Hội quán Phúc Kiến Hội An – Tất tần tật thông tin cần biết

Trong số các công trình cổ ở Hội An thì Hội quán Phúc Kiến là một địa điểm được biết tới nhiều nhất. Nhờ kiểu kiến trúc độc đáo theo kiểu Trung Hoa cùng với những giá trị về văn hóa, lịch sử. Hội quán Phúc Kiến Hội An đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Cùng khám phá địa danh này với dulichsontra.com nào

Giới thiệu đôi nét về Hội quán Phúc Kiến Hội An

Hội quán Phúc Kiến ở đâu?

Đây là một địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng. Được xây dựng ngay giữa trung tâm phố cổ, trên con đường Trần Phú, thuộc phường Cẩm Châu. Một vị trí rất dễ tìm, hơn nữa lại dễ dàng đi tới các điểm nổi tiếng khác như: Hội quán Quảng Đông, nhà cổ Phùng Hưng…

  • Địa chỉ: số 46 Trần Phú, phường Cẩm Châu, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Hội quán Phúc Kiến Hội An
Địa điểm này nằm ở đường Trần Phú, ngay trung tâm phố cổ.

Hội quán Phúc tiếng Anh gọi là gì?

Hội quán Phúc Kiến theo cách gọi trong tiếng Anh là Fukien Assembly Hall. Đây là một công trình được xây dựng dựa trên kiểu kiến trúc Trung Hoa. Với kiến trúc nguy nga, tráng kệ, được trang trí gam màu đỏ bắt mắt và hoa văn tinh xảo đã làm nổi bật thêm cho con phố cổ.

Hội quán Phúc Kiến thờ ai?

Theo người dân địa phương kể lại rằng, tiền thân của Hội quán này là một gian miếu nhỏ được lập ra để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được vớt lên từ biển Cửa Đại vào măm 1697. Bà Chúa được xem như vị thần giúp cho ngư dân và các thương nhân thuận buồm xuôi gió khi ra biển.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Hội quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Sau này, Hội quán Phúc Kiến còn được sử dụng làm gặp mặt đồng hương của người Phúc Kiến – những người sống ở Hội An từ những ngày đầu.

Lịch sử xây dựng Hội quán Phúc Kiến Hội An

Người xưa kể rằng, vào thế kỷ 17, chính xác là năm 1649 ở Trung Quốc. Trong giai đoạn nhà Thanh giệt nhà Minh đã lập ra triều đại Mãn Thanh. Nhưng các tướng lĩnh triều Minh không đồng tình, nổi dậy phản nhưng không thành công.

Nhiều người trong số họ đã lui về và đưa gia đình, vợ con của mình lên tàu vượt biển về vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Sau đó họ xin triều Nguyễn định cư ở đây và lập nên làng Minh Hương. Cộng đồng người Hoa từ các tỉnh Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam, Phúc Kiến,… cùng sinh sống và lập nên hội quán để tương trợ lẫn nhau.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Hội quán ban đầu được xây dựng bằng gỗ sau đó mới được trùng tu lại.

Sau này, hội quán được xây dựng thêm đền thờ thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo vệ sông nước, con người, của cải. Qua nhiều lần tu sửa, hội quán phúc kiến đã trở nên khang trang, đẹp hơn.

Xem thêm: Hội Quán Triều Châu Hội An – Kiến trúc Trung Hoa Giữa Phố Cổ

Hướng dẫn đường đi đến Hội quán Phúc Kiến Hội An

Như đã nói, do tọa lạc ở vị trí thuận lợi ngay trung tâm, trục trục đường chính của phố cổ nên việc di chuyển tới Hội quán rất dễ dàng.

+ Nếu đi từ Đà Nẵng bạn đi theo đường Võ Nguyên Giáp – Lạc Long Quân. Tới địa phận Hội An thì rẽ phải vào Hai Bà Trưng, tiếp tục rẽ trái vào Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Trường Tộ – Lê Lợi – Phan Châu Trinh, rẽ phải qua Trần Phú là tới.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Đường đi Hội quán từ Đà Nẵng.

+ Nếu đi từ chùa Cầu (Hội An). Bạn đi thẳng đường Nguyễn Thị Minh Khai rồi rẽ phải qua Phan Chu Trinh – rẽ trái vào đường Trần Phú, đi tới số 46 là nhà cổ đó rồi.

Nếu không biết đường bạn có thể hỏi người dân địa phương sống ở xung quanh. Họ rất nhiệt tình chỉ đường cho bạn, thậm chí có thể dẫn bạn tới tận nơi.

>> Xem thêm: Top 16 địa điểm thuê xe máy Hội An giá rẻ xe mới giao tận nơi

Giá vé và thời gian Hội quán Phúc Kiến Hội An bao nhiêu tiền?

Giờ mở cửa đón khách

  • Giờ mở cửa: từ 7h – 17h từ thứ 2 đến thứ 6

Đây là khung giờ quy định của nhà cổ Phúc Kiến, du khách nên nắm rõ nếu có ý định tới tham qua địa điểm này. Bạn có thể đến hội quán vào bất cứ ngày nào, thời điểm nào, trong khung giờ cho phép là được.

Giá vé tham quan Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến nằm trong danh sách 21 điểm tham quan tại phố cổ. Nên để vào đây bạn phải mua vé tham quan phố cổ Hội An. Với tấm vé này bạn sẽ được khám phám nhà Hội quán và thêm 2 địa điểm khác (tự chọn). Giá vé cụ thể:

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Giá vé chỉ 80k/người.
  • Giá vé đối với du khách Việt Nam: 80k/người
  • Giá vé đối với du khách quốc tế: 150k/người

Để mua vé bạn có thể đến trực tiếp tại quầy vé hoặc nếu đi tour Hội An thì sẽ được công ty lữ hành lo. Lưu ý giá vé chỉ có giá trị sử dụng trong 24 giờ thôi nhé!

>> Tìm hiểu: Bảng giá vé tham quan phố cổ Hội An cập nhật mới nhất 2022

Thời điểm thích hợp để thăm thú Hội quán Phúc Kiến Hội An

Như đã nói Hội quán mở cửa từ thứ 2 – thứ 6 nên bạn có thể đến đây vào bất cứ khi nào mình thấy hợp lý. Trừ 2 ngày cuối tuần mà một vài trường hợp hiếm hoi Hội quán đóng cửa để phục vụ mục đích tu sửa.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Hội An bạn nên đi vào các dịp diễn ra các sự kiện, lễ hội lớn. Tuy đông đúc nhưng các hoạt động sẽ được chuẩn bị chu đáo, quy mô hơn, vì thế chuyến đi của bạn cũng vui hơn.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Nếu được hãy đi đúng vào mùa diễn ra lễ hội.

Theo dulichsontra.com được biết các lễ lớn ở Hội quán diễn ra vào ngày 16/2 và 23/2 Âm lịch. Thời gian này trúng vào khoảng tháng 3. Mà từ tháng 3 – tháng 8 là mùa khô ở Hội An. Được cho là thời điểm đẹp nhất, lý tưởng nhất để tham quan, chụp hình.

Điểm đến Hội An: Làng rau Trà Quế Hội An: Từ làng nghề truyền thống đến điểm đến quốc tế

Khám phá nét kiến trúc tại Hội quán Phúc Kiến Hội An

Trong các Hội quán ở Hội An thì Hội quán Phước Kiến sở hữu không gian rộng rãi và lối liến trúc đẹp nhất. Trước đó làm bằng gỗ sau tu sửa lại bằng gạch, ngói. Các công trình, chi tiết được thiết kế và chạm trỗ tinh xảo.

+ Cổng Tam Quan

Cổng ra vào hay còn gọi là cổng Tam quan mang đậm vết tích của thời gian. Cổng được trùng tu lại lần cuối vào năm 1975. Toàn bộ được áp bằng sành sứ, phần mái cong vút lợp ngói âm dương. Tô điểm bằng những con rồng uốn lượn uy nghiêm.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Cổng Tam quan mang đậm vết tích của thời gian.

Cổng Tam Quan có 3 lối đi với 3 ý nghĩa: Thiên – Địa – Nhân. Theo quan niệm của người xưa, để tránh các luồn sinh khí xấu tràn vào bên trong nên cánh cổng ở giữa thường đóng, chỉ trừ những dịp lễ quan trọng như đám cưới hỏi, ma chay… mới mở.

+ Cá chép vượt vũ môn

Bước qua khỏi cổng Tam Quan, du khách sẽ thấy ngay một hòn non bộ với hình thượng mô phỏng cá chép hóa rồng hay còn gọi là cá chép vươt vũ môn.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Cá chép vượt vũ môn.

Đây là một truyền thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, mang ý nghĩa cá sẽ mang đến cho người dân ở đây nguồn nước dồi dào. Điểm nhấn con cá chép được chạm trổ khá sắc sảo với nhiều màu sắc, rất bắt mắt.

+ Chính Điện

Chính điện là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Phía bên phải  và bên trái thờ lần lượt thần Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nghĩ – 2 người luôn đi theo Bà để giúp đỡ, cứu muôn dân.

Ngoài ra còn có thờ 12 bà mụ, 3 Bà chúa sanh thai,… Tất cả đều bày trang trọng, linh thiêng. Xung quanh đặt nhiều hiện vật có giá trị.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Khu vực chính điện bên trong Hội quán.

+ Gian hậu tẩm

Di chuyển vào trong gian hậu tẩm, bạn sẽ thấy có những vòng nhang lớn. Những vòng nhang này có thể cháy đến hơn 1 tháng, nếu tắt thì họ sẽ thắp lại.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Nơi có những vòng nhang lớn.

Du khách tới đây thường viết một tờ giấy đầy đủ thông tin của gia đình mình đặt trên các khoanh hương và cầu mong mọi việc đều được suôn sẻ. Hương cháy hết, người trong Hội sẽ đốt chúng đi để lời ước được linh thiêng.

Các hoạt động khác tại Hội quán Phúc Kiến Hội An

Check-in sống ảo

Tuy Ban quản lý có quy định hạn chế quay phim, chụp ảnh ở các chốn linh thiêng. Nhưng không có nghĩa cấm. Tới đây bạn có thể chọn những góc mà mình thấy đẹp, ấn tượng để check-in sống ảo.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Ở đây có nhiều góc cho bạn chụp ảnh sống ảo.

Trong đó, cổng Tam Quan và cá chép vượt vũ môn hay khu vực treo vòng hương thường được mọi người lựa chọn. Tùy vào bối cảnh mà chọn góc máy nghiêng/thẳng sao cho phù hợp nhé.

Thắp hương cầu điều tốt lành

Không ít người tin rằng Hội quán Phúc Kiến Hội An là nơi thiêng liêng, cầu được ước thấy. Nên không chỉ có người dân mà du khách thập phương hễ có dịp là ghé vào đây để thắp hương cầu xin được ban phước. Bạn cũng thử xem sao nhé!

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Tháp nhang cầu những điều tốt lành.

Tham gia lễ vía Bà Thiên Hậu

Bên cạnh các lễ hội nổi bật của phố cổ như lễ hội thả đèn hoa đăng (14 Âm lịch hàng tháng), lễ hội Bà Thu Bồn (12/2 Âm lịch),… du khách còn có dịp trải nghiệm lễ hội Vía Bà Thiên Hậu diễn ra vào ngày 23/2 Âm lịch.

Lễ vía Bà Thiên Hậu được tổ chức tại Hội quán Phước Kiến Hội An với các phần lễ trang trọng cùng các nghi thức cúng tế như tắm tượng, dâng hương, cúng chay và phần hội với nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc.

Đến Hội quán Phúc Kiến Hội An ăn gì?

Phố cổ Hội An không chỉ có nhiều điểm du lịch mà còn được biết đến là thiên đường ẩm thực. Sau khi tham quan Hội quán Phúc Kiến xong, bạn có thể tìm đến các nhà hàng, các quán hoặc các gánh hàng rong, chợ Hội An để khám phá nét ẩm thực nơi đây.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Rất nhiều món ăn cho bạn thử.

Một số món có thể kể đến như: cao lầu, mì quảng, bánh bao – bánh vạc, hến xào, thịt nướng bánh cuốn, cơm gà Hội An, bánh mì, chè bắp, chè thập cẩm,… Món nào cũng ngon mà giá cả lại rất bình dân.

Trải nghiệm Hội An: Làng lụa Hội An – Nơi giúp bạn hiểu hơn về vẻ đẹp truyền thống phố Hội

Gợi ý một số địa điểm du lịch gần Hội quán Phúc Kiến Hội An

Kết thúc những trải nghiệm ở Hội quán, bạn di chuyển ra ngoài để thăm thú thêm nhiều địa điểm gần đó cũng nổi tiếng không kém gì. Dulichsontra.com gợi ý một vài điểm như:

+ Nhà cổ Phùng Hưng

Nhà cổ Phùng Hưng đã có tuổi đời hơn 240 năm, được xây dựng trong thời kỳ thương cảng Hội An hưng thịnh và phát triển nhất. Ngôi nhà là sự kết hợp của nét kiến trúc 3 nước: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc, từ những vật liệu và các loại gỗ quý hiếm.

Phùng Hưng là ngôi nhà cổ đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia. Trở thành điểm đến du lịch đặc sắc thu hút nhiều du khách ghé thăm bên cạnh Hội quán Phúc Kiến Hội An.

>> Tham khảo: Bảo Tàng Gốm Sứ Mậu Dịch Hội An minh chứng 1 thời phồn vinh

+ Chùa Cầu

Đây được xem là một trong những biểu tượng của Hội An. Gọi là chùa nhưng nơi đây không thờ Phật mà thờ thần. Ngoài ra nó còn gây ấn tượng với kiểu kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Chùa Cầu cũng chính là địa danh được sử dụng để in trên trờ tiền 20.000 đồng của Việt Nam đấy.

Hội quán Phúc Kiến Hội An
Một biểu tượng của Hội An.

+ Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An

Sẽ thật thiếu sót nếu đến Hội An mà bỏ qua địa điểm này. Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An – nơi lưu giữ nhiều hiện vật mang giá trị truyền thống, giáo dục đặc sắc.

Tới đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng các hiện vật, tư liệu trưng bày bên trong. Qua đó hiểu hơn về văn hóa, lịch sử phố Hội một thời.

Những lưu ý cần biết trước khi vào tham quan Hội quán Phúc Kiến Hội An

Là một điểm du lịch khá nổi tiếng của phố cổ. Mỗi ngày có hàng trăm lượt khách đến tham quan, khám phá. Tuy nhiên, trước khi tới đây bạn nên lưu ý vài điều quan trọng mà dulichsontra.com chia sẻ đã nhé!

  • Hội quán Phúc Kiến là một nơi tâm linh, trang nghiêm. Do đó bạn hãy chú ý đến cách ăn mặc, trang phục phải lịch sự, không được hở hang. Đồng thời không nên cười đùa, nói chuyện quá lớn để thể hiện sự tôn trọng của mình.
  • Đây chỉ là nơi tham quan, thắp hương. Vì thế bạn tuyệt đối đừng mang đồ ăn vào làm ảnh hưởng đến khuôn viên. Bên trong có khu vực bán hương vòng lớn và các lễ vật để du khách dâng lên các ban nên bạn không cần chuẩn bị trước.
  • Du khách lưu ý, vào các ngày lễ hoặc rằm ở Hội quán Phúc Kiến rất đông người. Trong quá trình tham quan, bạn nên chú ý, bảo quản tư trang cẩn thận, tránh bị móc túi.
  • Nếu không muốn đi bộ, bạn có thể thuê xe đạp hoặc xích lô tới cổng rồi đi bộ vào bên trong.
  • Nếu muốn hiểu hơn về địa điểm này bạn có thể liên hệ thuê HDV địa phương khoảng 300k/đoàn 8 người. Còn nếu đi tour Hội An là thì khỏi cần vì đã có HDV trong tour.

Hỏi đáp về Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Hội Quán Phúc Kiến ở đâu?

Địa chỉ của Hội Quán Phước Kiến (Phúc Kiến) nằm ở 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam. Google Map: https://goo.gl/maps/YSmwPEnVm9NSNxAS7

Giá vé vào cổng Hội quán Phúc Kiến?

Giá vé tham quan Hội quán Phúc Kiến mới nhất tháng 12/2022: Giá vé đối với du khách Việt Nam: 80.000VNĐ/vé/lượt. Giá vé đối với du khách quốc tế: 150.000VNĐ/vé/lượt. Lưu ý: giá vé chỉ có giá trị sử dụng trong 24 giờ thôi nhé!

Đến Hội An bạn có thể dạo chơi phố đèn lồng, tham quan chùa Cầu hay thư giãn ở con sông Hoài,… Nhưng tuyệt đối đừng bỏ qua Hội quán Phúc Kiến Hội An – một nơi không chỉ gây ấn tượng với những câu chuyện lịch sử thú vị mà còn khiến bạn trầm trồ về nét kiến trúc độc đáo của nó. Lưu ngay những thông tin này và khám phá ngay nhé!

XEM THÊM:

Tuyết Nhi – dulichsontra.com

5/5 - (6 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *