rộng lớn, nên thơ
Không gian làng lụa vô cùng rộng lớn, nên thơ

Đến làng lụa, bạn sẽ có cơ hội trực tiếp chiêm ngưỡng, tìm hiểu các công đoạn từ lúc thu hoạch lá dâu, cho tằm ăn cho đến các bước ươm tơ, dệt lụa của các nghệ nhân tài hoa, lành nghề.

Khu du lịch làng lụa Hội An ngày nay là một trong những địa điểm thu hút du khách ở phố cổ. Đến đây, bạn còn có thể mua về cho mình những sản phẩm lụa cao cấp, sặc sỡ, tinh tế.

+ Chợ đêm Hội An

  • Địa chỉ: Đường Nguyễn Hoàng, Hội An, Quảng Nam.

Khu chợ đêm Hội An nằm đối diện chùa Cầu. Về đêm, khu chợ thu hút du khách tập trung đổ về rất đông, vừa dạo chơi, tham quan, vừa mua sắm và thưởng thức các đặc sản địa phương.

+ Nhà cổ Tấn Ký

  • Địa chỉ: Số 101 đường Nguyễn Thái Học, Hội An, Quảng Nam.

Ngoài các hội quán ở Hội An, phố cổ còn có hệ thống những ngôi nhà cổ với kiến trúc cực đẹp mà chắc chắn bạn sẽ phải trầm trồ khi ghé thăm,

Nhà cổ Tấn Ký được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An, trở thành địa điểm check-in được giới trẻ yêu thích
Nhà cổ Tấn Ký được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An, trở thành địa điểm check-in được giới trẻ yêu thích

Trong đó, nhà cổ Tấn Ký được mệnh danh là nhà cổ đẹp nhất Hội An – Ngôi nhà cổ đầu tiên được vinh danh Di sản Quốc gia, được xem như “bảo tàng sống”, lưu giữ nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa. Đây là nơi sinh sống của 7 thế hệ nhà họ Lê.

>>> Tham khảo: Nhà cổ Phùng Hưng | Kinh nghiệm khám phá từ A-Z update mới nhất

Mua gì làm quà sau chuyến tham quan các hội quán ở Hội An

Cách để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, kỷ niệm đáng nhớ sau mỗi chuyến du lịch, ngoài các đoạn phim, thước hình, bạn còn có thể mua đặc sản địa phương hoặc những món quà lưu niệm để mang về làm kỷ niệm. Dulichsontra.com sẽ gợi ý cho các bạn những món quà nên mua khi đi du lịch, khám phá Hội An.

Đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ

Đi du lịch, chắc chắn không thể thiếu các món quà nhỏ xinh, ý nghĩa, tinh xảo mang về làm quà cho người thân, bạn bè. Đến Hội An, bạn sẽ dễ dàng tìm mua những món quà lưu niệm như đèn lồng, đồ chơi, hay các món phụ kiện nhỏ xinh như túi thổ cẩm, túi cói, ăn lụa, trang sức…được bày bán tại hầu khắp các hàng quán và chợ ở Hội An.

Các gian hàng bày bán đồ thủ công mỹ nghệ sặc sỡ sắc màu ở Hội An
Các gian hàng bày bán đồ thủ công mỹ nghệ sặc sỡ sắc màu ở Hội An

Tương ớt Hội An

Các món ăn ở phố cổ mang hương vị thơm ngon riêng có, một phần chính nhờ loại tương ớt cay nồng đặc biệt: Tương ớt Hội An.

Tương ớt Hội An có vị cay nồng, thơm ngon đặc biệt
Tương ớt Hội An có vị cay nồng, thơm ngon đặc biệt

Nếu trót “phải lòng” hương vị ẩm thực phố cổ, hãy mua tương ớt Hội An về để sử dụng cho các bữa ăn hằng ngày của gia đình bạn sau chuyến đi này nhé!

Bánh đậu xanh Hội An

Bánh đậu xanh là món ăn vặt dân dã, quen thuộc với người dân phố cổ. Khác biệt hoàn toàn với bánh đậu xanh Hải Dương, bánh đậu xanh Hội An có những hình dáng và loại nhân đa dạng. Trong đó, bánh đậu xanh nhân thịt sẽ được chia làm bánh ướt và bánh khô.

Bánh đậu xanh Hội An
Bánh đậu xanh Hội An

Một chiếc bánh đậu xanh là sự hòa quyện hoàn hảo của phần vỏ bánh bùi bùi, ngọt thơm hương đậu xanh cùng với phần nhân thịt mỡ béo ngậy.

Bánh Tổ

Bánh Tổ ở Hội An có xuất xứ từ Trung Hoa. Khi người Trung Hoa sang Hội An sinh sống, họ đã mang theo công thức làm loại bánh này, phổ biến rộng rãi tại Hội An, Quảng Nam.

Bánh Tổ là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết ở Hội An
Bánh Tổ là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết ở Hội An

Nguyên liệu chính cho món bánh Tổ là đường bát (đường nâu), gừng tươi, mè trắng, bao bọc bên ngoài chiếc bánh là lá chuối. Bánh Tổ thường được người dân địa phương sử dụng để dâng lên mâm cúng trong các dịp lễ, Tết.

>>> Gợi ý: Bánh mì Hội An có gì “hot”? | Top 12 quán ngon nức tiếng

Top 5 hội quán ở Hội An sở hữu vẻ đẹp kiến trúc, văn hóa lịch sử đặc sắc sẽ khiến du khách hài lòng khi có dịp ghé thăm. Sẽ mất không quá nhiều thời gian để bạn khám phá hết toàn bộ 5 hội quán tại phố cổ, nhưng những trải nghiệm, ấn tượng, cảm xúc đọng lại chắc rằng sẽ cực kỳ đặc biệt và đáng nhớ!

XEM THÊM:

Ngân Hà – Theo Dulichsontra.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *