Nhà thờ Phủ Cam: “Châu Âu thu nhỏ” giữa lòng cố đô

Ngoài các lăng tẩm, cung đình, những ngôi chùa trầm mặc, cổ kính. Cố đô còn có nhiều nhà thờ nổi tiếng, một trong số đó có thể kể đến nhà thờ Phủ Cam Huế. Đi cùng năm tháng, trải qua biết bao đổi thay, nhà thờ này vẫn đứng vững chãi. Trở thành điểm tựa cho tâm hồn, địa chỉ sinh hoạt tâm linh của người dân. Cùng Sơn Trà Travel khám phá nhà thờ này nhé!

Giới thiệu về nhà thờ Phủ Cam Huế

Là một trong những công trình tôn giáo lớn và nổi tiếng ở Huế. Nhà thờ Phủ Cam bây giờ không chỉ là điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mà còn là điểm du lịch thu hút.

Địa chỉ giáo đường Phủ Cam

  • Địa chỉ: số 1, đường Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.

Giáo đường có địa thế nằm ngay trên ngọn đồi Phước Quả, phía bờ Nam của sông Hương. Đây là vị trí đắc địa, có khuôn viên rộng lớn cùng tầm nhìn cực thoáng đãng. Khuôn viên nhà thờ còn có các công trình của Tổng giáo phận Huế. Tất cả tạo nên bức tranh phong cảnh vừa trang nghiêm, cổ kính, vừa đẹp đến ngỡ ngàng.

Giáo đường có địa thế nằm ngay trên ngọn đồi Phước Quả
Giáo đường có địa thế nằm ngay trên ngọn đồi Phước Quả

Thà thờ Phủ Cam – “Trái tim” của Huế

Phủ Cam là một trong những nhà thờ nổi tiếng của mảnh đất kinh đô xưa. Nhà thờ có tuổi đời gần 400 năm, chứa đựng nhiều nét đẹp nổi bật, trường tồn cùng năm tháng.

Đây là công trình được đánh giá cao về nghệ thuật kiến trúc, giá trị lịch sử. Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu mà kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ để lại cho cố đô.

Bất kỳ du khách nào đặt chân đến đây đều cực kỳ ấn tượng.
Bất kỳ du khách nào đặt chân đến đây đều cực kỳ ấn tượng.

Lịch sử hình thành của nhà thờ Phủ Cam

Nhà thờ có rất nhiều cột mốc thời gian xây dựng và cải tạo:

Vào những năm 1682, đây là thuở ban sơ khi nhà thờ được dựng lên đơn giản bằng các vật liệu như: tre, nứa, mây. Nhà thờ khi ấy có địa chỉ tại Xóm Đá, liền kề bờ sông An Cựu. Tuy nhiên, năm 1698, sau nhiều sự kiện lịch sử, nhà thờ không còn ở vị trí này nữa.

Đến những năm 1900, nhà thờ được kiến thiết và xây dựng lại. Lúc này Phủ Cam có quy mô lớn hơn để có đáp ứng được số lượng giáo dân đến sinh hoạt ngày càng nhiều.

Tổng thể kiến trúc nhà thờ mang hơi hướng phong cách châu Âu
Tổng thể kiến trúc nhà thờ mang hơi hướng phong cách châu Âu

Nhà thờ tồn tại được khoảng 60 năm. Sau đó, do kiến trúc nhà thờ không còn phù hợp. Năm 1963, kiến trúc sư tài năng Ngô Viết Thụ đứng ra lập kế hoạch tái kiến thiết địa chỉ sinh hoạt tâm linh của giáo dân Huế này.

Nhà thờ được lên lịch trình xây dựng lại một cách cụ thể, rõ ràng theo từng mốc thời gian. Quá trình dựng lại nhà thờ mất nhiều công sức, thời gian, trải qua bao thăng trầm bởi nhiều yếu tố khách quan tác động. Cuối cùng, đến khoảng những năm 2000 – Sau gần 40 năm, giáo đường Phủ Cam mới chính thức hoàn thành.

>>> Tham khảo: Top 16 địa chỉ bán bánh lọc Huế mới nhất 2022 cực ngon ai ăn cũng “thèm”

Cách di chuyển đến nhà thờ Phủ Cam

Từ cuối những năm 2000, nhà thờ trở thành địa chỉ sinh hoạt tôn giáo của nhiều giáo dân xứ Huế. Đây cũng là giáo đường lớn, nổi tiếng nhất xứ kinh kỳ lúc bấy giờ.

Hướng dẫn di chuyển đến nhà thờ Phủ Cam

Nằm ngày trong trung tâm thành phố, bạn sẽ dễ dàng tìm được đường đến nhà thờ này. Theo kinh nghiệm của Sơn Trà Travel, cách di chuyển nhanh chóng nhất là đi theo đường Đống Đa.

Đến khi gặp Hai Bà Trưng thì rẽ phải. Tiếp đó, đi tới đường Phan Đình Phùng, rẽ trái vào đường Nguyễn Trường Tộ.

Nhà thờ nổi tiếng bậc nhất xứ Huế tọa lạc tại số 1, đường Đoàn Hữu Trưng
Nhà thờ nổi tiếng bậc nhất xứ Huế tọa lạc tại số 1, đường Đoàn Hữu Trưng

Tiếp tục đi thẳng. Đến khi gặp ngã ba Hàm Nghi – Đoàn Hữu Trưng thì rẽ phải. Bạn sẽ thấy thánh đường Phủ Cam Huế hiện ra trước tầm mắt cực uy nghi.

Phương tiện di chuyển đến nhà thờ

Nhà thờ nằm trên trục đường chính và gần trung tâm nên bạn có thể di chuyển đến đây bằng mọi loại phương tiện. Có thể đi ô tô, taxi, xe máy, xe đậm, thậm chí là xích lô.

Nếu đi với số lượng đông hoặc có người lớn, trẻ em, bạn nên chọn ô tô, taxi cho tiện, khoảng cách gần nên chi phí không mấy đâu. Còn muốn tự do hơn thì đi xe máy, sau khi check-in nhà thờ xong thì có thể vi vu khám phá thêm nhiều địa danh khác nữa.

>> Có thể bạn quan tâm: Các địa chỉ thuê xe máy Huế

Khoảng thời gian nào là lý tưởng nhất để khám phá nhà thờ Phủ Cam?

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, giáo đường Phủ Cam vẫn lưu giữ được vẻ đẹp uy nghi, cổ kính. Nhà thờ này còn khiến du khách có cảm tưởng như đang lạc vào khung cảnh trời Âu khi ghé thăm. Vậy khoảng thời gian nào là thích hợp nhất để thực hiện hành trình khám phá nhà thờ Phủ Cam?

Nhà thờ Phủ Cam
Mùa Hè là lý tưởng nhất để đi Huế

Theo kinh nghiệm du lịch Huế của Sơn Trà Travel, đáp án lý tưởng nhất cho mùa đi du lịch tại Huế chính là mùa khô từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Lúc này trời trong xanh, nắng đẹp cả ngày và ít có mưa. Bạn sẽ dễ dàng di chuyển và thoải mái check-in tại không gian bên ngoài nhà thờ mà không sợ mưa gió.

Mùa xuân ở Huế – Từ tháng 2 đến tháng 4 cũng là khoảng thời gian hợp lý để bạn đi du lịch đến đây. Tiết trời ấm áp, dễ chịu, kèm theo đó là những làn gió mang hơi lạnh se se, thêm chút mưa bụi cực lãng mạn. Bạn sẽ cảm nhận được thời tiết, bầu không khí và phong cảnh nên thơ của cố đô hài hòa cực “ngọt” với nhau.

Giờ hành lễ của nhà thờ Phủ Cam  

Trước khi lên lịch trình tham qua giáo đường Phủ Cam, hãy “update” thời gian hành lễ nhà thờ để chủ động cho chuyến đi. Đây là một trong những giáo đường lớn, nổi tiếng nhất xứ Huế. Phủ Cam thu hút đông đảo giáo dân và du khách ghé thăm mỗi năm.

Nhà thờ Phủ Cam Huế giúp tô điểm thêm cho diện mạo cảnh quan của thành phố
Nhà thờ Phủ Cam Huế giúp tô điểm thêm cho diện mạo cảnh quan của thành phố
  • Giờ lễ ngày thường tại giáo đường Phủ Cam: Từ 5 giờ 00  đến 18 giờ 00.
  • Lễ Chúa nhật ở giáo đường Phủ Cam: 5 giờ 30 –  8giờ 00 – 15 giờ 00 – 18 giờ 30.

Nét kiến trúc độc đáo của nhà thờ Phủ Cam Huế

+ Không gian bên ngoài nhà thờ

Kiến trúc công trình được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá. Phần đỉnh hướng về phía Nam, phần chân hướng về phía Bắc.

Mặt tiền nhà thờ bố cục gồm 3 phần: sảnh chính, thánh đường ở giữa và đôi tháp chuông cao vút hai bên. Nhà thờ Phủ Cam xây dựng chất liệu bê tông và cốt thép. Hệ thống kết cấu chịu lực chính là mấu chốt tạo nên nét độc đáo cho công trình này.

Bên cạnh những vật liệu chính là bê tông, cốt thép, giáo đường còn sử dụng các vật liệu như: Đá, gỗ, ngói đất nung cho phần nền, cột nhà và phần mái.

Kiến trúc công trình được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá
Kiến trúc công trình được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp kết cấu và kiến trúc, nội thất; Hình khối với đường nét, vật liệu một cách đầy nghệ thuật. Tất cả góp phần tạo nên nét đẹp hiện đại, khoáng đạt mà vẫn gần gũi của công trình.

Ngoài ra, khuôn viên nhà thờ Phủ Cam còn có hai ngọn tháp chuông cao 43.5m. Tổng mỗi tháp có 12 tầng. Phía trước sân đặt 2 pho tượng thánh Phêrô và thánh Phaolô bằng xi-măng trắng.

Hai pho tượng này được nghệ nhân Đinh Văn Lương (đến từ thành phố Hồ Chí Minh) đúc. Sau đó tượng được vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh ra Huế. Tượng đúc thành 3 đoạn, sau đó, được đổ xi-măng để ráp lại.

>> Tìm hiểu chi tiết về địa điểm Đại Nội Huế

+ Không gian bên trong giáo đường

Tham quan bên trong thánh đường, bạn sẽ mãn nhãn với hệ thống các cột đỡ, trụ mái. Các cột đỡ, trụ mái này thiết kế sát hai bên chân tường, uốn cong ấn tượng tạo thành hệ thống mái vòm mềm mại. Kiến trúc mô phỏng hình ảnh các giáo dân đang chắp tay cầu nguyện.

Giữa nhà thờ có kê những dãy ghế dài có thể chứa được 2500 - 3000 người
Giữa nhà thờ có kê những dãy ghế dài có thể chứa được 2500 – 3000 người

Tiền đường của thánh đường khiến người nhìn liên tưởng đến hình ảnh con rồng đang há miệng. Lòng nhà thờ có kiến trúc cổ điển, hình thánh giá Latin cộng với lòng căn hai cánh mở rộng. Giữa nhà thờ có kê những dãy ghế dài có thể chứa được 2500 – 3000 người đến dự lễ. Hai bên tường trang trí bằng những bức tranh khung gỗ, tái hiện cuộc đời của Chúa Giêsu.

Bàn thờ chính đặt sát vào phía cuối giáo đường, trên chiếc bệ cao đầy uy nghiêm. Cây thánh giá làm bằng gỗ thông già, đặt trên một vị trí cao hơn.

Công trình không được trang trí rườm rà, sặc sỡ như những nhà thờ cổ điển thông thường. Song, kiến trúc vẫn mang nét đẹp mềm mại, đầy nghệ thuật. Nếu bạn ấn tượng với vùng đất cố đô hãy tham khảo tour Huế từ Đà Nẵng để lên lịch trình cụ thể cho chuyến du lịch cố đô ngay từ bây giờ nhé!

Những trải nghiệm hấp dẫn dành cho du khách đến nhà thờ Phủ Cam

1. Khám phá không gian kiến trúc nhà thờ Phủ Cam

Qua nhiều lần xây dựng, tôn tạo, giáo đường Phủ Cam khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại. Nhờ phong cách kiến trúc đậm chất phương Tây cổ điển, kết hợp với kỹ thuật xây dựng chất lượng, công trình sở hữu nét đẹp khiến du khách ấn tượng.

Khung cảnh tựa trời Âu
Khung cảnh tựa trời Âu

Mặt chính nhà thờ có bố cục đăng đối. Ở giữa là thánh đường và khối sảnh. Hai bên là hai tháp chuông vươn cao. Vật liệu chính xây dựng nhà thờ chính là bê tông cốt thép. Chiều dài và chiều rộng của nhà thờ là 80m x 24m.

Nhìn tổng thể, giáo đường Phủ Cam với đỉnh vươn thẳng lên trời, vừa uy nghi nhưng cũng rất thanh thoát nhẹ nhàng và đầy tính nghệ thuật.

2. “Check-in” tại không gian “trời Âu thu nhỏ”

Tham quan nhà thờ Phủ Cam, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc giữa trời Âu nhờ kiến trúc đậm nét Phương Tây với mặt bằng hình thánh giá đặc trưng.

Nơi đây còn được trang trí theo chuẩn phong cách nhà thờ Công Giáo. Đồng thời, dưới bàn tay và sự tinh tế của kiến trúc sư tài hoa Ngô Viết Thụ – Người từng thiết kế Dinh Độc Lập nổi tiếng, nhà thờ được thổi vào triết lý phong thủy phương Đông.

Đến đây, bạn sẽ tha hồ “pose” hình tại “mặt tiền” xuất sắc của thánh đường
Đến đây, bạn sẽ tha hồ “pose” hình tại “mặt tiền” xuất sắc của thánh đường

Đến đây, bạn sẽ tha hồ “pose” hình tại “mặt tiền” xuất sắc của thánh đường Phủ Cam. Chưa hết, “background” tháp chuông vươn cao vút, nổi bật giữa nền trời Huế xanh ngắt cũng rất độc đáo. Bên trong nhà thờ với kiến trúc vòm, dung hợp giữa hai yếu tố Đông – Tây cũng là tuyệt tác kiến trúc giúp bạn có nhiều góc check-in cực phẩm.

3. Đi lễ nhà thờ, nghe giảng Kinh

Nhà thờ Phủ Cam từ lâu đã trở thành địa chỉ sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng quen thuộc của nhiều người dân xứ Huế. Bên trong thánh đường rộng lớn có sức chứa đến 2500 – 3000 người dự lễ, cầu nguyện. Các con chiên có thể đến đây để lắng nghe linh mục giảng kinh, cầu nguyện.

Từ cuối những năm 2000, nhà thờ trở thành địa chỉ sinh hoạt tôn giáo của nhiều giáo dân xứ Huế
Từ cuối những năm 2000, nhà thờ trở thành địa chỉ sinh hoạt tôn giáo của nhiều giáo dân xứ Huế

Đến tham quan nhà thờ Phủ Cam Huế ăn món gì ngon, ở đâu?

Sẽ thiếu trọn vẹn nếu đã tới Phủ Cam mà không “lê la” các quán ăn quanh đó để thưởng thức đặc sản Huế. Rất nhiều món cho bạn lựa chọn

– Bánh xèo Kim Chung

  • Địa chỉ: 03 Hàm Nghi, P. Phước Vĩnh, TP Huế

Cũng như các tỉnh miền Trung khác, bánh xèo là một loại bánh khá nổi tiếng của người Huế. Nhưng bạn đừng nhầm lẫn bánh xèo với bánh khoái nhé. Bánh xèo to hơn và được đổ mỏng hơn. Nhân bánh gồm tôm, thịt, giá đổ, hành lá. Ăn kèm với rau sống, xoài, dưa và chấm nước mắm chua ngọt.

Ăn gì khi tới tham quan nhà thờ Phủ Cam
Thưởng thức chiếc bánh xèo vàng rụm đố ai mà không mê.

Để ăn bánh xèo, bạn có thể ghé quán Kim Chung gần nhà thờ Phủ Cam. Quán này khá đông khách, bánh xèo vàng và giòn rụm, nước lèo chầm cực ngon. Quán tuy không quá rộng nhưng sạch sẽ.

– Bún mắm, bún thịt nướng Hương

  • Địa chỉ: 35 Nguyễn Trường Tộ, P. Phước Vĩnh, TP Huế

Đến du lịch Huế bạn cũng nên thử món bún mắm, bún thịt nướng. Món này được bán khắp nơi trên đất Huế, trong đó có quán Hương trên đường Nguyễn Trường Tộ.

Ăn gì khi tới tham quan nhà thờ Phủ Cam
Tuy chỉ là quán vìa hè nhưng món bún thịt nướng ở đây rất ngon.

Tuy là quán vỉa hè nhưng được nhiều người yêu thích bởi chất lượng ngon tuyệt, nhất là món bún thịt nướng. Một tô bún đầy ắp mà giá rất phải chăng. Thịt nướng được ướp gia vị đậm đà. Chan cùng nước lèo sền sệt và rau sống tạo nên một món ăn khó quên.

– Cơm chiên Ku Bôn

  • Địa chỉ: 12 Đoàn Hữu Trưng, Tổ 16, P. Phước Vĩnh, TP Huế

Nếu bạn muốn ăn cơm mà không phải bánh xéo, bún mắm,… thì có thể ăn cơm chiêm. Nằm cách nhà thờ Phú Cam. Quán này nằm ngay khúc cua ngã 3, có thể đâu ô tô được. Không gian hơi nhỏ một xíu nhưng vẫn không đến nổi.

Ăn gì khi tới tham quan nhà thờ Phủ Cam
Đến Huế, bạn có thể ăn thử cơm chiên Ku Bôn xem nhé.

Quan trọng là cơm chiên ở đây rấtngon, một suất đầy ú ụ mà giá chỉ có 25 cành. Đặc biệt nhất là có phần nước sốt đi kèm cực vừa miệng. Một lựa chọn lý tưởng cho ai muốn vừa ăn no vừa ngon.

– Bánh cuốn thịt heo Hek-sa

  • Địa chỉ: Kiệt 176 Phan Chu Trinh, P.Phước Vinh, TP.Huế

Quán bánh cuốn thịt heo Hek-sa cũng là một lựa chọn ăn uống tuyệt vời dành cho du khách. Thịt heo được cắt lát rất đẹp, phục vụ kèm với rau sống, chua ngọt, xoài thái miếng. Khi ăn sẽ cuốn những nguyên liệu này trong bánh tráng và chấm nước lèo.

Ăn gì khi tới tham quan nhà thờ Phủ Cam
Bánh cuốn thịt heo ở đây ngon mà giá cũng rẻ.

Nước lèo chấm bánh cuốn được thực khách đánh giá siêu ngon. Quán có 2 loại: thịt quay và thịt luộc cho bạn lựa chọn. Đồ ăn ngon mà giá cả “mềm” nên quán lúc nào cũng đông khách.

Ngoài ra, ẩm thực Huế còn vô vàn món khác đáng thử. Nào là bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ít ram, bánh ép, bún bò Huế, cơm hến, bún hến, chè Huế,… Bạn chỉ cần dạo quanh một vòng khu vực nhà thờ Phú Cam hoặc gần khu vực trung tâm sẽ thấy có rất nhiều quán bán.

Gợi ý các địa điểm lưu trú gần nhà thờ Phủ Cam

Tuy tọa lạc trên một ngọn đồi nhưng vị trí này lại rất gần trung tâm. Do đó lưu trú gần khu vực này cũng là một lựa chọn được nhiều du khách yêu thích. Nếu bạn muốn tìm chỗ nghĩ gần nhà thờ, có thể tham khảo các gợi ý sau:

Thiên Phú Hotel

Lựa chọn khách sạn Thiên Phú, bạn có thể đi bộ tới nhà thờ Phủ Cam và di chuyển vài phút là tới các địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế.

Khách sạn gần nhà thờ Phủ Cam
Bạn có thể chọn khách sạn Thiên Phú để nghỉ qua đêm.

Bên cạnh vị tí thuận lợi, khách sạn này còn sở hữu nhiều ưu điểm như: phòng ốc hiện đại, sạch sẽ, có view hướng thẳng ra thành phố; nhà hàng sang trọng với nhiều món ăn hấp dẫn; cung cấp nhiều tiện nghi, dịch vụ. Đặc biệt là giá phòng cực kỳ hợp lý nên được nhiều người yêu thích.

  • Địa chỉ: 39 Nguyễn Trường Tộ, phường Phước Vinh, TP HUế
  • Điện thoại: 0943 333 333

Le Domaine De Cocodo Huế

Chỉ cách nhà thờ Phủ Cam chừng 300m, Le Domaine De Cocodo chính là gợi ý lưu trú tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Đây là một biệt thư hiện đại, ngoài các phòng nghỉ có cửa sở, ban công thoáng mát. Thì còn mang đến cho du khách một loạt các tiện nghi.

Khách sạn gần nhà thờ Phủ Cam
Bạn muốn trải nghiệm sự tiện nghi, sang trọng thì có thể chọn Le Domaine De Cocodo.

Đó là bể bơi ngoài trời cho du khách thỏa sức ngâm mình trong dòng nước mát lạnh. Là không gian ẩm thực đa dạng. Bên cạnh đó, phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo cũng sẽ khiến bạn ấn tượng mãi không thôi.

  • Địa chỉ: 53 Hàm Nghi, phường Phước Vĩnh, TP Huế
  • Điện thoại: 0234 3938 446

EMT Homestay Hue

Cũng nằm trên con đường Nguyễn Trường Tộ, từ đây đến nhà thờ Phủ Cam chỉ mất chừng hơn 300m. Bạn có thể nhìn thấy nhà thờ từ cửa sổ phòng của homestay.

Khách sạn gần nhà thờ Phủ Cam
View phòng có thể nhìn ra nhà thờ.

Với không gian sạch sẽ, hiện đại, hệ thống phòng đa dạng. Tuy nhỏ nhưng khá thoáng mát, nhân viên nhiệt tình và nhất là giá rẻ. Vì thế, hầu như ai chọn EMT Homestay đều cảm thấy hài lònng.

  • Địa chỉ: 33 Nguyễn Trường Tô, phường Phước Vĩnh, TP Huế
  • Điện thoại: 0932 464 111

Tổng hợp những hình ảnh nhà thờ Phủ Cam đẹp

Hầu như du khách ai khi đến đây đều chụp lại vài ba tấm hình kỷ niệm với công trình này, nhất là các bạn trẻ. Với kiểu kiến trúc độc đáo, nét trầm mặc đậm chất châu Âu, đảm bảo bạn sẽ có những bức hình cực chất.

Nhà thờ Phủ Cam
Khuôn viên nhà thờ khá rộng rãi.
Nhà thờ Phủ Cam
Nét kiến trúc ấn tượng bên trong của nhà thờ Phủ Cam.
Nhà thờ Phủ Cam
Du khách ai tới đây cũng chụp hình kỷ niệm.
Nhà thờ Phủ Cam
Các cặp đôi cũng chọn đây là địa điểm chụp hình cưới
Nhà thờ Phủ Cam
Đừng quên sống ảo một tấm trước khi về nhé

Ngoài nhà thờ Phủ Cam, Huế còn có những nhà thờ nổi tiếng nào?

Cùng với thánh đường Phủ Cam, cố đô Huế còn có nhiều ngôi nhà thờ khác đẹp và nổi tiếng không kém về quy mô, kiến trúc. Cùng Dulichsontra.com khá phá những nhà thờ đặc biệt này nhé!

1. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế còn có tên gọi khác là nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tiền thân của công trình này là một nguyện đường nhỏ của các tu sĩ thuộc Cộng đoàn tu viện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Huế, tạo lập vào năm 1933.

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế có kiến trúc tổng hòa giữa Đông và Tây. Bên ngoài mang phong cách nhà thờ cổ điển châu Âu chính hiệu.

Đồng thời, nhà thờ vẫn có sự ảnh hưởng của kiến trúc Á Đông. Điều này thể hiện rõ nhất ở phần tháp chuông. Nhà thờ có tháp chuông hình bát giác với mái giật mang phong cách đặc trưng của chùa truyền thống Việt Nam.

3. Giáo xứ Bến Ngự

  • Địa chỉ: Số 67 đường Phan Đình Phùng, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế.

Giáo xứ Bến Ngự còn gọi là giáo xứ thánh Giuse Nhà chung. Năm 1975, giáo xứ này được hình thành. Đây là hậu thân của giáo xứ Bình Linh.

Giáo xứ Bến Ngự còn gọi là giáo xứ thánh Giuse Nhà chung.
Giáo xứ Bến Ngự còn gọi là giáo xứ thánh Giuse Nhà chung.

Trước năm 1975, giáo xứ này do cha Raphael Bửu Hiệp làm quản xứ kiêm tuyên úy dòng La San và trường Bình Linh (Pellerin). Đến năm 2006, giáo xứ thánh Giuse Nhà Chung đổi tên thành Giáo xứ Bến Ngự.

4. Nhà thờ Giáo xứ Đốc Sơ

  • Giáo xứ Đốc Sơ tọa lạc tại phường Hương Sơ, thành phố Huế.

Đây cũng là một trong những nhà thờ lớn của cố đô. Nơi đây là địa chỉ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân địa phương. Đồng thời, với nét đẹp kiến trúc nổi bật, giáo xứ Đốc Sơ dần được nhiều du khách biết đến và dừng chân tham quan.

Nhà thờ Giáo xứ Đốc Sơ
Nhà thờ Giáo xứ Đốc Sơ

5. Nhà thờ Giáo xứ Gia Hội

  • Địa chỉ: Số 10 đường Tô Hiến Thành, phường Phú Cát, thành phố Huế.

Nhà thờ cuối cùng ở cố đô mà Sơn Trà Travel muốn giới thiệu đến các bạn là nhà thờ Giáo xứ Gia Hội. Đây cũng một trong những công trình kiến trúc tuyệt đẹp của Huế. Nhà thờ Giáo xứ Gia Hội giúp tô điểm thêm cho diện mạo cảnh quan của thành phố.

hà thờ Giáo xứ Gia Hội giúp tô điểm thêm cho diện mạo cảnh quan của thành phố.
hà thờ Giáo xứ Gia Hội giúp tô điểm thêm cho diện mạo cảnh quan của thành phố.

Đồng thời nơi đây còn trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho các tín đồ du lịch yêu thích các công trình kiến trúc đẹp. Những người dân mộ đạo cũng thường tập trung đến nhà thờ để hành lễ.

>> Tham khảo: Top 12 quán bánh khoái Huế ngon – Trải nghiệm hoàn hảo cho ngày mùa đông

Những kinh nghiệm cần nhớ khi  check in nhà thờ Phủ Cam

Nhà thánh Phủ Cam xứ Huế ngày càng trở thành địa điểm check-in “hot” của giới trẻ, du khách đến với cố đô. Khi tham quan địa điểm du lịch tôn giáo này, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Đọc kỹ nội quy dành cho du khách trước khi vào tham quan nhà thờ Phủ Cam. Đọc nội quy và thực hiện đúng, là bạn đang thể hiện sự lịch sự, tôn kính ở chốn tâm linh.
  • Vị trí “đáng đồng tiền bát gạo” nhất để có được những tấm hình “vạn người mê” là ở phía bên ngoài nhà thờ. Ngoài ra, còn có lối cầu thang đi lên thánh đường chính và  bên trong thánh đường.
  • Khi chụp hình, một tips rất hay là hãy chụp góc rộng. Chú ý hướng góc máy lên trên để thu được toàn bộ chiều cao, quang cảnh tổng thể của nhà thờ.
Vào những ngày lễ lớn, nhà thờ tập trung khá đông người
Vào những ngày lễ lớn, nhà thờ tập trung khá đông người
  • Trang phục thích hợp là những bộ cánh kín đáo, lịch sự nhưng có màu sắc nổi bật. “Bí kíp” này sẽ giúp bạn có được những tấm hình ấn tượng.
  • Vào những ngày lễ lớn, nhà thờ tập trung khá đông người. Vì vậy nếu ghé thăm nhà thờ Phủ Cam thời gian này, chú ý bảo quản tư trang cá nhân. Bạn có thể chọn khung giờ buổi sáng sớm hoặc gần trưa.
  • Khi đến nhà thờ, du khách chú ý giữ gìn vệ sinh chung và cảnh đẹp trong khuôn viên điểm du lịch. Không được xả rác bừa bãi.
  • Nhà thờ là nơi bạn nên sử dụng thời gian để nhìn ngắm, tiếp thu những thứ mình nhìn thấy. Do đó, không nên vội vã và xô đẩy, chen lấn.

>>> Tham khảo: Dầu tràm Huế – Công dụng, chủng loại và bí quyết chọn mua đúng chuẩn

Là công trình kiến trúc tuyệt đẹp của mảnh đất kinh đô xưa, nhà thờ Phủ Cam Huế giúp tô điểm thêm cho diện mạo cảnh quan của thành phố. Không những vậy, nơi đây còn trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho các du khách yêu thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa và các công trình kiến trúc đẹp.

XEM THÊM:

Theo Ngân Hà – Dulichsontra.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *