Được biết đến là một trong những lăng tẩm đẹp nhất cố đô, và được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, lăng Tự Đức Huế là một vinh dự đối với Việt Nam. Đây là di tích lịch sử đầu tiên tại Huế cũng như Việt Nam, góp mặt trong bảo tàng số hoá 3D thuộc dự án của Google Arts & Culture. Cùng dulichsontra.com tìm hiểu về lăng Tự Đức có gì nhé.
Giới thiệu về lăng Tự Đức Huế
Triều đại nhà Nguyễn kéo dài được 143 năm và trải qua 13 đời vua. Nhưng số lăng tẩm xây thì lại rất ít, chỉ có 7 lăng tẩm được xây dựng và bảo tồn nguyên vẹn đến ngay hôm nay, trong đó có lăng Tự Đức.
Lăng Tự Đức – địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế
Theo thông tin về lăng Tự Đức Huế thì đây là công trình lăng tẩm đẹp nhất dưới thời triều đại nhà Nguyễn vào thế kỷ 19. Lăng Khải Định và lăng Tự Đức đều mang nét kiến trúc xưa cũ thời xưa.
Nhưng lăng Tự Đức thì mang một tâm hồn thi sĩ, thơ mông với kiến trúc nhã nhặn tao nhã hơn. Còn lăng Khải Định toát lên sự ngông nghênh với vẻ đẹp kiêu sa.
Công trình này là một bức tranh sơn thuỷ tuyệt đẹp, với nét kiến trúc thanh thoát, uyển chuyển không thể không thể nhầm lẫn với những nơi khác được.
Tất cả các lăng mộ của các vị vua dưới triều Nguyễn đều có một lịch sử riêng và trải qua quá trình xây dựng lâu dài, tiêu tốn nhiều tiền của.
Giới thiệu sơ lược về vua Tự Đức
Vua Tự Đức là một người có tư chất thông minh, ham học hỏi, tư thông nho học và ngoài ra ông là một người có tâm hồn thi sĩ lãng mạn. Vì vậy ông chọn nơi xây dựng lăng Tự Đức trong một thung lũng hẹp, nằm giữa một rừng thông rộng mênh mông.
Mục đích ông xây dựng lăng ở đây để làm nơi chốn nghỉ dưỡng, thoát khỏi việc tranh chấp triều chính và cũng là nơi để ông bớt u phiền và đề phòng khi ông qua đời đột ngột.
Vì ông vốn là người hay đau ốm, bệnh tật nên ông đã cho xây dựng lăng tẩm này ông đã từng nói “người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!”.
Lịch sử hình thành lăng Tự Đức Huế
Khi mới xây dựng lăng có tên là Vạn Niên Cơ, nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi do anh em nhà Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua đổi tên lại thành Khiêm Cung sau khi vua mất có tên là gọi là Khiêm Lăng (lăng mộ hoàng đế Tự Đức).
Công trình này được xây dựng vào năm 1864 cùng với 5 vạn binh lính tham gia. Vì muốn nhanh chóng hoàn thiện lăng nên triều đình đã huy động hàng ngàn thợ thuyền, dân phu và binh lính lao động miệt mài giữa thời tiết nắng nóng gay của cố đô.
Vì vậy nên năm 1866 có cuộc nổi loạn Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng đứng đầu, cuộc khởi nghĩa cũng nhanh chóng dập tập nhưng thanh danh của nhà vua tổn hại không ít.
Vì để xoa dịu lòng dân nên ông đã đổi tên từ Vạn Niên Cơ (nghĩa là cơ nghiệp ngàn năm, cơ đồ ngàn năm) thành Khiêm Cung. “Khiêm” ở đây có nghĩa là khiêm tốn, khiêm nhường. Từ đó các công trình lớn nhỏ trong lăng tẩm đều có chữ “Khiêm” trong tên cả.
Đến năm 1873 lăng đã được hoàn thành xong, và 10 năm sau thì vua Tự Đức qua đời. Lăng chính thức đổi tên thành Khiêm Lăng, hay còn gọi là lăng Tự Đức và tồn tại cho đến ngày nay.
Lăng Tự Đức nằm ở đâu, cách Huế bao nhiêu km?
Vì công trình này rất rộng và cần nhiều diện tích để xây dựng. Do đó vua Tự Đức đã chọn khu vực ngoài trung tâm thành phố một chút. Vừa có không gian vừa yên tĩnh, thích hợp để thư giãn, nghỉ ngơi.
+ Vị trí lăng Tự Đức Huế
Địa chỉ lăng Tự Đức nằm tại làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, xã Thủy Biểu, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng tẩm nằm phía bên phải của đồi Vọng Cảnh xinh đẹp.
+ Bản đồ lăng Tự Đức
Vua Tự Đức một ông vua có thời gian trị vị lâu nhất của triều Nguyễn, nên khu lăng tẩm của có phần cầu kỳ hơn. Vì vậy chiếm lăng chiếm khá nhiều so với những lăng tẩm ông vua khác, tổng diện tích lăng Tự Đức 475ha.
Đây là toàn cảnh lăng Tự Đức nhìn tổng thể từ trên cao, và nhìn bao quát từ bên trong lăng Tự Đức đến bên ngoài lăng.
Hướng dẫn cách di chuyển đến lăng Tự Đức Huế
Theo review lăng Tự Đức thì lăng là một trong số ít những lăng tẩm của vua triều Nguyễn nằm gần nội thành, nên đường đến đây cũng vô cùng dễ dàng. Cùng dulichsontra xem đường đi lăng Tự Đức nhé.
+ Đường đi lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức nằm cách trung tâm Huế 6km, từ đường Bùi Thị Xuân bạn rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa. Sau đó đi thẳng rẻ trái vào Đoàn Nhữ Hải, đến đoạn đường này bạn có thể hỏi người dân ở đây để chỉ dẫn cho bạn đi đến lăng Tự Đức một cách dễ dàng hơn nhé.
Nếu bạn đi khám phá Huế với gia đình hoặc bạn bè, để di chuyển thuận tiện và có thể đi cùng lúc với nhau thì tham khảo thêm TOP 10 Địa Điểm Cho Thuê Xe Du Lịch Huế Giá Rẻ Khuyến Mãi uy tín nữa nhé.
+ Phương tiện di chuyển
Đường đến lăng cũng rất dễ đi, nên bạn có thể di chuyển bằng xe taxi, grab, xe đạp, xe máy thậm chí là cả đi xe đạp nếu bạn ngại thời tiết nắng gắt, oi bức của Huế.
Thuê xe máy khám phá Cố Đô Huế với Top 10 địa chỉ thuê xe máy Huế uy tín giá rẻ giao tận nơi
Giá vé vào lăng Tự Đức Huế và thời gian mở cửa
Với một công trình có kiến trúc độc đáo như vậy, thì bạn có thắc mắc ở đây có bán vé vào cổng lăng Tự Đức không? Và thời gian mở cửa ở đây như thế nào? Cùng dulichsontra.com khám phá ngay nhé.
Thời gian mở cửa
Giờ mở cửa Lăng Tự Đức vào các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật, nhưng ở đây sẽ thay đổi thời gian mở cửa theo mùa nên bạn nhớ lưu ý nhé:
- Thời gian mở cửa mùa hè: từ 6h30 – 17h30
- Thời gian mở cửa mùa đông: từ 7h00 – 17h00
Giá vé vào lăng Tự Đức:
Giá vé thăm quan lăng Tự Đức sẽ chia thành 2 giá vé khác nhau:
- Đối với khách du lịch Việt Nam giá vé: 100.000đ/người lớn, 20.000đ/trẻ em
- Đối với khách du lịch Quốc tế giá vé: 150.000đ/người
Thời điểm thích hợp để tham quan lăng Tự Đức Huế
Bạn có thể đến đây vào bất cứ thời điểm, nhưng nếu để có một chuyến đi tuyệt vời, hoàn hảo thì thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng tháng 1 đến tháng 2.
Khoảng thời gian này thời tiết khá mát mẻ, không nắng gắt oi bức như mùa hè. Mà cũng không lạnh ẩm ướt như mùa đông.
Mà thời tiết lúc này của Huế sẽ là từ mùa Đông sang nên nắng cũng không quá gắt, thời tiết mát mẻ dễ chịu du khách sẽ dễ dàng tham quan lăng.
>> Bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về vùng đất vua chúa này thì tham khảo thêm Du lịch Huế mùa nào đẹp, tháng mấy lý tưởng nhất? để có một chuyến đi tuyệt vời tại đây.
Cấu trúc lăng Tự Đức như thế nào, có gì nổi bật?
Là một vị vua có tâm hồn mộng mơ, thi sĩ nên lăng tẩm có phần cầu kỳ. Phong cảnh non nước hữu tình quanh năm suối chảy róc rách, muôn chim ca hót, thông xanh rì rào.
Tổng thể kiến trúc lăng Tự Đức toạ lạc trên một mảnh đất rộng 12ha. Gồm các khu vực điện tẩm lăng mộ và 50 công trình lớn nhỏ khác trải dài thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp cách nhau 10m.
Lăng tẩm gồm 2 phần chính đó là: Khu vực tẩm điện và khu vực lăng mô. Hai khu vực này được thiết kế song hành cùng nhau bởi sự liên quan mật thiết, lăng là nơi an nghỉ của nhà vua và tẩm chính là nơi vua làm việc trước kia.
Cách bố trí này mang yếu tố phong thủy cho nên lăng Tự Đức phải mang đầy đủ tất cả các yếu tố đại cát. Bao gồm minh đường huyền thủy, tiền án hậu chấm, sơn triều thủy tụ.
Tiền án chính là núi Giáng Khiêm ở phía trước, Dương Xuân làm hậu chẩm ở phía sau, quan trọng nhất là hồ Lưu Khiêm làm minh đường huyền thủy.
Các công trình chính phụ ở đây được bố trí rất hài hoà, không quá dày đặc tạo nên một không gian vô cùng thoải mái, dễ chịu vừa có hơi thở của sự lãng mạn bay bổng của vị vua có tâm hồn thi sĩ. Nhưng vẫn giữ được sự uy nghi nhất của chốn đế vương.
Khu lăng tẩm vua Tự Đức bao quanh là một thế giới riêng biệt, yên tĩnh thiên nhiên và cảnh vật đều hài hoà với nhau trong một quần thể kiến trúc cố đố Huế. Lăng Tự Đức được xem là khu mộ đẹp nhất, và được giữ gìn toàn vẹn nhất trong số khu lăng mộ của các vua triều Nguyễn.
Đặc biệt các công trình ở đây đều có chữ Khiêm trong tên gọi như là: Cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung Môn, Chí Khiêm Đường, hồ Lưu Khiêm, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ, điện Hòa Khiêm…
Xem thêm: Lăng Minh Mạng Huế ấn tượng bởi kiến trúc đậm chất cổ kính
+ Khiêm Cung Môn
Đây là khu vực cổng vào cung điện cổng bao gồm 2 tầng được dựng trên một địa thế đất cao, thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ. Tầng dưới có 3 cửa cổng để vào, cổng giữa dành cho vua đi vào nhưng sau khi vua Tự Đức băng hà thì cánh cổng đã bị đóng lại, hai bên cổng dành cho quan văn, quan võ.
Tầng trên của cổng là nơi đến để nghỉ ngơi mỗi đến thăm lăng Tự Đức nơi đây có tên là điện Hoà Khiêm. Đây cũng là nơi ông dùng để giải quyết những việc triều chính. Sau khi qua đời thì nơi này dùng để thờ phụng Vua và Hoàng Hậu.
Hiện nay trong điện Hoà Khiêm còn một số hiện vật sinh hoạt hằng ngày của Vua thời còn sống và các phi tần trong cung, như là cành vàng lá ngọc,đôi hài, đôi đũa kim giao…
Vua Tự Đức là một người con hiếu, ông luôn kính trọng và biết ơn người đã sinh thành dưỡng dục mình. Nên ông đã chép thơ của vua Thiệu Trị lên những bức tranh gương ở đây. Hiện bây giờ tranh gương cũng là một di sản quý giá, của mảnh đất cố đô này.
Khiêm Cung Môn có một hồ hoa sen, mỗi khi tới mùa hoa sen hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng. Bay theo gió đi khắc nơi mỗi khi du khách đến đây tham quan đều thấy được sự yên bình đến lạ.
Khiến ai đến dây đều bị mê hoặc bởi sắc nước hương hoa đó. Ngỡ như đây là một nơi của thiên đường cây cỏ, của thi ca mộng tưởng chứ không phải là một nơi lăng tẩm của một vị Vua quá cố.
+ Điện Lương Khiêm
Điện Lương Khiêm là một con suối nhỏ chạy trong khu vực lăng Tự Đức, được đào rộng ra thành một hồ nước. Đây là nơi vua ngồi uống trà ngắm cảnh, về sau ông mất nơi này dùng để thờ vong linh của mẹ ông Hoàng Thái Hậu Từ Dũ.
Bà là người có công đóng góp cho đất nước rất nhiều, chính bà giúp vua Tự Đức trong việc cai quản đất nước.
Ở thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) có một bệnh viện tên bà đó là bệnh viện Từ Dũ. Bên phải chính điện là Ôn Khiêm Lương nơi cất đồ ngự dụng.
+ Nhà hát Minh Khiêm
Tại lăng Tự Đức nhà vua cho xây dựng một nhà hát Minh Khiêm. Đây được xem là nhà hát cổ nhất trong 4 nhà hát trong thời, được xây dựng vào thế kỷ 19. Khi đến lăng tẩm bạn không nhất định không nên bỏ qua nơi này, đây là một quần thể có kiến trúc ấn tượng nhất trong quần thể lăng.
Với các cột trống được các nghệ nhân điêu khắc tinh xảo, cùng với những hoa văn nổi bật cực kì cuốn hút. Khi nhà hát đóng cửa, bạn nhìn từ phái ngoài vào trong sẽ thấy bên trong đây đẹp một cách lạ thường.
Khắp không gian nhà hát với vô số những ánh nến lung linh, huyền ảo đến lạ kì. Lý do ông cho xây dựng nhà hát này là vì ông cho rằng cuộc sống ở trên cõi đời này đều là tạm bợ. Chỉ có khi chết đi thì mới về cõi vĩnh hằng, thú vui tiện nghi đến đâu thì khi mất đi cũng đều tan biến không đem theo được.
Đây cũng là nơi vua Tự Đức hay đến để xem hát. Nhằm để khách du lịch biết đến văn hoá dưới thời ông nhiều hơn, nên hiện nay ở đây vẫn tổ chức những buổi trình diễn văn hoá, nghệ thuật vô cùng đặc sắc để mọi người được chiêm ngưỡng.
>> Tham khảo thêm nhiều điều hấp dẫn khi đến khám phá Huế với kinh nghiệm du lịch Huế tự túc 2023 khám phá vùng đất cố đô
+ Đảo Tịnh Khiêm
Đây là một đất nhỏ để Vua trồng hoa, nuôi thú như một thú vui của ông mỗi khi mệt mỏi việc triều đình. Nơi đây có một không gian thoáng mát, trong lành nên Vua thường đến đây để làm thơ, thưởng thức vẻ đẹp của những bông hoa và đọc sách.Đảo Tịnh Khiêm.
Đặc biệt ở đây có một con kênh dài bằng 3 cây cầu bắt ngang qua dẫn đến những đồi thông xanh mướt mà, trong lành.
+ Nhà tạ dựng trên mặt nước
Nơi đây gồm Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, một nơi thì nhà vua dùng để đọc sách, ngắm cảnh, làm thơ, hóng mát. Nơi còn lại là bến thuyền danh cho nhà Vua khi ngao du ở hồ Lưu Khiêm. Đây là 2 quần thể kiến trúc độc đáo trong lăng Tự Đức nói riêng và cố đô Huế nói chung.
+ Bia Cung Ký
Đây là văn bia do vua Tự Đức tự khắc bài văn do chính mình biên soạn vào năm 1871, tấm bia đá nặng 20 tấn. Bài có tên là Khiêm Cung Ký, bài có độ dài 4.935 chữ.
Trên bia lăng Tự Đức ông nói về quá trình xây dựng lăng, mô tả cảnh quan lăng và bài tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những sai lầm của ông.
Đây là tấm bia độc nhất và dễ dàng nhận biết nhất, vì nội dung không bị trùng với những bia khác. Trong các tấm bia của các Vua triều Nguyễn thì tấm bia của Vua Tự Đức là tấm bia có kích thước đồ sộ và trọng lượng lớn nhất, trong tất cả các bia khác trong lăng hoàng đế thời Nguyễn.
Ông tự thú tội rằng “không sáng suốt trong việc dùng người, dùng người không đúng chỗ, hàng trăm việc cũng không làm được tất cả là lỗi do ta, tại ta, đều là tội của ta…” Trong bài ông cũng nói đến những rủi ro bệnh tật và những nổi niềm khi khi ông còn sống.
Vì không có con cái nên ông phải tự soạn, tự khắc bia mộ cho mình khi đang còn sống. Sau tấm bia mộ là 2 ngọn biểu, đây là 2 trụ cột vươn cao được xây dựng hầu hết ở tất cả các lăng tẩm. Ngọn biểu thể hiện cho sự uy quyền, uy nghiêm và tài đức của một bậc đế vương.
+ Khu lăng mộ vua Tự Đức
Sau khu tẩm điện là khu lăng mộ vua Tự Đức. Trước khi đi vào lăng mộ bạn sẽ đi qua một cái hồ bán nguyệt tên là Hồ Tiểu Khiêm, đây là hồ chứa nước mưa để linh hồn Vua được tội.
Khi di chuyển đến Bái Đính bạn sẽ thấy 2 hàng quan văn, quan võ đang đứng uy nghiêm chầu và phía sau là Bi Đính. Đây là nơi bặt bia đá do vua Tự Đức khắc.
Phía sau Bi Đính là Bửu Thành được xây bằng gạch, chính giữa là một ngôi nhà xây bằng đá thạch nơi vua Tự Đức yên nghỉ.
Mộ ông cũng không quá lộng lẫy, cầu kì trên nên đất cũng không quá bằng phẳng mà hơi gồ ghề. Nghe hướng dẫn viên nói lại bên dưới lăng là một mê cung, lúc an táng vua thì sẽ được đưa theo lối đó. Đây là bí mật lăng Tự Đức đến giờ vẫn chưa được xác nhận thông tin rõ ràng.
Vua Tự Đức là một ông vua có tâm hồn thi sĩ, bay bổng đã nằm xuống trong một không gian đầy thơ mộng đây là sự yên bình trong kiến trúc kiệt tác nghệ thuật trong việc xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn.
Dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi gần lăng Tự Đức
Đây cũng là một vấn đề mà du khách rất quan tâm. Là một địa điểm du lịch nổi tiếng, hơn nữa nằm cách trung tâm thành phố Huế không xa. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề chổ nghỉ hay ăn uống.
Đến chơi lăng Tự Đức Huế nên ăn gì?
Huế là thiên đường ẩm thực – nơi mà bạn sẽ tìm thất rất nhiều món ăn. Món nào cũng ngon, giá cả bình dân. Có thể kể đến như: bánh bèo, bánh khoái tôm thịt, bánh nậm, nem rán, bvuns thịt nướng, bún bò, bún hến, cơm hến,…
Nếu ở trung tâm thành phố thì đi đâu, trên con đường, ngõ hẻm nào bạn cũng sẽ bắt gặp những hàng quán, gánh hàng rong bán những món này. Hoặc bạn cũng có thể ghé chợ Đông Ba Huế để thưởng thức tất cả các món này.
>> Gợi ý: Những món đặc sản Huế ngon thích hợp để thưởng thức và mua về làm quà
Gần lăng Tự Đức có điểm lưu trú nào không?
Trên đường đến với lăng Tự Đức, bạn dễ dàng bắt gặp các khách sạn và homestay. Nếu muốn lưu trú gần đó, bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Sơn Trà Travel, bạn nên đặt khách sạn gần trung tâm.
Ban ngày ghé lăng, chiều tối về lại khách sạn nghỉ ngơi, ăn uống và khám phá Huế về đêm. Đường không xa và cũng không khó đi nên bạn cứ yên tâm di chuyển.
Một vài địa chỉ gợi ý:
- Metta Homestay Hue: Kiệt 44 Hẻm, 40A Lê Ngô Cát, TP Huế
- Hue Lotus Homestay: 78 Minh Mạng, P. Thủy Xuân, TP Huế
- Trú Homestay Huế: 107A Lê Ngô Cát, P.Thủy Xuân, TP Huế
- ParkView Hotel: 09 Ngô Quyền, P. Vĩnh Ninh, TP Huế
- Alba Hotel: 12 Nguyễn Văn Cừ, P. Vĩnh Ninh, TP Huế
Mua gì làm quà sau khi tham quan lăng Tự Đức và du lịch Huế
Dù là đến lăng Tự Đức hay bất kỳ địa điểm nào ở Huế thì sau mỗi chuyến đi, hẳn nhiều người sẽ muốn tìm mua gì đó về làm quà cho gia đình, bạn bè. Huế có rất nhiều loại đặc sản thích hợp làm quà như:
+ Kẹo mè xửng: Kẹo mè xửng là món đặc sản đã có từ bao đời nay trên đất Huế. Như tâm hồn và là niềm tự hào của người dân nơi đây. Kẹo mè xửng có nhiều loại và nhiều mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn. Thường dùng kèm với trà nóng.
+ Trà cung đình Huế: Từ lâu trà cung đình đã trở thành một nét trong văn hóa ẩm thực tinh tế, độc đáo của Huế. Không chỉ giải nhiệt mà còn rất tốt cho sức khỏe, đây chính là món quà ý nghĩa mà bạn nên cân nhắc.
+ Các loại bánh: Du lịch lăng Tự Đức mua gì? Cố đô nổi tiếng với rất nhiều loại bánh dân giã nhưng ngon. Sau khi thưởng thức bánh bèo, bánh nậm, bánh ram ít, bạn có thể mua bánh éo khô hoặc bánh đậu xanh, bánh lọc gói về làm quà.
+ Đồ lưu niệm: Ngoài đồ ăn đặc sản ra, bạn có thể tham khảo thêm các món đồ lưu niệm như: tranh thuê, nón Huế, vải áo dài, tranh thêu, thiệp nổi. Hay là những chiếc móc khóa in hình biểu tượng Huế, túi thổ cẩm… cũng là gợi ý không tồi.
Gần lăng Tự Đức có những địa điểm tham quan nào?
Ngoài tham quan lăng Tự Đức ra, thì Huế còn rất nhiều lăng tẩm của các nhà Vua khác và những địa điểm có view check in siêu đỉnh. Mà bạn không thể bỏ qua, khám phá ngay ở phía dưới này nhé.
+ Lăng Vua Đồng Khánh
Vua Đồng Khánh là con nuôi của Vua Tự Đức, ông là vị hoàng đế thứ 9 trong triều đại nhà Nguyễn. Nắm ngôi vị từ năm 1885-1889 ông ra đi vào lúc 25 tuổi. Lăng ông sở hữu nét kiến trúc độc đáo giao thoa giữa Châu Á- Châu Âu và được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới.
Quá trình xây dựng lăng ông trải qua 4 đời Vua kéo dài 35 năm nên vì vậy lăng Đồng Khánh mang dấu ấn 2 thời lịch sử khác nhau. Vì vậy lăng vua Đồng Khánh cũng là điểm nhấn thu hút khách du lịch khi đến Huế.
- Địa chỉ: thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
+ Lăng Khải Định
Vua Khải Định (1916-1925) ông là vị vua thứ 12 của triều nhà Nguyễn và cũng là vị Vua cuối cùng xây lăng tẩm. Lăng Khải Định tuy nhỏ nhưng thiết kế rất là tinh xảo, công phu. Đây là kết quả hội nhập của các dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam vừa cổ điển vừa hiện đại. Vì vậy lăng Khải Định Huế trở thành lăng mộ có thiết kế độc đáo nhất nước ta.
- Địa chỉ: xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố 10km.
+ Làng hương Thuỷ Xuân
Làng hương Xuân Thuỷ cùng tuyến đường đến lăng Tự Đức, nên khá thuận tiện trong việc tham quan và nhiều người biết đến đây. Đây được biết đến là làng hương truyền thống lâu đời lên đến hàng trăm năm tuổi của xứ Huế.
Nơi đây với những sắc sặc sỡ như xanh, đỏ, tím, vàng làm cho những tín đồ đam mê sống ảo không thể bỏ qua. Đây là điểm đến thu hút rất nhiều nhiều du lịch từ quốc tế, đến trong nước, từ già đến trẻ ai cũng đều muốn ghé đây thăm quan và checkin địa điểm xịn xò này.
- Địa chỉ: 84 Huyền Trân Công Chúa, Thủy Xuân, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
+ Đồi Vọng Cảnh
Đồi Vọng Cảnh được biết đến với phong cảnh thiên nhiên non nước hữu tình, lãng mạn, trong lành. Đồi được bao phủ bằng một màu xanh của rửng thông, nên không khí ở đâu vô cùng trong lành dễ chịu đồi cao 43m. Chân đôi giáp bờ sông Hương xung quanh đồi là hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn.
Đồi vọng cảnh Huế Đây cũng là nơi các Vua thời xưa hay đến đây để ngắm cảnh, dạo chơi phải là khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và cuốn hút mới có thể lọt vào tầm ngắm của Vua. Đến đây bạn sẽ thấy được cảnh sắc thiên nhiên ở đây tuyệt vời như thế nào, đây được ví như Đà Lạt thu giữa mảnh đất cố đô.
- Địa chỉ: 102 Huyền Trân Công Chúa, Thủy Biều, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
>> Khám phá thêm những địa điểm vui chơi khác tại Huế, xem thêm Top 35 địa điểm du lịch Huế mới đẹp chất ngất quên lối về
Hình ảnh lăng Tự Đức của du khách check in
Cùng xem ảnh check in lăng Tự Đức của một ông Vua có tâm Hồn thi sĩ, mơ mộng. Với kiến trúc độc đáo và cũng không kém phần cầu kì thì như thế nào nhé.
Kinh nghiệm khám phá lăng Tự Đức ở Huế
Dulichsontra sẽ chia sẻ cho bạn một chút kinh nghiệm, khi đến lăng Tự Đức để bạn có thể dễ dàng khám phá nơi đây hơn nhé:
- Khi đến đây bạn phải đi nhẹ nói khẽ và không được làm ồn trong lăng tẩm.
- Không được xả rác bừa bãi, làm mất mỹ quan của khu di tích.
- Không được sờ đồ vật trong lăng khi không có sự cho phép.
- Không được tuỳ tiện dẫm đạp lên đồ vật ở đây.
- Tuân thủ các quy định trong lăng khi tham quan.
- Phải có ý thức bảo vệ các hiện vật, không được ngắt hoa, bẻ cảnh.
- Khi đến tham quan lăng Tự Đức bạn nên dùng kem chống nắng, áo khoác, mũ, kính râm để không bị các tia cực tím từ mặt trời ảnh hưởng đến da bạn.
Các câu hỏi liên quan đến lăng tự Đức
Một lăng tẩm đặc biệt như vậy, thì chắc bạn cũng sẽ có nhiều câu hỏi thắc đúng không ạ? Dưới đây là phần trả lời những câu hỏi thắc mắc liên quan đến lăng Tự Đức, bạn cùng tham khảo nhé.
Lăng Tự Đức nơi chôn cất của vị vua nào, đời thứ mấy?
Đây là nơi chôn cất vị hoàng đế thứ 4 của nhà Nguyễn tức vua Tự Đức hay còn có tên gọi khác là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông ông trị vì triều đình Nguyễn được 36 năm từ 1847-1883. Đây chính là vị vua ở ngôi lâu nhất của nhà Nguyễn trong tất cả 12 vị vua.
Tham quan lăng Tự Đức mặc gì phù hợp?
Lăng tẩm Tự Đức tuy là một địa điểm tham quan, nhưng cũng là một nơi linh thiêng nên sẽ có một số lưu ý về cách ăn mặc. Bạn cùng dulichsontra tham khảo thêm nhé:
- Đây nơi tâm linh, tôn nghiêm nên khi đến đây bạn cần chú ý ăn mặc lịch sử, kín đáo, không phản cảm.
- Bạn cũng có thể tìm kiếm những trang phục có màu sắc nhã nhặn, để phù hơp với kiến trúc ở đây để có những bức hình xinh lung linh.
- Khi đến tham quan lăng đi bộ rất nhiều, bạn nên chọn những đôi giày trệt hoặc giày bata để di chuyển thuận tiện hơn.
Có cần đem theo lễ vật khi tới lăng không?
- Khi đến lăng Tự Đức bạn không cần đem theo lễ vật nhé. Vì đây là nơi để tham quan di tích lịch sử, để mọi người cùng nhau chiêm ngưỡng kiến trúc và nét đẹp nghệ thuật tại đây.
- Nơi đây không phải nơi để thờ cúng nên bạn nhớ chú ý là không cần đem theo lễ vật, hay những vật dụng cúng tế nên không phải xách đồ cồng kềnh.
Lăng Tự Đức đây là quần thể lăng tẩm đẹp nhất cố đố thời triều Nguyễn, khi đến đây bạn sẽ cảm nhận được một vị vua có tâm hồn bay bổng, nhẹ nhàng, uyên bác. Đây là nơi thiên đường của cây cỏ, bởi xung quanh bao bọc là rừng thông xanh mướt và bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo tại nơi đây. Nếu có dịp bạn nên ghé tham quan nơi này và thưởng thức nét đẹp nghệ thuật sắc xảo của các lăng ở Huế qua tour Huế 3 ngày 2 đêm của Sơn Trà Travel.
XEM THÊM:
- Khám phá đầm Chuồn Huế – Chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn mê ly
- Vẻ đẹp bãi Biển Thuận An Huế một kiệt tác của thiên nhiên
- Top 13 quán bún bò Huế ngon ai cũng muốn thử một lần
Hạnh Đặng – dulichsontra.com
Bài viết liên quan