Giới thiệu Nón Huế sản phẩm nổi tiếng của vùng đất cố đô

Chiếc Nón Huế chính là một sản phẩm truyền thống, gắn liền với cuộc sống của người dân xứ cố đô. Đây không chỉ là một sản phẩm nổi bật trong truyền thống mà còn mang một vẻ đẹp của người con gái xứ Huế. Khi đi du lịch Huế bạn có thể lựa chọn mua những chiếc nón bài thơ về làm quà cho mẹ, bà, người yêu cũng rất tuyệt vời nhé.

Nguồn gốc của nón Huế ở đâu?

Chiếc nón Huế có nguồn gốc từ làng Tây Hồ – xã Phú Hồ – huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế. Đây là một nghề truyền thống ở ngôi làng này từ hằng trăm năm trước đây. Có thể nói sự ra đời của chiếc nón lá là một sự tình cờ. Vào năm 1960 ông Bùi Quang Bặc là một nghệ nhân có ý tưởng làm ra những chiếc nón lá. Ông đã ép những câu thơ lên trên hai mặt của nón lá để tăng thêm nét đẹp của chiếc nón Huế.

Nguồn gốc của nón Huế ở đâu?
Chiếc nón Huế ra đời từ mấy chục năm về trước nhưng vẫn giữ cho mình nét độc đáo

Chính từ lúc đó khu làng nghề này được lưu giữ cách làm nón vô cùng công phu, tỉ mỉ và đặc biệt trên những chiếc nón là những câu thơ hay nói về sông nước, đất nước Việt Nam. Chiếc nón lá Huế ngày này đã xuất hiện rất nhiều trên thị trường và trở thành một biểu tượng, sản phẩm truyền thống được lưu giữ trên mảnh đất cố đô.

Tại sao người ta gọi là chiếc nón Huế bài thơ?

Chiếc nón Huế là một trong những sản phẩm rất đặc biệt nó gắn liền với người phụ nữ Huế. Một tên gọi khác đó là chiếc nón bài thơ bởi đặc điểm của chiếc nón này là khi bạn soi dưới ánh sáng bạn sẽ thấy được những bài thơ, hoa văn rất tinh tế, khéo léo.

Tại sao người ta gọi là chiếc nón Huế bài thơ?
Nét đặc sắc trên chiếc nón lá bài thơ Huế

Đặc trưng của chiếc nón này là dáng nón rất mềm mại, thanh tao. Nón có màu trắng sáng của lá và thêm nhiều màu của những đường nét hoa văn. Đây là một tác phẩm nghệ thuật mà chỉ khi bạn đế Huế mới có thể cẩm trên tay được một chiếc nón đặc biệt này.

Chiếc nón Huế tạo ra thương hiệu

Những chiếc nón lá được làm ra không giống như những chiếc nón của nhiều địa phương khác. Tùy vào phong tục tập quán của mỗi nơi mà phần lá nón được làm từ những loại lá khách nhau. Tuy nhiên ở Huế chiếc nón lá được hái từ Nam Đông, những chiếc lá được chọn lọc dài, phần bẻ lá mỏng, mền.

Chiếc nón Huế tạo ra thương hiệu
Những chiếc lá làm nón đã làm nên nét nổi bật của chiếc nón Huế

Phần lá nón được lấy là những búp lá non chưa xòe ra dài trên 40cm. Kể cả quy trình để tạo ra một chiếc nón Huế cũng rất khác biệt và làm nên một thương hiệu nhất định khi nói đến xứ cố đô

Nón Huế – Vẻ đẹp gắn liền với người con gái xứ cố đô

Nón lá bài thơ Huế là một trong những món đồ lưu niệm được du khách tìm mua về làm quà khi đến với xứ cố đô. Để làm thêm nét nổi bật của chiếc nón Huế các nghệ nhân đã ép thêm những bức tranh về các địa điểm nổ tiếng lên như cầu Tràng Tiền, núi Ngự, sông Hương,…

Nón Huế - Vẻ đẹp gắn liền với người con gái xứ cố đô
Vẻ đẹp của người con gái xứ Huế

Hình ảnh người con gái dịu dàng với chiếc nón Huế trên tay đã trở thành một vẻ đẹp riêng ở Huế. Chỉ cần nhắc đến chiếc nón lá thì người ta đã nghĩ ngay đến xứ cố đô đầy thơ mộng và hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài truyền thống thật đẹp biết bao

Hướng dẫn cách làm nón lá bài thơ Huế

Ở Huế ngày nay đã xuất hiện rất nhiều làng nghề làm ra những chiếc nón điển hình như: làng La Ỷ, làng Đồng Di, làng Nam Phổ, làng Phủ Cam,… Khi nhìn một chiếc nón lá bạn sẽ thấy rất đơn giản, thanh mảnh tuy nhiên để làm ra một sản phẩm tuyệt vời thì không hề đơn giản. Để có thể hoàn thiện được một chiếc nón bạn sẽ thực hiện 3 công đoạn chính là:

  • Tạo khung và vành: Điều này rất đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, tỉ mỉ, khéo tay. Khung được làm từ 12 thanh gỗ vát mảnh, chụm lại với nhau ở phần đỉnh, phía dưới thì được tản ra đều nhau. Phần vành nón được làm từ phần thân của cây lồ ô
  • Xử lý phần lá nón: Sau khi đi rừng hái những chiếc lá nón về thì mình sẽ chọn lọc và đem đi sấy. Phần lá nón phải được đảm bảo là chín đều, giữ được sắc xanh nhẹ có độ khô vừa phải. Sau đó thì các nghệ nhân sẽ tiến hành tạo các được nét hoa văn trên bề mặt nón
  • Khâu nón: Bước hoàn thiện đó chính là khâu nón, bạn khâu từ trên đỉnh xuống phần vành cứ 1cm là khâu 3 mũi. Vành cuối cùng sẽ được dùng cước màu trắng để khâu các mũi kim sẽ cách nhau 2cm
Hướng dẫn cách làm nón Huế
Để làm nên một chiếc nón đòi hỏi bạn phải rất tỉ mỉ, khéo léo

Nên mua nón Huế ở đâu?

Khi đến du lịch Huế, du khách có thể đến trực tiếp các khu làng nghề làm nón để mua nón lá bài thơ Huế từ các nghệ nhân với mức giá sieu bình dân. Ngoài ra những chiếc nón lá còn được bán rất nhiều khu chơ như chợ Đông Ba, chợ nón,… Du khách có thể mua những chiếc nón Huế này về làm quà sau chuyến đi du lịch của mình thì rất tuyệt vời.

Chiếc nón Huế gắn liền với một hình ảnh rất nhẹ nhàng của người con gái Huế nói riêng và người phụ nữ việt Nam nói chung. Mang lên mình một chiếc áo dài kèm với chiếc nón lá chắc hẳn bạn sẽ lưu lại những kỉ niệm khó quên khi đến đây. Chúc các bạn có những chuyến đi trải nghiệm thật thú vị nhé.

XEM THÊM:

4.8/5 - (16 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *