Nhà Cổ Tấn Ký – “Bảo tàng sống” hơn 200 năm ở Hội An

Nhà cổ Tấn Ký là công trình đầu tiên được vinh danh trong Di sản Quốc Gia ở Hội An và thường xuyên được nằm trong những điểm đến hàng đầu tại mảnh đất cổ này. Ngôi nhà không chỉ mang đậm nét kiến trúc của Việt Nam – Trung Hoa – Nhật Bản mà còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật đắt giá. Cùng dulichsontra.com khám phá ngôi nhà độc đáo này nào!. 

Nhà cổ Tấn Ký ở đâu?

Địa chỉ của ngôi nhà:

  • Địa chỉ:  101 Nguyễn Thái Học, Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Tọa lạc ngay trên con phố Nguyễn Thái Học sầm uất của khu phố cổ du lịch Hội An. Căn nhà được ví như “Bảo tàng sống” bởi nó là minh chứng cho giá trị văn hóa từ lâu đời. Đặc biệt là lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị hàng trăm năm.

Nhà cổ Tấn Ký ở đây?
Nằm ngay trên con đường sầm uất Nguyễn Thái Học

Tới đây, du khách không chỉ chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của một ngôi nhà cổ Hội An, mà còn tìm hiểu được nếp sống của người Việt cổ.

  • Tham khảo ngay lịch trình tour Hội An trong ngày để được hdv giới thiệu tận tình nhất về Nhà cổ Tấn Ký

Tìm hiểu lịch sử ngôi nhà cổ Tấn Ký – Hơn 200 năm lịch sử nước nhà 

Tấn Ký là ngôi nhà được xây dựng năm 1741, bởi một thương nhân người Hoa thời bấy giờ tên Lê Công. Sau này con cháu của ông đã đổi tên ngôi nhà thành Tấn Ký. Trải qua hơn 200 năm lịch sử ngôi nhà đã chứng kiến những thăng trầm của nơi đây và của chính gia đình sở hữu nó. Công trình này thuộc sở hữu của nhà họ Lê, với 7 đời đã và đang sinh sống tại đây tạo nên một không gian vẫn rất chân thực, gần gũi với mỗi người.

Tìm hiểu lịch sử ngôi nhà cổ Tấn Ký - Hơn 200 năm lịch sử nước nhà
Hơn 200 năm lịch sử nước nhà

Trước kia, ông Lê Công là một thương nhân người Hoa tới Hội An buôn bán. Ông là người đầu tiên lấy nông sản vùng cao về đây kinh doanh nhờ vị trí địa lý thuận lợi. Phía trước là con phố sầm uất Nguyễn Thái Học luôn tấp nập người mua kẻ bán. Còn phía sau tựa lưng vào sông Thu Bồn để việc nhập hàng thuận tiện nhất.

Tới thời con của ông Lê Công ngôi nhà được đổi tên thành Tấn Ký. Với ý nghĩa là phát đạt để mong cầu cho sự phát triển của công việc kinh doanh.

Từ đó, nhà cổ Tấn Ký Hội An cứ sừng sững chứng kiến biết bao biến động của lịch sử. Năm 1964 trận lụt lịch sử khiến ngôi nhà bị ngập cả tầng 1. Có lẽ vì sự tu tạo của chủ nhân mà ngôi nhà vấn vững chắc, hiên ngang trước sự tàn phá, bà mòn của thời gian.

Tấn Ký trở thành di sản Quốc Gia

Năm 1990, ngôi nhà được UNESCO cấp bằng di sản văn hóa thế giới. Đồng thời cũng được công nhận là di sản Quốc Gia. Một điều đặc biệt là ngôi nhà cổ này là công trình đầu tiên được công nhận di sản cấp Quốc Gia.

Và Tấn Ký trở thành di sản Quốc Gia
Thông tin về ngôi nhà được đưa lên để khách du lịch tham khảo

Bấy nhiêu đó đủ chứng minh sự lâu đời, độc đáo của ngôi nhà. Hiện nay, chủ nhân của ngôi nhà vẫn sống ở tầng trên, tầng dưới mở cửa tham quan.

Nhà cổ Tấn Ký Hội An và những nét đặc sắc không nơi nào có được 

Có thể nói, Tấn Ký là một ngôi nhà theo lối nhà cổ Trung Hoa. Nhưng lại được kết hợp theo phong cách kiến trúc Việt Nam và Nhật Bản. Tất cả tạo nên bức tranh đặc sắc, riêng biệt – Điều mà không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đây.

Nét kiến trúc Việt Nam trong ngôi nhà cổ

Nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam là nhà cổ Tấn Ký gồm 3 gian. Phần mái được lợp ngói Âm – Dương như để đảm bảo sự hòa hợp trong chính ngôi nhà. Đặc biệt, điểm rõ nét phải kể tới những cột, kèo, xuyên, trính không sử dụng đinh ghép mà khớp với nhau qua các mối nối.

Nét kiến trúc Việt Nam trong ngôi nhà cổ
Toàn bộ ngôi nhà sử dụng chất liệu gỗ là chủ yếu

Tất cả đều được chạm khắc tinh xảo với các hình ảnh: Con dơi, trái bí đỏ, quả lựu, quả đào, đầu rồng đuôi cá… Đó là những linh vật biểu tượng cho sự giàu sang, sung túc, phát triển. Điều mà bất kỳ ai trong kiếp nhân sinh đều mong muốn có được.

Kiến trúc nhà cổ Trung Hoa 

Kiến trúc nhà cổ Hội An Tấn Ký có hình ống, nhiều phòng riêng theo đúng lối thiết kế Trung Hoa. Điểm khác biệt là toàn bộ ngôi nhà cổ không có cửa sổ, thế nhưng lại rất thoáng mát không hề ngột ngạt.

Đó là lối kiến trúc hoàn hảo của những người xứ Trung. Ở giữa có thiết kế giếng trời. Vừa để tận dụng ánh sáng tự nhiên vừa để hút gió tạo nên sự thoáng mát cho các gian phòng.

Kiến trúc nhà cổ Trung Hoa 
Giếng trời tạo không khí thoáng mát

Kiến trúc Nhật Bản ở ngôi nhà cổ Tấn Ký

Theo thuyết minh về nhà cổ này, phòng khách được xây dựng theo phong thủy 5 mệnh ngũ hành. Kết hợp với ngói âm dương để tạo sự ấm cúng trong mùa đông lại mát mẻ vào mùa hè. Đây là đặc trưng của kiến trúc cổ ở Nhật Bản.

Chất liệu và kết cấu bên trong ngôi nhà cổ Hội An

Ngoài độ giàu có của gia chủ ngôi nhà Tấn Ký khi xây dựng nó còn phải kể tới vị trí đắc địa trong khu phố Hội An. Ngôi nhà nằm trên đường Nguyễn Thái Học được gia chủ làm mặt buôn bán. Mặt sau tựa bờ sông Hoài được dùng làm nơi nhập hàng.

>>> Xem ngay: Sông Hoài Hội An – Con sông hiền dịu, lặng lẽ nhưng đầy sức cuốn hút

Gỗ là nguyên liệu chính trong ngôi nhà, với các loại gỗ quý như: Lim, mít, …Cùng rất nhiều loại chất liệu đặc biệt quý hiếm như: Gạch Bát Tràng, đá từ Thanh Hóa. Tất cả tạo nên vẻ đẹp riêng biệt của ngôi nhà. Vẻ đẹp của truyền thống của cốt cách, của sự gần gũi với cuộc sống con người. Tuy quý hiếm nhưng khi bước vào bạn lại cảm thấy rất thân thuộc.

Chất liệu và kết cấu bên trong ngôi nhà cổ Hội An
Kết cầu nhiều gian với các tấm hoành phi chạm khắc tinh sảo

Một điểm đáng chú ý nữa là các đồ trang trí trong ngôi nhà cổ này. Hòm thư tượng trưng cho sự thăng tiến trong học hành, đỗ đạt được lưu lại biểu tượng cho tài lộc cho con cháu. Đó là cách người xưa tìm thấy giá trị tinh thần trong mỗi chi tiết. Họ mong muốn, khao khát có được nhiều may mắn, sung túc, tài lộc cho cuộc sống của mình và cho những đời sau.

Những món đồ quý giá bên trong căn nhà cổ Tấn Ký Hội An

Theo kinh nghiệm du lịch Hội An thì chắc chắn bạn nên bớt thời gian tới thăm ngôi nhà cổ này. Bởi nó lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ đặc biệt là những hoành phi, câu đối cổ. Trong đó, đặc biệt nhất có bức “Tâm thường thái” với hàm ý chỉ cuộc sống an yên, hạnh phúc. Hay tấm “Tích đức lưu tôn” được hiểu là giáo dục con cháu giữ đạo đức cho các thế hệ mai sau.

Những món đồ quý giá bên trong căn nhà cổ
Những món đồ quý giá bên trong căn nhà cổ

Nếu có dịch nghe thuyết minh nhà cổ Tấn Ký bạn chắc chắn ngạc nhiên với bộ đối “Bách Điểu”. Với 100 nét chữ Hán giống như chim bay, mang đầy ý nghĩa mà các nhà khoa học nhận định là bức đối có một không hai ở Việt Nam.

Trong gian đầu tiên của ngôi nhà trưng bày rất nhiều thuyền buồm và các cổ vật liên quan tới thương cảng Hội An. Thương cảng quốc tế đã từng sầm uất hơn 400 năm về trước.

Đi sâu bên trong sẽ thấy bản dịch từ văn bia mộ của ông Lê Tân Ký. Ông là người đầu tiên thành lập thương hiệu buôn bán Tân Ký. Trong nội dung bản dịch là cuộc đời, sự vươn lên của một cậu bé mồ côi trở thành người giàu có, thành đạt. Dù là lúc trẻ hay về già ông vẫn luôn giúp đỡ người nghèo, giàu tình thương.

“Chén Khổng Tử” – Bảo vật trăm tuổi

Quý giá nhất có lẽ phải kể tới chiếc “Chén Khổng Tử” với khoảng 550 đến 600 năm niêm đại. Chiếc chắn gắn với tích Khổng Tử vô cùng quý hiếm và ở Việt Nam chỉ có 1 chiếc duy nhất.

Ở hai góc nhỏ của ngôi nhà, gia chủ cũng trưng bày rất nhiều món quà lưu niệm nho nhỏ. Khách tham quan có thể mua về giữ làm kỷ niệm hay tặng bạn bè, người thân.

Hướng dẫn di chuyển tới nhà cổ Tấn Ký từ Đà Nẵng

Là một thành phố du lịch nổi tiếng, thế nhưng Hội An không có sân bay. Để di chuyển tới đây nhanh nhất du khách phải bay tới sân bay quốc tế Đà Nẵng. Từ sân bay Đà Nẵng phải mất thêm 50 phút lái xe để tới ngôi nhà cổ. Bởi vậy, hầu hết khách du lịch lựa chọn chuyến du lịch Đà Nẵng – Hội An hay đặt tour Hội An từ Đà Nẵng.

Hướng dẫn di chuyển tới nhà cổ Tấn Ký từ Đà Nẵng
Có rất nhiều phương tiện di chuyển từ Đà Nẵng tới Hội An

Với khách đặt tour Hội An 1 ngày, giá rẻ thì không cần lo tới phương tiện di chuyển, điểm dừng chân … Bởi bên tổ chức tour đã có kế hoạch toàn bộ chuyến đi. Còn với du khách du lịch tự do có rất nhiều phương tiện phù hợp với ngân sách.

+ Thuê xe ô tô riêng 

Tới nhà cổ Tấn Ký bằng một chiếc ô tô thuê riêng thì còn gì tuyệt vời bằng. Bạn có thể di chuyển theo khung giờ của mình, dừng chân bất cứ đâu để check in, sống ảo.

Đặc biệt, với thời tiết khá nắng nóng ở Hội An thì thuê xe ô tô riêng có tài xế bạn sẽ được hướng dẫn, chỉ nhiều mẹo tham quan hữu ích. Tất nhiên là hình thức này có mức phí cao nhất.

+ Di chuyển bằng taxi 

Đây cũng là chọn lựa khá ổn khi di chuyển từ Đà Nẵng tới Hội An để tham quan các địa điểm du lịch. Với rất nhiều hãng xe đậu sẵn ở sân bay Đà Nẵng hoặc bạn có thể báo địa chỉ có xe đón tận nơi. Nếu đi taxi bạn cũng tránh được cái nắng nóng Hội An nhưng không thể dừng lại bên đường tham thú cảnh vật.

Đi chuyển bằng taxi 
Hội An về đêm lung linh sắc màu

+ Phương tiện công cộng 

Từ năm 2015 chuyến xe bus từ Đà Nẵng đi Hội An được đưa vào hoạt động. Với mức giá chỉ 30.000VNĐ/lượt hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả của mọi khách hàng.

Thế nhưng, đi xe bus rất tốn thời gian, xe chỉ hoạt động từ 5h30 sáng tới 18h chiều. Quá khung giờ này bạn không thể đi nữa. Thêm nữa, bến xe bus cách sân bay Đà Nẵng 3km có lẽ bạn sẽ phải “xài” thêm một phương tiện.

Thuê xe máy tự lái

Thuê xe máy tự lái
Thuê xe máy giúp bạn chủ động trong chuyến đi

Thuê xe máy Đà Nẵng đến Hội An được cho là chọn lựa của các bạn trẻ ưa khám phá. Ưu điểm của hình thức này là:

  • Giá rẻ: Chỉ từ 80.000VNĐ/xe/ngày cộng thêm tiền xăng xe là bạn có một chiếc xe tốt. Đi bất cứ đâu, dừng bất cứ chỗ nào.
  • Thoải mái check in mọi nơi: Bạn có thể dừng ở lề đường, tạt ngang, tạt dọng, check in mọi chỗ bạn muốn
  • Không phụ thuộc giờ: Bạn có thể thuê và trả xe bất cứ khi nào bạn muốn. Nhiều bạn trẻ thích đi Hội An vào chiều muộn để kịp hòa vào lễ hội hoa đăng thì đây là chọn lựa rất phù hợp.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn và túi tiền bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng xe trước khi nhận. Mang theo các giấy tờ cá nhân để làm thủ tục. Chỉ lựa chọn khi đã có bằng lái để đảm bảo an toàn.

>>> Tham khảo ngay: Top 16 địa điểm thuê xe máy Hội An giá rẻ xe mới giao tận nơi

Giá vé, thời gian tham quan nhà cổ Tấn Ký

+ Giá vé tham quan nhà cổ 

Giá vé là 35.000VNĐ/người/lượt. Bạn chỉ được tham quan trong 20 phút. Với trẻ em dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí vé. Bởi vậy bạn hãy mang theo các giấy tờ của tụi nhỏ để hưởng ưu đãi này nhé.

+ Thời gian mở cửa 

Thời gian mở cửa 
Khu nhà bắt đầu đón khách từ 8h30 sáng

Nhà Tấn Ký mở cửa đón khách từ 8h30 đến 17h45, khá sớm so với thời tiết ở Hội An. Bởi vậy bạn sẽ phải tham quan nhà cổ trong điều kiện thời tiết khá nắng nóng. Hãy trang bị cho mình các loại mũ, nón, ô che nắng để tới hoặc ra về.

Kinh nghiệm tham quan nhà cổ Tấn Ký mùa nào đẹp?

Theo kinh nghiệm du lịch Hội An của Sơn Trà Travel thời điểm từ tháng 3 tới tháng 8 rất phù hợp để tới Hội An. Đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất để tới các khu nhà cổ. Với ánh vàng sẽ cho bạn những bức hình check in đẹp hoàn hảo. Kết thúc chuyến tham quan nhà cổ bạn có thể kết hợp với tắm biển An Bàng.

Tham quan nhà cổ Tấn Ký mùa nào đẹp?
Thời điểm tháng 3 tới tháng 8 rất lý tưởng để tới tham quan

>> THAM KHẢO: Đi Hội An mùa nào tháng mấy đẹp nhất, hơn cả người bản địa?

Ngoài ra, nếu bạn không thích đi vào mùa cao điểm du lịch có quá đông du khách. Hãy chọn tháng 1 và tháng 2. Với nhiệt độ se lạnh, các dịch vụ ăn uống, lưu trú không còn đắt đỏ.

Vào 14, 15 hàng tháng âm lịch tại phố cổ Hội An tổ chức lễ hội đèn lồng. Một Hội An về đêm rực rỡ  màu sắc sẽ khiến bạn mê mẩn với vẻ đẹp nơi đây. Hãy căn ngày để tới vào đúng dịp để hòa mình vào lễ hội đèn lồng sắc màu.

Những khách sạn, nhà nghỉ, quán cà phê gần nhà cổ Tân Ký 

Sau khi tham quan khu nhà Tấn Ký Hội An hãy trải nghiệm ẩm thực độc đáo nơi đây. Với rất nhiều loại đặc sản Quảng Nam như: Mì Quảng, cao lầu, bánh ướt thịt nướng, bánh bao, bánh bèo ….

– Nhà hàng, quán ăn gần nhà Tấn Ký 

Nhà hàng Faifo Xưa:
Một góc nhà hàng Faifo Xưa

Bỏ túi một số địa chỉ ăn uống nổi tiếng bật mí dưới đây:

  • Nhà hàng Vạn Lộc: số 27 Trần Phú, P.Minh An, Hội An
  • Nhà hàng Faifo Xưa: số 66 Nguyễn Thái Học, P.Minh An, Hội An
  • Nhà hàng Vĩnh Hưng:  1 Châu Thượng Văn, P.Minh An, Hội An
  • Nhà hàng Hồng Phúc: 43 – 45 Trần Hưng Đạo, P.Minh An, Hội An

– Các khách sạn nằm gần nhà cổ Tấn Ký 

Tuy phố cổ Hội An không lớn nhưng rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn, homestay giá rẻ phù hợp với nhiều khách du lịch. Nếu muốn lán lại đây lâu hơn, bạn có thể lựa chọn một điểm lưu trú.

The View Homestay Hoi An
The View Homestay Hoi An
  • River Suites Hoi An Hotel: 4 Nguyễn Du, Minh An, Hội An
  • Silkotel Hoi An:14 Hùng Vương, Cẩm Phổ, Hội An
  • Laluna Hoi An Riverside Hotel & Spa: 12 Nguyễn Du Minh An, Hội An
  • Volar de Faifo Villa: 132 Ngô Quyền, Minh An, Hội An
  • The View Homestay Hoi An: 28/6 Trần Hưng Đạo, Sơn Phong, Hội An

Theo kinh nghiệm du lịch Hội An, nếu bạn là người không thích ồn ào có thể lựa chọn các homestay, nhà nghỉ xa trung tâm. Vừa có mức giá rẻ hơn lại giúp bạn cảm nhận sự bình yên sau những ngày làm việc mệt mỏi.

– Những quán cà phê check in siêu đẹp gần nhà cổ Tấn Ký 

Có lẽ, giữa cái nắng nóng của Hội An thì bạn sẽ muốn vô ngay các quán cà phê Hội An. Phần để tránh nắng, phần để giải khát, ngoài ra, đây còn là những điểm check in siêu đẹp, siêu hot mà giới trẻ đang rất ưa chuộng.

Những quán cà phê check in siêu đẹp gần nhà cổ Tấn Ký 
Địa điểm check in không thể thiếu
  • Mót cà phê: 150 Trần Phú, P. Minh Anh, thành phố Hội An
  • Phin Coffee: 132/7 Trần Phú, TP. Hội An
  • 92 Station Restaurant & Café: 92 Trần Phú, P. Minh An, TP. Hội An
  • Faifo Coffee: Số 130 Trần Phú, P. Minh An, TP. Hội An

Kinh nghiệm tham quan nhà cổ Tấn Ký 

Đừng quên lưu lại những kinh nghiệm du lịch dưới đây để có chuyến đi hoàn hảo nhất.

Kinh nghiệm tham quan nhà cổ Tấn Ký 
Không nên chạm vào các vật phẩm trong căn nhà
  • Các hiện vật tại Tấn Ký đều có giá trị cao, dễ vỡ nên bạn đừng sờ vào chúng để tránh rơi vỡ. Nếu đi theo trẻ nhỏ nên theo dõi trẻ thường xuyên.
  • Do gia chủ của ngôi nhà vẫn sinh sống trên tầng cao. Du khách nên tế nhị để không làm ảnh hưởng tới chủ nhà.
  • Với đoàn khách từ 8 người sẽ được miễn phí thuyết minh. Nếu bạn cần thuê hướng dẫn viên có thể liên hệ.
  • Nên mặc trang phục tế nhị, nhã nhặn để thuận tiện khi di chuyển và đảm bảo nét tôn kính nơi đây.
  • Đừng quên ghé tới khu bán quà lưu niệm. Ở đây có cả một không gian trưng bày rất nhiều món đồ để du khách có thể mua về làm quà.

Gợi ý những địa điểm du lịch gần nhà cổ Tấn Ký 

Tuy là khu phố cổ nhỏ nhưng ở Hội An có rất nhiều điểm du lịch để bạn khám phá. Đặc biệt là các công trình lịch sử, biểu tượng của nét văn hóa Á Đông nơi đây.

++ Chùa Ông Hội An

Chùa Ông Hội An
Chùa Ông Hội An

Tới Hội An đừng quên khám phá nét độc đáo của ngôi chùa Ông còn gọi là Quan Công Miếu. Nơi đây được xây dựng nhằm thờ cúng, cầu mong cuộc sống bình an, làm ăn thuận lợi.

Chùa được xây dựng thế kỷ 17 tới nay nó vẫn lưu giữ được nét cổ kính. Kiến trúc đậm nét Trung Hoa đầy màu sắc, hoa văn chạm trổ tinh xảo.

++ Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An với những bức tường vàng rêu phủ

Với màu vàng phủ đầy rêu phong của thời gian, phố cổ Hội An cứ hấp dẫn mãi với mọi du khách. Chỉ với những bức tường vàng, mái nhà rêu phủ nhưng lại là điểm đến đầy mê hoặc, đem lại cảm giác bình tâm, thư thái. Chuyến du lịch Hội An sẽ thật thiếu sót nếu đã tham quan nhà cổ Tấn Ký mà bỏ quên khu phố cổ.

++ Hội quán Phúc Kiến 

Hội quán Phúc Kiến 
Hội quán Phúc Kiến

Cũng là một trong số những công trình kiến trúc nổi bật ở Hội An. Hội quán Phúc Kiến được xây dựng bởi những người gốc Hoa tới Hội An sinh sống, làm ăn. Đây là nơi gặp gỡ, giao lưu, thờ cúng để cầu mong mưa thuận gió hòa, cho một năm thắng lớn. Hội quán cũng là điểm check in không thể thiếu với những bạn trẻ yêu khám phá.

>> Tìm hiểu thêm Hội Quán Triều Châu Hội An – Kiến trúc Trung Hoa Giữa Phố Cổ

++ Hội quán Quảng Đông 

Hội quán Quảng Đông 
Hội quán Quảng Đông

Đây là một trong số những di tích quan trọng trong khu phố cổ Hội An. Hội quán Quảng Đông còn có tên là hội quán Quảng Triệu, là nơi thờ Quan Công thời Tam Quốc. Ông nổi danh là người can đảm, chính trực, trung nghĩa bảo vệ cái tốt. Người Hoa xây dựng hội quán để tưởng nhớ tới Quang Công và mong cho những đức tính của ông sẽ luôn tồn tại trong mỗi con người.

++ Chùa Cầu Hội An 

Chùa Cầu Hội An 
Check in Chùa Cầu đem lại những bức hình tuyệt đẹp

Chùa Cầu nằm bắc qua sông Hoài và trở thành điểm check in không thể thiếu khi tới Hội An. Ngôi chùa vừa độc đáo, đẹp mắt lại là nơi tâm linh của con người nơi đây. Chùa Cầu thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – Đây là một vị thần Đạo Giáo. Người dân Hội An tin rằng ông có thể bảo vệ họ qua những thiên tai, bão lũ.

>> Tìm hiểu ngay: Tìm hiểu về chùa Cầu Hội An | Biểu tượng đặc trưng của phố cổ

Hỏi đáp tìm hiểu về nhà cổ Tấn Ký

Giá vé tham quan và giờ mở cửa của nhà cổ Tấn Ký

Giá vé tham quan nhà cổ Tấn Ký ở Hội An là 35.000 VNĐ/người/lượt. Thời gian tham quan cho mỗi lượt là 20 phút. Đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi sẽ được vào tham quan miễn phí.

Nên đi nhà cổ Tấn Ký bằng phương tiện gì?

Bạn có thể di chuyển từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đến nhà cổ Tấn Ký bằng cách thuê xe ô tô riêng, di chuyển bằng taxi hoặc xe bus, hoặc đặt tour Hội An. Ngoài ra ở trung tâm thành phố Đà Nẵng có khá nhiều địa điểm thuê xe máy tự lái, bạn có thể xem thêm trong bài viết nhé.

Nhà cổ Tấn Ký như bảo tàng sống về một thời Việt Nam xa xưa. Ngôi nhà như để nhắc nhở mỗi người Việt ngày nay cần nỗ lực, cố gắng, phấn đấu trong cuộc sống. Bên cạnh đó cũng cần trau dồi đạo đức để trở thành những người tốt, người có ích. Có dịp tới Hội An hãy tới khu nhà cổ này để hiểu hơn về nơi đây.

XEM THÊM:

Thu – dulichsontra.com

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *